Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nửa thế kỷ vật vã vực mức sinh

Thứ bảy, 16:15 17/03/2012 | Nghiên cứu - Trao đổi

GiadinhNet - Để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội.

Tổng tỷ suất sinh trên thế giới hiện nay là 2,5 con, mức sinh còn cao tại nhiều quốc gia, vùng, đặc biệt là châu Phi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh quá thấp dưới 1,3 con, thậm chí 0,9 con .
 
Để có cái nhìn đa chiều về mức sinh trên thế giới, đặc biệt là mức sinh thấp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, bài viết dưới đây nhằm cung cấp thông tin tới bạn đọc về mức sinh hiện nay trên thế giới, các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học và một số vấn đề liên quan đến mức sinh thấp.
 
Như đã đề cập ở kỳ trước, mức sinh thấp xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới từ châu Phi (Mauritus với 1,5 con) đến Bắc Mỹ (Canada: 1,7 con) xuống các quốc đảo vùng Caribbean (Puerto Rico 1,6 và một loạt nước trong khoảng 1,7-1,8 con); Từ châu Á (với một loạt các nước vùng Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á như Hàn Quốc (1,2), Singapore (1,2), Nhật Bản (1,4), Cyprus (1,6), Armenia (1,7)…) đến hàng loạt nước ở châu Âu (như Andorra (1,2) Latvia (1,3), Bosnia (1,3), San Marino (1,3)..).

Nỗi lo ngại của Châu Âu

Châu Âu cũng là nơi có nhiều quốc gia có mức sinh rất thấp. TFR năm 2011 của châu Âu là 1,6 con, nếu phân theo các khu vực thì thấp nhất là Nam Âu với 1,4 con, Đông Âu: 1,5 con và cao nhất là Bắc Âu: 1,9 con.
 

Biểu đồ 5: TFR tại các vùng thuộc châu Âu, 2011

Nguồn: Population Refrence Bureau, 2011 World Population Data Sheet

Theo Nhân dân nhật báo online (People’s Daily Online, 2011) thì khi TFR < 1,8 con là có vấn đề (về mức sinh và sự phát triển dân số); TFR <1,5 con: Có vấn đề nghiêm trọng; TFR < 1,35 con: Vấn đề trở lên cực kỳ nghiêm trọng. Các học giả phương Tây thì chia mức sinh thấp (TFR) thành các mức: 2,0-1,6 con; 1,6-1,3 con và mức 1,3 con trở xuống là mức thấp nhất.

Vào những năm cuối 1960 đầu 1970, châu Âu đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con) nhưng sau đó, mức sinh này không được duy trì ổn định mà ngày càng xuống thấp. Ngay từ năm 1971, Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu có TFR ≤ 2,0 và những năm ngay tiếp theo đó là hàng loạt nước như: Thuỵ Sỹ (1972), Đan Mạch, Netherlands, Austria (1973), United Kingdom (1974)…. Việc mức sinh ở mức trên, dưới (xung quanh) mức sinh thay thế cũng không có gì đáng bàn nếu như không có hiện tượng mức sinh ngày càng tụt dốc. Năm 1993, Tây Ban Nha và Italy là những quốc gia đầu tiên có mức sinh thấp nhất (TFR = 1,3 con). Đến năm 1995, có thêm Bulgaria, Cộng hoà Czech, Latvia và Slovenia tham gia nhóm nước có TFR thấp nhất. Sau đó 7 năm (2002), tình trạng này không những không được cải thiện mà còn trầm trọng thêm, châu Âu đã có tới 17 nước có mức sinh thấp nhất (TFR<=1,3) (Council of Europe, 2003), ngoài ra còn chưa kể những nước có TFR gần 1,3 như: Đức (1,31), Liên bang Nga (1,32), Croatia (1,34), Andorra (1,36), Estonia (1,37), Switzerland (1,40)…
 
Biểu 6: So sánh TFR của Châu Âu năm 1975 và 2002
Nguồn: Low Fertility in Europe… (xem phụ lục tài liệu tham khảo)
Mặc dù là khu vực đạt được mức sinh thay thế sớm nhất thế giới (từ thập kỷ 1970) nhưng trải qua hơn 40 năm qua, mức sinh ở châu Âu ngày càng giảm và đến năm 2011 vẫn ở mức 1,6 con. Các đoàn hệ mới được sinh ra không đủ thay thế các đoàn hệ trước đã làm cho quy mô dân số của châu Âu ngày càng suy giảm.
 
