Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người vợ ở nhà nội trợ: 'Chồng thường nói, tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này'

Thứ tư, 18:09 15/11/2023 | Chuyện vợ chồng

GĐXH - "Tôi thật sự rất đau khổ khi nghe những lời nói chua cay này từ chồng mình", người vợ tâm sự.

Mất sự nghiệp sau khi kết hôn, vất vả nhưng lại bị xem thường

Ít ai biết rằng, hình ảnh người phụ nữ tất tả từ 6 giờ sáng đến tận 23 giờ 30, luôn loay hoay với việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, vừa địu con vừa nấu cơm lại là một hình ảnh vô cùng phổ biến trong những gia đình Nhật Bản.

Chị Miki (37 tuổi), một bà nội trợ Nhật đã khiến biết bao cô gái trẻ ngưỡng mộ với lịch làm việc dày đặc. Chị bắt đầu một ngày mới vào lúc 6 giờ sáng với việc chuẩn bị bữa ăn sáng, ăn trưa cho chồng con, cả ngày loay hoay với công việc nhà, chăm sóc con, đón con. Đến tận 23 giờ 30 phút (thời điểm người chồng đi làm về), chị mới được nghỉ ngơi. 8 năm kể từ ngày kết hôn, mỗi ngày trôi qua với chị đều như thế.

Vất vả là vậy nhưng với Miki, những người phụ nữ chọn ở nhà chăm sóc chồng con lại bị xã hội xem là lười biếng và vô dụng. Nhưng miệng lưỡi người đời vốn đầy sự vô cảm, ác nghiệt sẽ không buông tha nếu họ đi làm và gửi con đi học sớm. Khi đó, những bà mẹ đáng thương này sẽ bị cho là người mẹ, người vợ thiếu trách nhiệm.

Bạn thắc mắc tại sao họ bị đánh giá là người mẹ vô trách nhiệm? Như thế này: Một đứa trẻ Nhật khi đi học sẽ có rất nhiều hoạt động tại trường và đòi hỏi sự có mặt của người mẹ. Và chẳng một người phụ nữ đi làm nào có thể dành hết thời gian cho các hoạt động tại trường của con. Để rồi khi đó, con của họ sẽ bị đối xử theo cách thương hại, hay thậm chí là bị bắt nạt bởi sự thiếu quan tâm của người mẹ.

Bạn vẫn thắc mắc tại sao họ bị đánh giá là người vợ thiếu trách nhiệm? Rất đơn giản. Người Nhật quan niệm tổ ấm là báu vậy của người mẹ. Vì thế, nếu đi làm, một người phụ nữ không thể hãnh diện với xã hội khi nhà cửa không ngăn nắp, dơ bẩn, khi họ không có thời gian dành cho dạy con những bài học cuộc sống, chồng con họ chẳng thể nào ngẩng mặt với mọi người khi không được chuẩn bị hộp cơm ngon-bổ-bắt mắt.

Không chỉ bị người đời đánh giá, bình phẩm, những phụ nữ này còn bị chính người chồng đầu ấp tay gối xem thường. Chị Miki chua chát cho biết: "Chồng thường nói: "Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này. Là một bà nội trợ chẳng thể nào so sánh được với những căng thẳng, khó khăn khi vừa làm cha vừa đi làm". Tôi thật sự rất đau khổ khi nghe những lời nói chua cay này từ chồng mình".

Người vợ ở nhà nội trợ: 'Chồng tôi thường nói: Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này' - Ảnh 1.

Ở Nhật, phần lớn phụ nữ sau khi sinh con đều nghỉ việc ở nhà, tập trung chăm lo gia đình. Ảnh minh họa

Không riêng chị Miki, rất nhiều phụ nữ Nhật khác đang phải chịu đựng những nỗi niềm này. Theo CNN, ước tính khoảng 3 triệu phụ nữ Nhật Bản hiện không đi làm mặc dù họ có khao khát theo đuổi sự nghiệp riêng.

