Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc chì vì dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc

Thứ hai, 14:02 27/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo PGS.TS Phạm Duệ - Nguyên Giám đốc Trung Tâm chống độc BV Bạch Mai, ngộ độc chì rất dễ mắc phải từ môi trường, thức ăn, đồ gia dụng, thậm chí là màu sơn trong phòng của trẻ cũng có thể chứa chì…

 

Các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng những loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: P.V
Các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng những loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: P.V

 

Tử vong do nhiễm độc chì

Bé Bùi Phương Ngân (31 tháng tuổi) ở huyện Kim Bôi (Hoà Bình) phải nhập viện do chứng co giật, thiếu máu.Trước đó bé bị tưa lưỡi nên gia đình đi mua thuốc cam bán rong, dạng bột màu vàng, không có nhãn mác về bôi miệng cho bé. Sau đó bé có biểu hiện kích thích, quấy khóc vật vã, ăn kém, co giật tím tái, da xanh nhợt. Trước đó bé đã phải nhập viện 8 lần/năm, mỗi đợt điều trị 1 tháng. Sau nhiều lần chẩn đoán, các bác sĩ đã phát hiện ra bé Ngân bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khoa đã từng tiếp nhận hai chị em ruột ở Nam Định cùng bị ngộ độc chì vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, đau đầu dữ dội, vật vã, la hét. Người chị có biểu hiện bị tổn thương não, thận, hệ tiết niệu, còn người em thì bị tử vong vì ngộ độc quá nặng.

“Tại Khoa Nhi có bệnh nhi 5 tuổi ngộ độc chì vì uống thuốc Nam chữa động kinh dù được thải chì hơn một năm nhưng di chứng về thần kinh (chậm phát triển trí tuệ) không thể phục hồi. Do vậy cháu mất khả năng học tập và lao động. Chỉ một lượng chì nhỏ trong máu cũng có thể gây tổn thương não ở trẻ,  trẻ càng nhỏ, ảnh hưởng càng nặng nề...”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Theo PGS.TS Phạm Duệ, phần lớn các trẻ được phát hiện nhiễm độc chì đều đã từng sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, còn khá nhiều trẻ có nguy cơ mắc bởi các gia đình chưa phát hiện, chưa có thông tin chắc chắn! Vì nguy cơ ngộ độc chì diễn biến rất âm thầm, rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.

TS Phạm  Duệ cho biết, nhiều bố mẹ làm ở khu công nghiệp, về nhà không cởi áo bảo hộ lao động, không tắm rửa, vệ sinh đã vào bế, chơi đùa cùng con nên trẻ cũng có nguy cơ nhiễm độc chì. Vì trẻ có thể hít phải một lượng chì từ quần áo, không khí…Hoặc khi sơn phòng cho trẻ, bố mẹ lựa chọn loại sơn không an toàn cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ của trẻ.

Ngộ độc chì gây sa sút trí tuệ và sức khoẻ

Ở Việt Nam, theo báo cáo từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong năm 2010 đã có khoảng 40.000 tấn ắc quy chì đã được thải ra môi trường. Dự báo đến năm 2015, con số này sẽ là gần 70.000 tấn. Việc tái chế và tái sử dụng chì mang lại một số lợi ích, tuy nhiên do công nghệ  thủ công, lạc hậu, hoạt động tái chế chì gây rất nhiều ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo PGS. TS Phạm Duệ, ngộ độc chì gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì thể nặng, có thể bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi.

Tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), thời điểm này có khá nhiều bệnh nhân các tỉnh phía Bắc đến khám, điều trị vì các triệu chứng do ngộ độc chì. Dẫn đầu là Hà Nội với 53 ca, tiếp đến là Bắc Giang (34 ca), Phú Thọ (11 ca), Ninh Bình (9 ca) sau đó là Thanh Hóa, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn…

Thống kê của Trung tâm chống độc từ 2011 - 2012 có 2.550 trẻ em đến đây khám do ngộ độc chì. Từ tháng 1/2013 đến nay có 797 bệnh nhân đến khám, trong đó có 179 trẻ em.

Sau khi nhiều trẻ ngộ độc chì được phát hiện hồi năm 2012, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương lấy mẫu các loại thuốc cam trên địa bàn để xét nghiệm. Theo báo cáo của Sở Y tế các địa phương, phần lớn thuốc cam được người dân mua từ người bán thuốc dạo, của các ông lang, bà mế. Kết quả kiểm nghiệm nhiều mẫu thuốc cho thấy, hàm lượng chì trong thuốc rất cao, có mẫu lên đến 85% chì.

Qua các mẫu thuốc cam mà bệnh nhân mang đến từ năm 2011 đến nay, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã làm xét nghiệm, phát hiện đến 42 mẫu thuốc của các nhà thuốc có chứa chì. Cá biệt là tại cơ sở bà lang Tiến (Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang) có tới 21 bệnh nhi phải nhập viện điều trị do dùng thuốc cam ở đây.

BS Nguyễn Trung Nguyên- Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo: Chì là một chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trong trường hợp ngộ độc chì cấp tính. Trẻ bị nhiễm chì thường có những biểu hiện bất thường như khó tính, dễ cáu gắt, không tập trung, nhược cơ, thiếu máu, co giật… Các bậc phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng với các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

Tuần lễ thế giới phòng chống ngộ độc chì

Từ ngày 19 - 25/10 là Tuần lễ thế giới phòng chống ngộ độc chì với chủ đề: “Hãy loại bỏ sơn chì và các nguồn chì gây nhiễm độc khác”.

Đây là lần thứ hai, WHO phát động Tuần lễ ý nghĩa này. Tuần lễ thứ nhất đã diễn ra vào năm 2013 với sự tham gia của 44 nước và 100 thành phố trên khắp thế giới.

Thiện Ân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top