Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Sài Gòn cúng tiễn ông bà sau 3 ngày tết

Chủ nhật, 21:41 22/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hằng năm, vào cuối tháng Chạp, các gia đình đi giẫy mả, sau đó mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Vào chiều 30 sẽ là lễ cúng Tất niên tại bàn thờ tổ tiên, cúng đêm giao thừa (sáng mùng Một đầu năm mới) và kết thúc bằng lễ hóa vàng để tạm biệt ông bà tổ tiên sau những ngày về ăn tết cùng với con cháu.

 

Đốt vàng mã trong lễ cúng tiễn đưa ông bà

Đây là tục lệ không thể thiếu khi kết thúc ngày Tết của người Việt, và cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết, hay đốt tết. Có nhiều gia đình làm lễ hóa vàng từ ngày mùng 2 âm lịch. Nhưng chủ yếu là bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.

Sau khi mời Tổ tiên về dự Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh được gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

Ông Lê Xuân Khương, ngụ tại Q.12 cho biết, hằng năm gia đình ông đều cúng tiễn ông bà vào ngày mùng 3 Tết. Đây là tục lệ từ xưa để lại, bản thân ông chỉ noi theo mà làm. Mâm cơm cúng tiễn ông bà do ông và vợ tự sắm sửa từ sáng sớm. Ngoài những vật phẩm phải có như xôi, gà, vàng mã thì ông còn cúng theo sở thích lúc sinh thời của bậc sinh thành, đó là một miếng trầu têm sẵn và một lon bia. Theo ông Khương, đây là một tập tục rất hay, giúp con cháu nhớ đến ông bà tổ tiên, giữ gìn giềng mối xã hội, nhất là trong thời buổi làm ăn vất vả như hiện nay.

Mâm cỗ cúng tiễn tổ tiên vào ngày mùng 3 được sửa soạn khá thịnh soạn, cũng tựa như mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết chiều 30 (bữa cơm tất niên). Mâm cỗ thường có bốn chiếc bát, bốn chiếc đĩa cùng 4 đôi đũa. Lễ vật trong lễ cúng tiễn tổ tiên cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh mứt, thức cúng mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, sạch sẽ.

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến sạch sẽ, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Nếu gia chủ cúng mặn thì con gà trống là vật phẩm không thể thiếu.

Để tiễn ông bà, các gia đình thường sắm đồ mới đồ vàng mã kèm theo ít tiền vàng làm “lộ phí”. Nhiều người tin rằng, sau khi đốt vàng mã, người cõi âm sẽ nhận được. Vì thế, sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.

Bên cạnh việc cúng ở nhà, nhiều người hay đến chùa vào mùng 1, mùng 3, mùng 8 để thắp hương cho tổ tiên, ông bà. Còn ngày mùng 2 đa số dành cho người thân nên ít đến chùa hơn. Chính vì thế những ngày này các chùa thường rất đông người đến thắp hương và làm lễ.

Vì thế, vào những ngày này, các chùa ở TP HCM rất đông người đến thắp hương, cầu nguyện. Các gian thờ những người đã khuất luôn đông đúc người cúng bái. Đặc biệt các dịch vụ ăn theo như giữ xe, bán chim phóng sinh, nhang đèn cũng vì thế được dịp hét giá cho những người có nhu cầu.

Ở chùa Hoằng Pháp, rất đông người đến viếng chùa, thắp hương cầu khấn. Ở các nơi tại vị của tượng Phật tổ, Phật bà Quang Âm, tượng các vị La Hán,... đều kín người chắp tay thành kính cầu nguyện.

Thờ cúng tổ tiên là 1 tục lệ đẹp trong văn hóa người Việt

Chị Đặng Thị Thu Hồng, ngụ tại Q.Thủ Đức nói: “Do gửi tro cốt của mẹ chị ở chùa Hoằng Pháp, nên mùng 3 Tết mỗi năm, chị và gia đình đều đến chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) để thắp hương cho mẹ chị. Dù con chị còn nhỏ, nhưng chị và chồng quyết định cho cháu đi theo, để cháu thắp hương cho bà ngoại, để cháu sớm biết đến và ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên”.

Tục thờ cúng ông bà tổ tiên từ bao đời nay đã ghi dấu ấn trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam, tục rước, tiễn đưa ông bà làm cho mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình trở nên gần gũi hơn, con cháu hiểu được đạo nghĩa mà ông bà, cha mẹ đã góp công gìn giữ, nhớ ơn các bậc sinh thành. Đây một tục lệ tốt đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt. Tuy nhiên, hiện nay việc đốt vàng mã đã bị lạm dụng, trở nên lãng phí, và gây nguy hiểm trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Thy Nhân

Thy Nhân - VPMN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Xã hội - 1 giờ trước

Trung tâm An ninh hàng không sân bay Đà Nẵng vừa bàn giao chiếc túi xách bên trong chứa hơn 300 triệu đồng cho nam hành khách để quên.

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 2 giờ trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 3 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 6 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Top