Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngứa nhiều chỉ nghĩ là viêm da không ngờ bị giun sán chó mèo

Thứ ba, 11:00 26/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Da nổi mẩn ngứa, mụn nhỏ, bầm tím… triệu chứng giống hệt các bệnh da liễu, nhưng khi đi khám nhiều người đã rất bất ngờ khi bác sỹ kết luận bị giun sán chó mèo. Đây là một loại ký sinh trùng nguy hiểm với cơ thể.


ảnh minh họa

ảnh minh họa

Triệu chứng dễ nhầm với bệnh da liễu

Chị Trần Thị Lan Anh (ở Hưng Yên) cho biết, chị bị ngứa hơn một năm nay và suốt thời gian đó đã đi điều trị tại nhiều viện mà không đỡ. Chị đã uống hết loạt thuốc này đến thuốc khác, rồi tìm đến cả thuốc lá tắm, tình trạng ngứa của chị không thuyên giảm. Những cơn ngứa cứ hành hạ chị mỗi ngày. Nhiều khi chị ngứa đến phát cáu, gãi tới chảy máu mới thôi. Sau khi vào Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, các bác sỹ thăm khám, làm xét nghiệm đã kết luận chị bị nhiễm bệnh giun đũa chó mèo. Biết được kết quả, chị Lan Anh đã rất bất ngờ.

BS Nguyễn Thu Trang, Phòng khám Đa khoa Medlatec Hồ Chí Minh cho biết, đã ghi nhận nhiều trường hợp đến khám trong tình trạng ngứa nhiều nơi trong cơ thể, ở tay và chân xuất hiện nhiều vết đỏ như nổi mề đay. Sau khi khám và cho xét nghiệm máu đã xác định bệnh nhân bị giun đũa chó mà trước đó bệnh nhân đã đi điều trị bệnh về da liễu mãi không đỡ.

Mới đây, bệnh nhân nam (35 tuổi, quận 12, TP Hồ Chí Minh) thấy mẩn ngứa gan bàn tay, da căng sần, thường xuất hiện vào buổi tối, không thấy nổi mụn nước đã vào khám. Lúc đầu anh cũng chỉ nghĩ mình bị viêm da thông thường. Nhưng những cơn ngứa ngày càng nặng, nhận thấy những bất thường anh đã lấy máu xét nghiệm. Kết quả cho thấy kháng thể anti-Toxocara spp và IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA. Dựa vào những triệu chứng trên và kết quả xét nghiệm, các bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa của anh là do nhiễm giun đũa chó. Sau đó, bệnh nhân đến phòng khám và được bác sỹ kê đơn điều trị giun đũa chó. Sau điều trị, tình trạng ngứa đã giảm rõ rệt.

Theo BS Nguyễn Thu Trang, khi cơ thể khi nhiễm giun đũa chó mèo, người bệnh có những biểu hiện như: Ngứa, nổi mẩn; đau đầu, đau bụng, khó tiêu; đau nhức mỏi, tê bì; sốt, thở khò khè. Người bệnh có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: Gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.

Vì triệu chứng như da nổi mẩn ngứa, mụn nhỏ, bầm tím… giống với các bệnh da liễu khác, nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô, ngày lạnh hiện tượng ngứa da gặp nhiều hơn. Điều này khiến nhiều người chỉ nghĩ khi bị ngứa ngáy, nổi mẩn là cho rằng bị viêm da. Bởi vậy, khi xuất hiện những bất thường đó, người dân nên đến cơ sở y tế kiểm tra, từ đó bác sĩ sẽ đưa lời khuyên và phương án điều trị chính xác. Giai đoạn đầu nhiễm giun đũa chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới biết được.

GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội) cho rằng, giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara, là loại ký sinh trùng hình ống dài giống như giun đũa ở người, nhưng nhỏ hơn. Không chỉ chó, mèo thả rông mà cả chó, mèo cảnh đã được tắm rửa sạch sẽ cũng không loại trừ các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Bình thường, một số loại giun sán có vật chủ chính là một số loại động vật, không ký sinh ở người. Nhưng trong quá trình sinh hoạt, các loại giun sán này có thể nhiễm vào cơ thể người qua đường ăn uống hoặc chui qua da vào cơ thể. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc nhất do tiếp xúc với đất hoặc trẻ hay ngậm, mút tay, đồ chơi, ôm ấp chó, mèo…

Không chỉ nuôi chó, mèo mới mắc

Theo GS.TS Nguyễn Văn Đề, bệnh giun đũa chó mèo có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Thường giun đũa hoặc trứng giun đũa hiện diện trong phân chó, dính trên lông, khi được vuốt ve, trứng giun theo lông chó bám vào tay người qua đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu và đi khắp cơ thể.

Nếu không được phát hiện sớm, ký sinh trùng giun sẽ tự nhân lên, xâm nhập sâu vào các cơ quan nội tạng. Tùy vào vị trí trú ngụ mà chúng có thể gây bệnh khác nhau. Đặc biệt, ấu trùng có thể đến định vị ở những cơ quan hiểm yếu như hệ thần kinh trung ương, mắt và gây bệnh nguy hiểm như động kinh, viêm não – màng não, liệt, lác, mù mắt… thậm chí dẫn đến tử vong cho người mắc bệnh khi không điều trị kịp thời.

Bệnh giun đũa chó mèo không lây từ người sang người nên biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. BS Nguyễn Thu Trang khuyến cáo, để phòng tránh bệnh mọi người cần phòng ngừa bằng các cách sau:

- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

- Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh do giun đũa chó, mèo sẽ khó phát hiện nếu chỉ khám đơn thuần. Khi phát hiện các triệu chứng, như: Nổi ban, mẩn ngứa vài ngày không tìm thấy nguyên nhân, kèm theo sốt nhẹ hay đau mỏi, tê bì chân tay… người bệnh cần làm xét nghiệm Elisa máu để phát hiện nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo. Khi phát hiện nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh phải được điều trị đúng, đủ liều và phải đúng chuyên khoa thì bệnh mới khỏi. Thị trường hiện có nhiều loại thuốc có hiệu quả với giun đũa chó, mèo nhưng tuyệt đối mọi người không nên tự mua thuốc điều trị để tránh những biến chứng không đáng có.

Dấu hiệu nhiễm giun sán chó thường rất mơ hồ, thường chỉ có ở giai đoạn sau khi ấu trùng đã vào máu. Một số dấu hiệu lúc này là ngứa da, nổi sẩn, mề đay ở tay, chân, lưng, bụng, có nguời phù mặt và mí mắt. Đa số bệnh là diễn biến âm thầm không có triệu chứng gì cả nên dễ bị chẩn đoán nhầm, đặc biệt là với bệnh da liễu. Ngoài ra, không hiếm trường hợp chẩn đoán nhầm với bệnh lý của hệ thống thần kinh hoặc do nguyên nhân khác gây nên tại não khi ấu trùng giun đũa chó vào não gây nhiều triệu chứng thần kinh. Hoặc giun chó bám đầy gan gây tổn thương nặng nhưng chẩn đoán nhầm là u gan…

GS Nguyễn Văn Đề

Những sai lầm về việc tẩy giun sán hầu như ai cũng mắc phải Những sai lầm về việc tẩy giun sán hầu như ai cũng mắc phải

Nhiều người khá coi thường việc tẩy giun sán định kì. Bên cạnh đó, không ít người hoàn toàn an tâm và có kiến thức sai lầm cứ tẩy giun là "đuổi" luôn sán.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 2 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top