Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 36 tuổi từ đau dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày hiếm gặp chỉ trong 3 tuần, đây là những điều cần biết về căn bệnh này

Thứ ba, 16:46 28/04/2020 | Sống khỏe

Người phụ nữ này sống rất lành mạnh, nên khi nhận tin mình bị ung thư dạ dày thì cô không thể tin được. Đáng nói đây lại là dạng ung thư dạ dày hiếm gặp và khả năng chữa khỏi hoàn toàn không cao.

Bệnh dạ dày không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng dường như không ít người vẫn còn chủ quan tới những cơn đau dạ dày bất ngờ và thường tặc lưỡi chịu đựng hoặc bỏ qua. Trong nhiều trường hợp như vậy, tế bào ung thư bắt đầu khởi phát và lan rộng, đến khi nó biểu hiện lâm sàng cụ thể thì lúc đó đã quá muộn. Trong trường hợp của cô Liu (36 tuổi) ở Trung Quốc sau đây là một ví dụ.

Cô Liu là một bà nội trợ thông thường, cô không hút thuốc, không uống rượu, nhìn chung thói quen sinh hoạt rất lành mạnh. Thế nhưng vào cuối năm 2019, cô thường xuyên cảm thấy đau nhói ở bụng, mỗi lần ăn cơm xong cô đều nhận ra bụng của mình to bất thường.

Người phụ nữ 36 tuổi từ đau dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày hiếm gặp chỉ trong 3 tuần, đây là những điều cần biết về căn bệnh này - Ảnh 1.

Đau dạ dày nhưng trì hoãn đến bệnh viện, người phụ nữ không ngờ mình đã bị ung thư.

Sau 3 tuần trì hoãn, vào tháng 1 năm 2020, cuối cùng cô cũng quyết định đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ khuyên cô nên sử dụng máy nội soi dạ dày không gây đau. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ cô phát triển ung thư biểu mô tế bào vòng dạ dày. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy các tế bào ung thư phát triển lên cục bộ cùng với sự di căn của các hạch bạch huyết xung quanh. Đây là dấu hiệu của ung thư xơ cứng dạ dày . Bác sĩ đã đề nghị cô phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Ung thư xơ cứng dạ dày là gì

Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá, lần đầu tiên được bác sĩ phẫu thuật người Anh William Brinton phát hiện vào năm 1854. Nó còn được gọi là xơ chai, có tên tiếng Anh là Linitis plastica, một dạng ung thư dạ dày khi toàn bộ dạ dày bị hư hại, trông như một cái chai/lọ bằng da và có xuất huyết. Tình trạng xơ cứng ở đây không chỉ xuất hiện ở mỗi dạ dày mà còn có ở đại tràng và trực tràng.

Người phụ nữ 36 tuổi từ đau dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày hiếm gặp chỉ trong 3 tuần, đây là những điều cần biết về căn bệnh này - Ảnh 2.

Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá.

Giai đoạn phát hiện ra ung thư thường là vào giữa hoặc cuối, xảy ra nhiều ở nam giới hơn là phụ nữ. Loại tế bào ung thư này sẽ không phát triển như một khối u, cũng không hình thành các vết loét sâu, nhưng chúng sẽ di căn và xâm nhập vào các lớp của thành dạ dày. Khi thành dạ dày trở nên dày và cứng như bề mặt da, các nếp gấp trên niêm mạc biến mất và khoang dạ dày bị thu hẹp lại, lúc này cơ thể sẽ không thể nạp bất cứ thứ gì vào dạ dày khiến chúng bị sưng lên.

Ở giai đoạn muộn, dạ dày của hầu hết bệnh nhân về cơ bản đã mất chức năng nhu động, giống như túi da, do đó nó còn được gọi là "dạ dày túi da".

Triệu chứng của ung thư xơ cứng dạ dày

Mặc dù ung thư xơ cứng dạ dày rất nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó không rõ ràng và khó phát hiện sớm. Trong giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân thường không có biểu hiện cụ thể, họ chỉ cảm thấy rằng cơ thể mình nếu chỉ ăn một ít thức ăn thì sẽ nhanh no.

Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở bụng trên, đầy bụng sau khi ăn, chán ăn, buồn nôn hoặc các triệu chứng tương tự như bệnh loét. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như đau bụng tăng, giảm cân và mệt mỏi sẽ xuất hiện.

Người phụ nữ 36 tuổi từ đau dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày hiếm gặp chỉ trong 3 tuần, đây là những điều cần biết về căn bệnh này - Ảnh 3.

Thật không may, hầu hết mọi người sẽ chờ đợi cho tới khi không thể chịu đựng được những cơn đau dạ dày, sụt cân không kiểm soát thì mới tới gặp bác sĩ. Vào thời điểm này, ung thư đang ở trong giai đoạn giữa hoặc cuối, thậm chí di căn hạch đã xảy ra. Đây là lý do mà rất ít người phát hiện ra căn bệnh này trong giai đoạn sớm.

Một số những triệu chứng khác có thể thấy như là:

- Đau dạ dày dai dẳng, sưng hạch bạch huyết ở xương đòn, cổ trướng, bụng phình to. Đây là những triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa và cuối.

- Người bị tổn thương ở môn vị, sẽ bị nôn sau vài giờ ăn.

- Người bị tổn thương tim có thể gặp chứng khó nuốt và đau sau xương ức.

Ung thư xơ cứng dạ dày được điều trị như thế nào?

Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao. Thời gian sống sót thường không quá 1 năm nếu ở giai đoạn muộn. Hầu hết bệnh nhân đến nhập viện chữa trị đều tử vong trong vòng từ 3 tháng đến nửa năm.

Do đó, một khi chẩn đoán được xác nhận, điều trị phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau khi một phần hoặc toàn bộ dạ dày đã được cắt bỏ, bác sĩ sẽ kết nối dạ dày, ruột và thực quản với nhau, được gọi là "tái tạo đường tiêu hóa".

Người phụ nữ 36 tuổi từ đau dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày hiếm gặp chỉ trong 3 tuần, đây là những điều cần biết về căn bệnh này - Ảnh 4.

Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao.

Nếu tổn thương nguyên phát đã di căn và không thể cắt bỏ, phẫu thuật giảm nhẹ tình trạng nên được tiến hành. Việc bổ sung hóa trị liệu cũng giúp cải thiện tình trạng và làm khối u phát triển chậm hơn. Tất nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể của bệnh nhân mà bác sẽ đề ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa và phát hiện sớm là ưu tiên hàng đầu đối với căn bệnh này

Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư dạ dày có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, thói quen sống xấu... Những người từng mắc các bệnh như viêm dạ dày teo mạn tính, viêm dạ dày phì đại, polyp dạ dày , loét dạ dày và thiếu máu ác tính thuộc nhóm có nguy cơ cao. Chế độ ăn gồm nhiều muối, đồ ngâm chua, ít ăn trái cây, hút thuốc, uống rượu cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày nói chung.

Đối với các nhóm nguy cơ cao, nên bắt đầu nội soi dạ dày thường xuyên từ tuổi 40.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top