Bảng 2: TFR các nước Châu Âu, 1980-2002
Nguồn: Low Fertility in Europe… (xem phụ lục tài liệu tham khảo)
 
Những cải thiện đáng kể

Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu của các nước phát triển (database of developed countries-INED) và “2011 the world population data sheet” thì mức sinh ở một số nước châu Âu đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm thê thảm năm 2002. Với sự nỗ lực của chính phủ, một loạt chính sách khuyến sinh được ban hành đã làm cho mức sinh của các quốc gia này được phục hồi, tuy vẫn ở mức dưới 2,0 con. Trải qua 21 năm (1980-2011) dân số châu Âu tăng 48 triệu người (năm 2011 là 740 triệu), trung bình mỗi năm tăng gần 2,3 triệu người.
 
Biểu 7: Dân số châu Âu, 1980-2010

Nguồn: Population and Demographic trends of European countries, 1980-2010 dẫn nguồn từ Database of developed countries

 
Mặc dù mức sinh có dấu hiệu khả quan ở hầu khắp châu Âu nhưng do đã qua hơn 40 năm, mức sinh luôn ở mức thấp nên quy mô dân số vẫn giảm so với trước tại một số nước như: Bosnia-Herzegovina, Croatia, Bulgaria, Hungary và toàn bộ Tây Âu (trừ Nga).
 
Bảng 3: Dân số thu hẹp tại một số nước châu Âu, 1980-2010
Đơn vị: Ngàn người
Nguồn: Population and Demographic trends of European countries, 1980-2010 dẫn nguồn từ Database of developed countries
 
Theo dự báo của Population Reference Bureau thì đến năm 2050, dân số của châu Âu chỉ còn 725 triệu người, tức bằng hơn nửa dân số Trung Quốc hiện nay. Như vậy, cũng khoảng 40 năm nữa (2011-2050) thì quy mô dân số châu Âu không những không tăng mà lại giảm đi 15 triệu người. Rất nhiều quốc gia ở châu Âu tiếp tục bị suy giảm về quy mô dân số. Có thể nói rằng, hơn 40 năm qua, châu Âu đã vật vã vực dậy mức sinh thấp nhưng cho tới 40 năm sau (tổng số hơn 80 năm), quy mô dân số của Châu Âu vẫn tiếp tục bị thu hẹp.
 
Biểu 8: Quy mô dân số của châu Âu 2011-2050
Nguồn: PRB, 2011 2011 the world population data sheet
 
Chọn hai nước có mức suy giảm quy mô dân số nhiều nhất là Ukraine và ít nhất là Bosnia-Herzegovina (tính đến năm 2050) để xem 100 năm nữa (từ 2010-2100) quy mô dân số của những nước này ra sao. Điều đáng tiếc là theo dự báo của Liên hợp quốc (theo phương án trung bình-màu đỏ) thì trong khoảng 100 năm nữa, quy mô dân số của 2 nước này vẫn tiếp tục giảm, thậm chí là đến mức thê thảm so với năm 2050.
 
Biểu 9: Dự báo dân số Ukraine và Bosnia-Herzegovina, 2010-2100
Nguồn: UN, Population projections to 2100

Đông Á cùng chung cảnh ngộ
 
Cùng với châu Âu thì khu vực Đông Á cũng có TFR thuộc hàng thấp nhất thế giới (chỉ đứng sau Nam Âu) với 1,5 con. Tại khu vực này, Đài Loan hiện có TFR thấp nhất thế giới với 0,9 con. (Nếu không tính Mông Cổ, do chưa đạt mức sinh thay thế, thì TFR của khu vực này chỉ còn 1,31 và là khu vực có mức sinh thấp nhất thế giới)
 
Biểu đồ 10: TFR của các nước, vùng tại Đông Á, 2011
Nguồn: Population Refrence Bureau, 2011 World Population Data Sheet

Nếu như châu Âu đạt được mức sinh thay thế vào những năm 1970 thì Đông Á phải chờ đến những năm cuối 1980 đầu 1990 (Bhakta Gubhaju, 2007) (Nhật Bản đạt mức sinh thay thế từ rất sớm vào những năm cuối 1950, đầu 1960- The emergence of very low fertility in Japan…, nhiều tác giả, 2006). Tuy nhiên, mức sinh sau đó đã giảm đi một cách nhanh chóng và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
 
Bảng 4: Mức sinh của một số nước/vùng Đông, Đông Nam Á, 1995-2011
Nguồn: Jones, Straughan and Chan, 2009; PRB, 2011
 
