Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân chưa hiểu hết về bác sỹ gia đình nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn

Thứ tư, 07:00 04/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - Theo các bác sĩ, không ít người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình BSGĐ, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế.

Bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục cho cá nhân, gia đình. Được kỳ vọng là mô hình giúp giải quyết phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tải bệnh viện, tiết kiệm kinh phí nằm viện cho bệnh nhân và chi phí bảo hiểm y tế, nhưng thực tế sau thời gian triển khai thí điểm, ít phòng khám bác sĩ gia đình hoạt động hiệu quả và nhiều người cũng chưa thực sự hiểu về mô hình này. Việc chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình này cộng với thói quen chỉ đi khám khi có bệnh khiến số người tham gia còn hạn chế.

Tại Hà Nội, quý 3/2017, Sở Y tế Hà Nội đã đẩy mạnh việc triển khai công tác khám, chữa bệnh theo mô hình phòng khám BSGĐ tại các đơn vị trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực. Đặc biệt, toàn TP đã tích cực khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân.

Bên cạnh hiệu quả từ mô hình BSGĐ thi thực tế mô hình này vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể:

- Chưa có được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám BSGĐ với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân.

- Phí dịch vụ khám, chữa bệnh tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán BHYT. Chưa xây dựng được mẫu bệnh án giấy thống nhất, bệnh án điện tử của phòng khám BSGĐ…

- Sự thiếu liên kết giữa phòng khám BSGĐ và các bệnh viện đã tạo rào cản không nhỏ, gây khó khăn cho người dân.

- Hơn nữa, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, nhân lực mỏng, phân bố không đồng đều giữa các địa phương.

Theo BS Nguyễn Tá Dũng, Phòng khám đa khoa BSGĐ Mễ Trì (Hà Nội) cho biết, việc đào tạo một bác sĩ gia đình khá vất vả, thậm chí thu nhập lại không cao so với các cơ sở y tế lớn. Khi triển khai mô hình BSGĐ, trong hệ thống y tế tư nhân việc cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi bác sĩ phải có văn bằng chuyên ngành y học gia đình nên nhiều bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa khác không muốn đào tạo lại.

Đặc biệt là việc chi trả chi phí cho các bác sĩ hiện nay vẫn thấp. BS Nguyễn Tá Dũng cho hay, nhiều người nghĩ, chi phí khám chữa bệnh khi mời bác sĩ đến tận nhà sẽ rất tốn kém, nhưng không phải vậy. Với mức giá từ 350.000 – 500.000 đồng/lần khám tại nhà chỉ đủ để chi phí cho một bác sĩ và một điều dưỡng, nhưng chúng tôi vẫn làm để nhiều người biết đến mô hình BSGĐ.

Hơn nữa, mô hình phòng khám BSGĐ hiện cũng còn khá lạ lẫm với đại đa số người dân. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT và các thiết bị cận lâm sàng còn hạn chế khiến người dân chưa mặn mà với loại hình dịch vụ y tế này.

Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy (Hà Nội), không ít người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình BSGĐ, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám, chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Khó khăn nữa là thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sĩ gia đình, đặc biệt là thiếu cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình.

Hiện Bộ Y tế đã phê duyệt cho phép phòng khám BSGĐ có thể chuyển tuyến bệnh viện tỉnh hoặc trung ương mà vẫn được coi đúng tuyến.

Tuy nhiên, về nguồn nhân lực, Bộ Y tế cần có cơ chế ưu tiên đào tạo và tuyển dụng đội ngũ BSGĐ, y sĩ, điều dưỡng y học gia đình; đào tạo BSGĐ ngay ở bậc đại học; bổ sung tín chỉ y học gia đình trong chương trình đào tạo y sĩ, điều dưỡng.

Bộ Y tế đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai mô hình phòng khám BSGĐ. Nếu những nút thắt trong chính sách hỗ trợ cũng như nhận thức của xã hội về hình thức hoạt động này không sớm được tháo gỡ, thì lợi ích mà mô hình mang lại cho người dân, cộng đồng và xã hội, cũng như những con số chỉ tiêu sẽ rất khó trở thành hiện thực.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top