Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ tàn phế khi lạm dụng cao dán trị nhức khớp

Chủ nhật, 07:55 08/04/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đau khớp là tình trạng hay gặp khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều người đã lạm dụng các loại cao dán vì nghĩ rằng chi phí rẻ mà không phải đi điều trị bệnh. Vậy nhưng, đã có trường hợp dùng cao dán suýt không thể đi lại được khi đến viện muộn.


Người đau khớp rất cần vận động để tránh các khớp cứng dần, dính khớp và teo cơ nhưng cần lưu ý tránh các vận động cường độ nặng và tốc độ nhanh. Ảnh: T.G

Người đau khớp rất cần vận động để tránh các khớp cứng dần, dính khớp và teo cơ nhưng cần lưu ý tránh các vận động cường độ nặng và tốc độ nhanh. Ảnh: T.G

Cứng khớp vì dán cao khi đau mỏi

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thoa (ở Hải Dương) bị đau mỏi khớp gối, hay có cảm giác tê bì, khó đi lại mỗi khi thức dậy. Để cắt cơn đau, bà thường tự mua thuốc giảm đau và dán các loại cao nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần chứ không dứt hẳn. Cách đây hơn tháng, những cơn đau khớp trầm trọng hơn khiến bà không thể đi đứng, phải nghỉ luôn việc buôn bán ở nhà. Đến viện khám, bà mới biết mình bị cứng khớp. Sau một quá trình điều trị cùng với áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, việc đi lại của bà mới tốt lên.

Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (Bệnh viện Quân đội 103), đau khớp có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể người. Hiện nhiều người khi thấy các cơn đau cơ khớp xuất hiện thường tìm kiếm các sản phẩm nhận thấy giúp giảm đau nhanh để chữa trị vì nghĩ “cứ hết đau nghĩa là khỏi bệnh”. Nhưng đây là điều sai lầm. Tuy việc sử dụng cao dán khi đau khớp, mỏi khớp tốt nhưng chỉ làm giảm đau tạm thời. Hơn nữa nếu không kết hợp vận động dễ gây biến chứng.

Viêm khớp, thoái hóa khớp không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, khả năng đáp ứng điều trị thuốc kém hơn so với lúc vừa mới mắc bệnh, dẫn đến việc phục hồi chức năng khớp gặp nhiều khó khăn. Người bệnh cần tìm đến cơ sở uy tín để khám và điều trị chính xác tránh dẫn tới biến chứng như cứng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế khi điều trị không đúng. Việc điều trị bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ một cách triệt để thì mới hy vọng ngăn chặn mức độ tiến triển bệnh.

BS Nguyễn Văn Phú (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cũng cho rằng, hiện đa số các loại cao dán hay thuốc xịt ngoài da đều có thành phần của nhóm thuốc kháng sinh giảm đau thấm vào các mô, cơ để làm giảm quá trình viêm và đau. Cao dán chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng bên ngoài. Trong trường hợp đau khớp có viêm, có triệu chứng nhiễm trùng như sưng, đỏ, nóng tuyệt đối không chườm nóng, không bôi, xoa thuốc gây nóng như các loại cao dán, dầu cao, thuốc bôi giảm đau có tác dụng làm nóng… sẽ làm tăng cơn đau do kích thích tình trạng viêm.

Vận động đúng cách

Người đau khớp thường có xu hướng lười vận động và chỉ muốn nằm nghỉ do luôn cảm thấy đau mỏi bất cứ khi nào vận động. Tuy nhiên, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, trong bệnh khớp lại rất cần vận động để tránh các khớp cứng dần, dính khớp và teo cơ, giảm vận động nhưng cần lưu ý tránh các vận động cường độ nặng và tốc độ nhanh.

Với người bị bệnh khớp hay nhiều nguy cơ bệnh khớp, việc lựa chọn môn thể thao cũng cần lưu ý. Trước khi tham gia một hay một số môn cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để lên được một chương trình tập luyện phù hợp. Trong khi tập luyện phải luôn có ý thức và chủ động kiểm soát trọng lượng cơ thể bởi sự thừa cân sẽ tạo ra áp lực và hệ lụy tiêu cực cho các khớp. Hơn nữa, trong các bài tập phải luôn làm ấm các khớp bị viêm, khởi động kỹ lưỡng với các động tác nhẹ nhàng.

Những bệnh viêm khớp nói chung khi đang viêm, sưng, tấy nên cố định khớp ở tư thế cơ năng (bàn tay hơi nắm, khuỷu tay gấp 90 độ, gối duỗi thẳng); khi đã bớt sưng thì kết hợp với xoa bóp, vật lý trị liệu... dưới sự hướng dẫn của các thầy thuốc phục hồi chức năng. Với những người thoái hóa khớp gối, háng nên tập các động tác với tư thế đứng tại chỗ, đạp xe đạp cố định, tập yoga, thái cực quyền.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường là đối tượng thường hay gặp phải tình trạng nhức mỏi khớp, tê bì chân. Mọi người cần lưu ý đến việc vận động. Bạn có thể thực hiện động tác đơn giản áp dụng bài “Đứng trên một chân” bằng cách đầu tiên đứng bằng hai chân, sau đó từ từ nâng một chân lên khỏi mặt đất và cố gắng đứng thăng bằng trên chân còn lại trong vòng 30 giây rồi đổi chân. Tiếp tục thực hiện động tác từ 10-15 phút mỗi ngày ở bất kỳ nơi đâu. Bài tập này sẽ giúp rèn luyện khả năng thăng bằng cơ thể, phòng và cải thiện tình trạng tê buồn ở chân. Ngoài ra, đi bộ bằng đầu ngón chân hoặc gót chân mỗi ngày 10-15 phút mỗi ngày cũng giúp máu lưu thông đến các ngón chân và gót chân tốt hơn. Bạn có thể bám vào người thân hoặc điểm tựa chắc chắn để thực hiện.

Để phòng bệnh cơ xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần thực hiện chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, lao động hợp lý. Chẳng hạn, khi ngồi máy tính nhiều, phải tập các động tác cổ, ngửa, nghiêng, quay, ngồi phải thẳng lưng, đôi khi phải đứng dậy đi lại vận động để làm dịch khớp lưu thông, tránh hiện tượng quánh dịch khớp gây đau khớp. Đồng thời, giúp kích thích sản xuất các thành phần khác trong ổ khớp như axit hyaluronic, glucosamin.

Mọi người nên bổ sung chất dinh dưỡng cho khớp từ sớm để tránh thoái hóa khớp tiến triển. Người mắc bệnh khớp cần dùng thuốc bổ sung các thành phần trong ổ khớp như collagen, axit hyaluronic, glucosamin và một số yếu tố vi lượng khác. Khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Các biện pháp vật lý trị liệu rất hữu ích trong điều trị đau mỏi khớp, thoái hóa khớp như điều trị bằng nhiệt nóng, bức xạ hồng ngoại, sóng điện từ trường cao tần (sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng), tắm bùn khoáng, nước khoáng nóng… có tác dụng giảm đau, duy trì dinh dưỡng mô mềm cạnh khớp, điều chỉnh tư thế. Các bài tập thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp chỉ nên thực hiện khi chưa có tổn thương khớp trên X quang. Các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp giảm đau, phục hồi chức năng khớp.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 13 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top