Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông cầu cứu bác sĩ vì âm đạo của vợ có "tường", nhưng lý do thật sự là...

Thứ tư, 20:00 17/07/2019 | Sống khỏe

Dù đã kết hôn 2 năm nhưng anh Han Ming chưa bao giờ làm "chuyện ấy" thành công với vợ. Cho tới khi đi khám, anh mới thực sự biết được nguyên nhân.

Han Ming, 35 tuổi là một kỹ sư đồ họa. Anh đã kết hôn được 2 năm, vợ anh là cô Yingru. Quan hệ tình cảm của cả hai đều rất tốt, chỉ có duy nhất một vấn đề đó là tình dục không thể hòa hợp, chính xác hơn là không thể làm "chuyện ấy" thành công.

Vì vậy, Han Ming đã phải tìm đến bác sĩ Zhu Qiongru - người có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tình dục học, hiện đang là giám đốc trung tâm sức khỏe tình dục tại Đài Loan. Khi gặp bác sĩ Zhu Qiongru, Han Ming bất ngờ đặt một câu hỏi khiến bác sĩ ngạc nhiên: "Thưa bác sĩ, âm đạo của người phụ nữ có tường chắn không?" Han Ming giải thích rằng anh cảm thấy "cậu nhỏ" của bản thân không tương thích với âm đạo của người vợ. Làm thế nào để đối phó với vấn đề này?


Vợ chồng anh Han Ming kết hôn 2 năm nhưng không thể quan hệ thành công. (Ảnh minh họa)

Vợ chồng anh Han Ming kết hôn 2 năm nhưng không thể quan hệ thành công. (Ảnh minh họa)

Nghe câu hỏi của Han Ming, bác sĩ Zhu nhận thấy rằng nam bệnh nhân không rõ về cấu trúc sinh sản của phụ nữ nên đã giải thích cho anh.

"Về cấu trúc âm đạo nữ, chúng ta phải hiểu một vài điểm chính. Thứ nhất, âm đạo rất linh hoạt và đàn hồi. Thứ hai, một khi phụ nữ có ham muốn, âm đạo có thể thay đổi độ sâu và rộng vào thời điểm này. Và âm đạo còn tăng tiết dịch, tăng độ ẩm có nghĩa là cơ thể đã ở trạng thái sẵn sàng cho "chuyện ấy". Thứ ba, âm đạo còn có thể giãn rộng để sinh con, kích thước có thể ngang với đầu thai nhi. So với kích thước của dương vật, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về việc liệu âm đạo có thể chịu được kích thước của "cậu nhỏ" hay không", bác sĩ Zhu giải thích.

Sau khi nghe bác sĩ Zhu nói, Han Ming vẫn cảm thấy hoang mang, nếu không phải âm đạo của vợ có tường ngăn thì liệu có phải do anh không đủ sức vì luôn cảm thấy trong âm đạo của vợ có một bức tường. Nhưng Han Ming cũng cho biết "cậu nhỏ" của anh cương cứng rất tốt, không hề bị yếu đi khi quan hệ.


Bác sĩ Zhu Qiongru.

Bác sĩ Zhu Qiongru.

Để tìm ra câu trả lời chính xác, bác sĩ Zhu đề nghị Han Ming đưa vợ tới khám. Khi tới phòng khám, người vợ cũng cho biết cô nghi ngờ về khả năng tình dục của chồng bời hai tháng đầu khi cưới, cô đã tới bác sĩ phụ khoa khám. "Bác sĩ nói rằng âm đạo, tử cung và buồng trứng của tôi đều khỏe mạnh và không có vấn đề gì", người vợ cho hay.

Bác sĩ Zhu hỏi thêm: "Vậy khi khám, cô cảm thấy thế nào?" Người vợ hơi bất ngờ trước câu hỏi của bác sĩ, cô ngượng ngùng nói: "Thực ra, khi bác sĩ khám phần dưới, cô ấy liên tục yêu cầu tôi nên thư giãn. Tôi đã nghĩ là mình thư giãn nhưng khi bác sĩ dùng dụng cụ kiểm tra âm đạo, cô ấy nói rằng đùi tôi cứ run lên, nhưng tôi không cố ý. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó không thể kiểm soát được. Nhưng bác sĩ cũng xác nhận là sinh lý của tôi là bình thường."

Sau khi nghe lời kể của người vợ, bác sĩ Zhu đã nhận ra mấu chốt của vấn đề nên hỏi người vợ thêm một câu: "Cả hai bạn đã từng thử dùng cách khác để quan hệ chưa?"

"Chồng tôi đã từng cố gắng thăm dò bằng ngón tay. Anh ấy nói rằng cửa âm đạo của tôi rất nhỏ, vì vậy chỉ cho được đến nửa ngón, tôi đã thấy rất khó chịu và đau đớn", người vợ nói. Lúc này, cô bất ngờ nhận ra vấn đề thực sự không phải ở người chồng mà từ chính bản thân cô, do người vợ quá sợ đau nên mới ngăn cản chồng xâm nhập.


Người vợ vì quá sợ hãi khi làm chuyện ấy nên đã dẫn tới hội chứng co thắt âm đạo. (Ảnh minh họa)

Người vợ vì quá sợ hãi khi làm "chuyện ấy" nên đã dẫn tới hội chứng co thắt âm đạo. (Ảnh minh họa)

Hội chứng co thắt âm đạo là gì?

Thực tế, người vợ đã mắc phải hội chứng co thắt âm đạo, có nghĩa là khi cố gắng quan hệ tình dục, các cơ đáy chậu bị phản xạ không tự nguyện, dẫn đến phản xạ cửa âm đạo đóng lại, làm cho dương vật không thể tiếp cận. Trong y học, co thắt âm đạo được phân loại dưới đây:

Cấp độ 1: Đôi khi dương vật có thể xâm nhập trong khi quan hệ tình dục, nhưng thường có cảm giác đau. Những trường hợp như vậy có thể được thư giãn và giải quyết thông qua tư vấn tâm lý.

Cấp độ 2: Các cơ xảy ra không ch ở các cơ đáy chậu mà còn ở các cơ của toàn bộ khung chậu, do đó không thể giao hợp. Khi khám phụ khoa chỉ có thể đưa hai ngón tay nhỏ vào trong âm đạo.

Cấp độ 3: Dương vật không thể xâm nhập, và tình trạng co thắt không thể giải quyết bằng tâm lý. Khám phụ khoa chỉ có thể chứa một ngón tay út.

Cấp độ 4: Khi co thắt xảy ra, không chỉ cơ mông co thắt mà đôi khi còn kẹp chặt chân để tránh quan hệ tình dục. Trường hợp này cần phải tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia chuyên nghiệp để cải thiện các triệu chứng.

Những trường hợp như vợ của Han Ming không phải là thiểu số ở Đài Loan, chỉ là mọi người đều thiếu kiến ​​thức liên quan và có nơi để giải quyết vấn đề của vợ. Ngay cả khi một số cặp vợ chồng không thể tìm ra giải pháp, họ sẽ trực tiếp thụ tinh nhân tạo. Nhưng sau khi đứa trẻ ra đời, vấn đề tình dục vẫn tồn tại ... Để tránh những điều hối tiếc trong tương lai, cần phải nhắc nhở mọi người rằng nếu bạn gặp phải vấn đề về tình dục hãy tìm tới các chuyên gia để giải quyết.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 4 phút trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top