Theo thống kê, những công ty có trên 100 nhân viên, trung bình chỉ có 8,3% là phái đẹp. Tại tập đoàn Nissan (NSANF), chỉ có khoảng 9,1% quản lý cấp cao là phụ nữ.

Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây trên 22.000 công ty ở 91 quốc gia của Viện Các nền Kinh tế Quốc tế Peterson cho kết quả, càng có nhiều phụ nữ giữ các vị trí điều hành hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp thì càng giúp doanh nghiệp đó tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, những phụ nữ muốn theo đuổi sự nghiệp riêng trong các công ty Nhật Bản chia sẻ, họ gặp nhất nhiều khó khăn khi quyết định không "an phận thủ thường" ở nhà chăm con cái, lo nội trợ như truyền thống mà quyết định dấn thân vào thị trường lao động, nơi văn hóa doanh nghiệp chỉ chuộng nam giới.

Marimi Takahashi (23 tuổi), làm việc tại một công ty điện tử Nhật Bản chia sẻ, ở công sở "có một sự khác biệt lớn trong cách đối xử giữa cô và các đồng nghiệp nam".

Cô thậm chí không được tham gia các khóa đào tạo chỉ dành cho các nhân viên nam của công ty và không được trọng dụng. Điều này khiến cô cảm thấy buồn bã và thất vọng.

Takahashi cũng nhấn mạnh, rất khó để phụ nữ vừa đi làm vừa chăm con, quán xuyến việc nhà ở Nhật Bản. Nguyên nhân xuất phát từ văn hóa doanh nghiệp chỉ chuộng và phù hợp với nam giới do đặc trưng là số giờ làm việc kéo dài, làm thêm giờ triền miên, sau giờ làm các nhân viên phải ra ngoài uống rượu với sếp tới khuya hay thói quen trao đổi, đánh giá công việc ở quán rượu... vẫn bám rễ sâu lâu nay ở nước này.

Mất danh tính và các mối quan hệ sau khi kết hôn

Ở Nhật Bản, sau khi kết hôn, đa phần phụ nữ đều xin nghỉ việc để ở nhà chuyên tâm làm bà chủ gia đình. Không giống như ở hầu hết các quốc gia châu Á khác, phụ nữ cho dù đã kết hôn hay chưa vẫn có thể tự do đi làm ở các công ty, thậm chí còn làm sếp lớn, thực hiện những lý tưởng của cuộc đời mình.

Người vợ ở nhà nội trợ: 'Chồng tôi thường nói: Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này' - Ảnh 2.

Xu hướng phụ nữ trì hoãn hoặc thậm chí từ chối kết hôn thể hiện rõ trong các khảo sát được thực hiện tại Nhật gần đây. Ảnh minh họa

Phụ nữ Nhật Bản rất hâm mộ những người phụ nữ này vì họ có không gian sống riêng và có thế giới của riêng mình ngay cả sau khi đã kết hôn. Những người phụ nữ Nhật Bản đã lấy chồng mà vẫn đi làm sẽ bị đồng nghiệp chê cười vì chồng của cô ta năng lực yếu kém nên không thể nuôi nổi vợ mình.

Tuy rằng kinh tế Nhật Bản rất phát triển, hơn nữa công cuộc cải cách ở Nhật cũng diễn ra từ rất sớm, thế nhưng quan niệm của người Nhật về bình đẳng giới tính vẫn còn rất hạn chế. Ở Nhật Bản, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn rất nặng nề. Trong gia đình, người đàn ông không chỉ là trụ cột về kinh tế mà còn là người quyết định tất cả mọi việc từ lớn tới bé, thế nên, nhiều phụ nữ hiện đại ở Nhật rất mong muốn được thoát khỏi tư tưởng phong kiến này.

Không chỉ áp lực vì phải ở nhà nội trợ, những người phụ nữ Nhật còn cảm thấy mình bị mất danh tính và các mối quan hệ sau khi lấy chồng.

Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, Julia Mio Inuma trải qua nhiều cú sốc văn hóa từ khi trở về Nhật Bản sinh sống vào năm 2006. Một trong số đó là việc phải đổi họ sau khi lấy chồng vào 3 năm trước. Theo luật pháp Nhật Bản, các cặp vợ chồng kết hôn không được phép có họ riêng biệt và phải chọn cùng chuyển về họ chồng hoặc họ vợ.

Thực tế khoảng 96% chọn họ của người đàn ông, theo The Washington Post.

"Ở nơi làm việc, người Nhật thường chỉ gọi đồng nghiệp bằng họ, thay vì tên. Ngay sau khi kết hôn, tôi từ Onishi-san (họ của tôi) đã trở thành Inuma-san (họ của chồng tôi)", Julia nói.

Không chỉ vậy, cô còn phải thay đổi họ của mình trên tất cả giấy tờ, từ tài khoản ngân hàng, hộ chiếu, thẻ tín dụng đến tài khoản thành viên trực tuyến.

Người vợ ở nhà nội trợ: 'Chồng tôi thường nói: Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này' - Ảnh 3.

Julia Mio Inuma và chồng cô, Hironori Inuma, trong đám cưới của họ ở Tokyo ngày 29/9/2019. Ảnh: The Washington Post.

Vào thời điểm đó, sếp của Julia nói rằng cô có thể sử dụng họ của mình tại nơi làm việc. Nhiều phụ nữ khác cũng làm điều này. Nhưng công ty cho biết địa chỉ email của cô phải là họ tên hợp pháp mới.

Mường tượng được sự bất tiện, nhầm lẫn vì họ tên không thể thống nhất, Julia quyết định sử dụng họ chồng ở nơi làm việc.

"Đó là cảm giác mất mát. Nó giống như tôi phải nhấn nút khởi động lại sự nghiệp của mình".

Những khách hàng cũ đã bối rối trước cái tên mới của Julia. Những người khác không thể nhận ra cô khi họ tên mới xuất hiện trong cuộc trò chuyện.

Khủng hoảng kết hôn vì phụ nữ Nhật muốn sống cho chính mình

Chính vì những bất bình đẳng này mà những năm gần đây, một bộ phận lớn các cô gái trẻ ở Nhật Bản có xu hướng ngại kết hôn. Họ chấp nhận độc thân lâu dài để có được cuộc sống tự do tự tại chứ không bị gò ép trong khuôn khổ như những người phụ nữ truyền thống. Thậm chí, một số cô gái đã lựa chọn kết hôn với người nước ngoài thay vì lấy một người đồng hương của mình.

Theo khảo sát của chính phủ Nhật, đến giữa những năm 1990, cứ 20 phụ nữ Nhật ở tuổi 50 lại có một người chưa kết hôn. Năm 2015, tỷ lệ này tăng thành 1/7. Đối với nhóm phụ nữ 35-39, số người không kết hôn chiếm gần 25%, trong khi cách đây hai thập kỷ chỉ là 10%. Năm 2018, số cặp đôi kết hôn ở Nhật chạm mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Nhằm tăng dân số, giới chức Nhật cố gắng khuyến khích các cặp đôi kết hôn và sinh con nhưng với phụ nữ nước này, độc thân là sự tự do quý giá.

Shigeko Shirota 48 tuổi, quản lý tại một trường mầm non, kể rằng nhiều người bạn của chị phải nghỉ việc sau khi kết hôn để lo việc nội trợ.

"Thật không công bằng khi phụ nữ bị ép buộc ở nhà", Shirota nói. "Họ hạnh phúc khi ở với con nhỏ nhưng đôi khi chính người chồng lại trở thành một đứa trẻ to xác".

Sống độc thân, Shirota tự sắm cho mình một căn hộ và tự do du lịch, theo đuổi thú vui. Chị tham gia các lớp dạy làm đồ trang sức và dạy nhảy. Mùa hè năm ngoái, Shirota tới Ireland thi nhảy rồi đưa mẹ đi thăm Trung Quốc. Chị còn tự đặt phòng cho mình trên một du thuyền hạng sang.