Bảng 5: Mức sinh thấp tại một số thành phố lớn thuộc Đông, Đông Nam Á
Nguồn: Gavin W.Jones, UN, Population Division, Expert paper No.2011/5

Cũng theo Population Reference Bureau, đến năm 2050, quy mô dân số của khu vực Đông Á (bao gồm cả Triều Tiên, Mông Cổ) giảm từ 1,581 triệu (2011) xuống còn 1,512 triệu (2050). Vị trí đứng đầu thế giới về quy mô dân số khổng lồ của Trung Quốc đã bị Ấn Độ soán ngôi. Hàn Quốc từ 49 triệu xuống còn 42,3 triệu, Đài Loan từ 23,2 triệu còn 20,9 triệu; Nhật Bản giảm nhiều nhất từ 128,1 triệu (2011) xuống còn 95,2 triệu (2050). Cũng theo dự báo của UN đến năm 2100 (phương án trung bình) thì quy mô dân số của Nhật Bản vẫn tiếp tục bị thu hẹp.

Như vậy, có thể thấy rằng, để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội. Gần nửa thế kỷ qua đi, châu Âu và một số quốc gia Đông Á vẫn đang ra sức khuyến sinh mà chưa đưa được kết quả như mong đợi: Mức sinh còn thấp và quy mô dân số tiếp tục ngày càng thu hẹp.
 
Phần tiếp theo: Tác động của mức sinh thấp và kinh nghiệm từ các nước
---
Tài liệu tham khảo:
1.East West center, “Causes and effects of low fertility in Asia, 2010”
2. Sidney B.Westley, Minja Kim Choe, Rorert D. Retherford “Very low fertility in Asia is there a problem? Can it be solved?”
3. Hans-Perter Kohler, Francesco C.Billari, José Antonio Ortega “Low fertility in Europe: Cause, Implications and Policy options”, 2006
4. Joseph Chamie, UN, “Low fertility: Can Governments make a difference?”, 2004
5. Pregnant Pause.org, “Fertility rates (children per family) world statistics”
6. People’s Daily Online “China faces the challenges of low birth rate and ageing problem”, 2011
7. Jonathan Grant, Stijn Hoorens, Suja Sivadasan, Mirjam Van het Loo, Julie Davanzo, Lauren Hale, Shawna Gibson, William Butz “Low fertility and population ageing: Causes, Consequences and policy options”, 2004
8. Peter Mc Donald, “Low fertility and policy”, Australian Demographic and Social Research Insititute.
9. Workpermit.com, “Canada faces low birth rate challenge”, 2006
10. Peter Mc Donald “Very low fertility: Consequences, Cause and Policy Approades”, 2008
11. Population Reference Bureau, “2011 World Population data sheet”
12. Dudley Kirk, Great Britain “Demographic Transition Theory”, Population studies, 1996
13. UN Economic & Social Affairs Population Division, “World Population to 2300”, 2004
14. Alexandre Avdeev, Tatiana Eremenko, Patrick Festy, Joëlle Gaymu, Nathalie Lebouteillec, Sabine Springer, “Population and Demographic trends of European countries, 1980-2010”
15. Naohiro Ogawa, Robert D. Retherford, Rikiya Matsukura, “The Emergence of Very Low Fertility in Japan: Changing Mechanisms and Policy Responses”, 2006
16. Bhakta Gubhaju, “Fertility Decline in Asia: Opportunities and Challenges”, 2006
17. Gavin W. Jones, “Recent  fertility trends, policy responses and fertility prospects in low fertility countries of East and Southeast Asia”, Population Division, UN Expert Paper No. 2011/5
18. UN Population division, “Replacement migration: Is it a solution to declining and ageing population?”
19. Roderic Beaujot, “Effect of immigration on the Canadian population: Replacement migration”, 2003
20. Phillip Longman, “Think again: Global Aging”, Foreign policy, 2010
21. Wendell Cox and Emma Chen, “Six adults and One child: The coming baby bust”, Conversable Economist, 2012
22. China.org.cn, “Low fertility rate a serious warning to China’s population problem”, 2011
23. Ik Ki Kim, “Policy responses to low fertility and population aging in Korea”, UN Secretariat, 2000
24. Minja Kim Choe,  Robert D. Retherford, Seung-Kwon Kim “Very low fertility in South Korea: Patterns and Prospects”, 2004
25. Natalie, “Why has Taiwan’s birthrate dropped so low?”, Time World, 2009
Ths. Lương Quang Đảng
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top