Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh phong

Thứ tư, 09:10 18/07/2018 | Y tế

GiadinhNet - Biết được những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh phong, không những giúp bạn phòng tránh mà còn kịp thời đến cơ sở y tế để có phương án chữa trị.

Bệnh phong được ghi nhận đã xuất hiện từ lâu trên khắp thế giới, bệnh xuất hiện do một loại vi trùng gây nhiễm trùng, hủy hoại các dây thần kinh ngoại biên, làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.

Theo quan niệm ngày xưa, 4 bệnh được cho là vô phương cứu chữa, gọi là tứ chứng nan y “phong, lao, cổ, lại” là bệnh phong cùi, bệnh lao, bệnh xơ gan cổ trướng và các loại bệnh ung thư. Trong đó, bệnh phong là loại bệnh bị người đời ghê sợ nhất vì những sự tàn phá, lở loét, biến dạng, cùi cụt trên cơ thể người bệnh.

Trong quá khứ đã có thời gian dài người mắc bệnh phong bị mọi người kỳ thị, xa lánh, xua đuổi. Chính vì thế những người bệnh phong tụ họp lại với nhau thành ra những "làng cùi” tự phát, che chở đùm bọc nhau để sống qua ngày và gần như hoàn toàn biệt lập với cộng đồng và cả người thân thích.

Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.

Bệnh phong thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Bệnh phong có khá nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó, Bệnh có hai dạng thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ hai dạng này, bệnh còn chia ra nhiều thể khác nhau.

Theo đó, cả hai dạng trên đều gây tổn thương da nhưng phong u được cho là có ảnh hưởng nặng nề hơn do cấu tạo u ngoài da làm cho bệnh nhân có hình dạng méo mó, dị dạng.

Các dạng bệnh phong thường gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên, gây mất cảm giác ngoài da và liệt các cơ từ từ. Từ đó, bệnh nhân sẽ mất dần các bàn tay, bàn chân, bị bệnh.

Bệnh phong thường xuất hiện tại các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt.

Bệnh phong là bà bệnh gây tàn tật, di chứng trầm trọng, lại có thể lây nên ai cũng sợ hãi. Ảnh minh họa

Bệnh phong là bà bệnh gây tàn tật, di chứng trầm trọng, lại có thể lây nên ai cũng sợ hãi. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây bệnh phong

Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.

Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lâu ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng...) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Có nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh.

Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Một vài loại vi khuẩn sinh sôi trong thời gian vài phút thì vi khuẩn Hansen chỉ sinh sản một lần trong hai tuần lễ. Do đó bệnh xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm, có khi cả mươi năm. Tới lúc bệnh lộ diện thì cơ thể đã đầy rẫy những vi khuẩn.

Biểu hiện của bệnh phong

Những dấu hiệu bệnh phong rõ và sớm nhất mà người bệnh thường gặp là:

- Trên cơ thể (ở vị trí bất kì) xuất hiện một vùng da khác màu. Vùng da này sẽ giảm hoặc mất cảm giác (bạn hãy thử kiểm tra bằng cách dùng kim châm nhẹ lên vùng da nghi ngờ và một vùng da bình thường để kiểm chứng cảm giác).

- Đặc điểm để nhận biết là một vùng da khác màu, không đau, không ngứa, bằng phẳng hoặc nhô cao, có thể nhạt màu hoặc hơi đỏ hay màu đồng.

- Một số dấu hiệu của bệnh phong khác như những nốt cùng màu da hoặc hơi đỏ, hoặc mảng da dày, bóng mọng, lan tỏa mà không kèm mất cảm giác.

Trên đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh phong. Nếu được phát hiện muộn và không có biện pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:

- Vì da không còn cảm giác nên người bệnh thường hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà họ không biết. Rồi vết thương bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương hủy hoại, ngón tay ngón chân ngắn lại. Do đó, xưa kia, có người cho rằng bị phong thì ngón tay ngón chân rụng dần.

- Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được.

- Bàn chân thủng loét và nhiễm độc.

- Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù lòa.

- Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng, đưa đến vô sinh nam.

- Lông mày, lông mi rụng nhưng tóc toàn vẹn.

Chính những biến chứng này là nguyên nhân đưa tới tàn tật cho bệnh nhân.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 1 ngày trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 1 ngày trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 2 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 4 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Top