Người vợ ở nhà nội trợ: 'Chồng tôi thường nói: Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này' - Ảnh 4.

Sanae Hanaoka làm đám cưới với chính mình. Ảnh: New York Times.

Mặc bộ váy trắng, tóc cài voan, Sanae Hanaoka đứng lặng lẽ trên cầu thang, chuẩn bị bước xuống lễ đường."Chà, mình thực sự đang làm điều này", người phụ nữ 31 tuổi tự nhủ.

Đây không phải đám cưới truyền thống với hai người mà chỉ có một mình Hanaoka. Trong một phòng tiệc ở Tokyo, trước sự chứng kiến của bạn bè, Hanaoka tuyên thệ tình yêu dành cho chính bản thân.

Hanaoka nhớ rằng mẹ cô thường trông buồn bã. Đến khi tốt nghiệp đại học và đi dạy ở một trường mầm mon, Hanaoka chứng kiến rất nhiều bà mẹ "chăm con quá kỹ mà bỏ quên bản thân".

"Nếu có con, tôi sợ mình sẽ phải đóng vai người mẹ mà xã hội Nhật mong đợi chứ không được là chính mình", Hanaoka nói. "Lúc này, tôi muốn làm những gì mình muốn".

Đến lúc già đi dì tôi mới hiểu ý nghĩa quan trọng của việc kết hônĐến lúc già đi dì tôi mới hiểu ý nghĩa quan trọng của việc kết hôn

GĐXH - Có lẽ khi con người ta già đi, cuối cùng họ cũng hiểu ra điều kiện kinh tế hay sự giàu có mà ai cũng từng coi trọng cuối cùng chỉ là hư vô.

Sai lầm lớn nhất của phụ nữ: Ở nhà nội trợ chăm chồng con toàn thời gianSai lầm lớn nhất của phụ nữ: Ở nhà nội trợ chăm chồng con toàn thời gian

GĐXH - Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong góc bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn.

Loại củ giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hoá, giá rẻ bất ngờ, bán đầy chợ Việt


Tường Vy (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cặp đôi mới cưới 5 ngày đã đòi chia tay, chú rể đòi lại 137 triệu sính lễ vì mẹ vợ thu hết phong bì mừng cưới

Cặp đôi mới cưới 5 ngày đã đòi chia tay, chú rể đòi lại 137 triệu sính lễ vì mẹ vợ thu hết phong bì mừng cưới

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Cho đến giờ anh khẳng định vẫn còn tình cảm với cô dâu nhưng mới cưới mà đã thế này thì chung sống cả đời sao được.

Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Nhiều quan điểm cho rằng, chồng càng lớn tuổi hơn vợ sẽ càng hạnh phúc, nhưng liệu điều này có đúng?

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một người đàn ông khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của một cảm xúc sâu sắc.

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

Cuộc sống của mỗi người đều là một mớ hỗn độn, nhưng chúng ta không thể mãi tập trung vào những điều khiến bản thân chán nản. Thay vào đó, hãy ghi nhớ những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, ngọt ngào, ấm áp và đẹp đẽ.

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

Số phận luôn khó dự đoán, đôi khi nó có thể khiến chúng ta rơi vào vận xui, cảm thấy bất lực và mất mát. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, vận xui không tồn tại mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, ánh sáng của may mắn sẽ đến, mang lại cho chúng ta vô vàn bất ngờ và niềm vui.

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

GĐXH - Quan niệm về sự không chung thủy của đàn ông có vẻ khác xa phụ nữ.

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

Lần đầu nghe Benjamin nói về công việc đang làm, Thu Trang thấy sợ và bất ngờ, cô còn tưởng bị lừa. Sau này hiểu ra vấn đề, Trang dần thông cảm hơn nghề nghiệp của chồng.

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 3 ngày trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 3 ngày trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Top