Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ tai biến băng huyết với sản phụ: Nỗi ám ảnh hàng đầu

GiadinhNet - Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 bà mẹ tử vong do tai biến sản khoa, phổ biến là băng huyết, tiền sản giật, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản...

Điều quan trọng nhất để tránh tai biến là các sản phụ phải đi khám thai định kỳ. Ảnh: Dương Ngọc

Dù đã có những nỗ lực của y học hiện đại nhưng băng huyết vẫn là tai biến đáng sợ, chiếm tỉ lệ lớn nhất, khiến cho không chỉ các nhà chuyên môn mà cả Tổ chức Y tế Thế giới phải đau đầu.

Tai biến hàng đầu

Đã 6 năm trôi qua nhưng chị Hồng (An Lão, Hải Phòng) không thể quên được giây phút phải giành giật sự sống khi sinh đứa con đầu lòng. Thai nhi quá lớn khiến chị bị băng huyết ngay sau sinh. “May có sự cứu chữa kịp thời của các bác sĩ, nếu không có lẽ giờ này tôi đâu có được dắt tay con bước vào lớp 1 như thế này”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phụ bị tai biến băng huyết đều có được hạnh phúc như chị Hồng. Nhiều đứa trẻ đã phải rời xa mãi mãi người mẹ mang nặng đẻ đau ra mình ngay từ lúc lọt lòng. Anh Minh (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn chưa hết đau đớn trước cái chết của người vợ. Cách đây 2 năm, sau khi sinh đứa con thứ 3 vợ anh đã vĩnh viễn không còn cùng anh chăm sóc các con khôn lớn. Gánh nặng của cảnh “gà trống nuôi con” đã khiến sức lực của người đàn ông 35 tuổi này như cạn kiệt. Anh cho biết, do không thăm khám định kỳ nên vợ anh không biết mình bị tiền sản giật. “Chúng tôi đã quá chủ quan, những lần trước thấy sinh đẻ bình thường nên lần này vợ tôi đã không thường xuyên đi khám thai. Lúc trở dạ ở trạm xá, máu chảy nhiều quá cấp cứu không kịp…” – anh nghẹn ngào.

“Mẹ tròn con vuông” là niềm mong mỏi và là hạnh phúc của biết bao gia đình. Nhưng sinh nở cũng là nỗi lo canh cánh của rất nhiều bà mẹ mang thai và gia đình họ. Mỗi ngày, trên thế giới có 1.000 bà mẹ tử vong do tai biến sản khoa và mỗi năm 10 triệu phụ nữ không có cơ hội sống để hoàn thành thiên chức làm mẹ. TS.BS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Ở Việt Nam, ước tính  mỗi năm có khoảng 2.000 bà mẹ tử vong bởi các tai biến đặc thù nhất và cũng nguy hiểm nhất (băng huyết, tiền sản giật, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản, uốn ván rốn, phá thai không an toàn), trong đó cao nhất vẫn là do băng huyết.

Thông thường, các ca bị băng huyết sau sinh do các nguyên nhân bị đờ tử cung, sót nhau, sang chấn vùng sinh dục, rối loạn đông máu… Trong số khoảng 30.000 sản phụ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương mỗi năm, băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ từ 1,5%-2%, trong đó có 35% phải truyền máu. Tại Bệnh viện Từ Dũ tai biến băng huyết sau sinh chiếm khoảng 2%-10% tổng số ca. Khảo sát trong nhiều năm liền tại Bệnh viện này, mỗi năm có ít nhất 100 trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh trong tình trạng nặng. Theo TS Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, trung bình mỗi tuần tại bệnh viện có khoảng 3 – 4 ca bị băng huyết sau sinh phải truyền máu.

Dự phòng bằng xử trí tích cực
 

Bản thân các sản phụ khi thấy có dấu hiệu bất thường như bụng to lên, ra máu bất thường phải đi khám để được phát hiện trước để dự phòng. Điều quan trọng nhất để tránh tai biến này là các sản phụ phải đi khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể tiên lượng được cuộc chuyển dạ. Đồng thời, sản phụ sẽ được phát hiện sớm các bệnh lý nội khoa để điều trị sớm chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.

TS.BS Lưu Thị Hồng
(Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế)
Lịch sử y khoa thế giới chưa bao giờ loại bỏ được những tai biến sản khoa. Vấn đề tai biến sản khoa là vấn đề muôn thuở và bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến, nhất là tai biến băng huyết ở bất kỳ lần mang thai nào.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đối với những người đẻ dày, đẻ nhiều, nguy cơ tai biến băng huyết cao. Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng Khoa Sản BV ĐH Y Dược TP HCM, một nguyên nhân các sản phụ cần lưu ý tránh tai biến băng huyết là các bà mẹ hiện nay mang thai khá to. Với điều kiện đời sống được nâng lên như hiện nay, chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ tăng lên hơn so với trước nên nhiều trẻ sơ sinh nặng từ 4 - 5kg. Đây là nguyên nhân khiến tử cung mẹ giãn quá cỡ, nhão cơ và không co lại như bình thường, dễ dẫn đến tình trạng băng huyết. Một nguyên nhân nữa khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh là do nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung bị tổn thương, nhau thai cài răng lược bám vào cơ tử cung. Những trường hợp này có thể bị cắt bỏ tử cung do xuất huyết không cầm được.

TS Vũ Bá Quyết khuyến cáo, các sản phụ khi khám thai phát hiện các bệnh bất thường phải đến ngay chuyên khoa; phải tăng cường đào tạo các bác sĩ chuyên khoa giỏi, phát hiện sớm rau tiền đạo để có thể chỉ định mổ sớm; cho vào nằm viện để quản lý theo dõi, xử lý kịp thời. TS.BS Lưu Thị Hồng nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất là phải luôn kiểm tra hiện tượng ra máu đường dưới sau đẻ để xử trí ngay tránh trường hợp rơi vào tình trạng luẩn quẩn: Bị đờ tử cung – ra máu nhiều – rối loạn đông máu – đờ tử cung… khiến khó cứu chữa.

Để ngăn ngừa tai biến sản khoa nói chung và tai biến băng huyết nói riêng, theo các nhà quản lý và bác sĩ chuyên ngành, quản lý và theo dõi thai kỳ là giải pháp hữu hiệu nhất. Theo TS Vũ Bá Quyết cần có sự chăm sóc đồng bộ đối với sản phụ: Tư vấn sức khỏe sinh sản, quản lý thai nghén tốt, khám thai định kỳ để phát hiện các bệnh lý, có hướng xử trí kịp thời. Còn TS.BS Lưu Thị Hồng cho rằng, nên tăng cường năng lực cán bộ theo dõi và quản lý thai nghén; hướng tới đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng có khả năng nhận biết, phát hiện bất thường, theo dõi các nguy cơ của sản phụ. “Năm 2007, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em đã có chỉ đạo tất cả các bệnh viện ở các tỉnh áp dụng phương pháp xử trí tích cực giai đoạn 3 cho tất cả các ca đẻ thường đường dưới bằng tiêm thuốc co tử cung. Nhờ đó tỉ lệ tai biến băng huyết đã giảm đi rất nhiều, nếu năm 2002 tỉ lệ băng huyết lên tới 41% các ca tai biến thì đến năm 2007 tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 25% và đến nay ước khoảng 21%” - TS Hồng cho biết.
 
Hà Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top