Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghịch cảnh em bú chị, cháu ti bà

Thứ hai, 10:44 02/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tình trạng người dân tảo hôn, sinh nhiều con đang là một thách thức lớn đối với ngành Dân số tỉnh Đắk Lắk. Có những phụ nữ đã sinh 8-9 người con, trai gái đủ cả, đã lên chức bà nhưng vẫn vô tư “đẻ thêm, đẻ bù”. Với họ, tư tưởng “đông con hơn đông của”, “con cái là của để dành” vẫn còn ăn sâu trong tâm thức…

 

Dù đã làm bà của 4 đứa cháu ngoại, người phụ nữ này vẫn “vô tư” sinh tiếp cô con gái thứ 7. Ảnh: N.Mai
Dù đã làm bà của 4 đứa cháu ngoại, người phụ nữ này vẫn “vô tư” sinh tiếp cô con gái thứ 7. Ảnh: N.Mai

 

Đã 9 con, vẫn chưa muốn dừng

Thực tế, chuyện người dân sinh nhiều con tại các vùng đồng bào dân tộc ở nước ta không phải là hiếm. Bởi lẽ, quan niệm thích nhiều con vẫn còn chi phối khá lớn trong tư tưởng của một bộ phận đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Thừa nhận về thực trạng này, bà Đinh Thị Kim Hoa - Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ea Súp (Đắk Lắk) chia sẻ: “Đồng bào ở đây vẫn còn thích sinh nhiều con lắm. Họ chỉ nghĩ đơn giản, “con cái là của trời cho” nên cứ có thai là sinh chứ chẳng hề nghĩ đến việc đảm bảo chất lượng sống và những hệ lụy do sinh quá nhiều con gây nên. Hơn nữa, do đặc thù công việc gắn liền với nghề nông và làm nương rẫy, cần nhiều lao động nên đông con với họ cũng được xem là một lợi thế. Chính vì vậy, việc truyền thông, vận động người dân áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, không sinh nhiều con… gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo bà Hoa, vài năm trở lại đây, tại huyện Ea Súp, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Đặc biệt, tại các xã cách xa trung tâm, chuyện một gia đình có tới 10 đứa con vẫn còn khá phổ biến. Nhiều phụ nữ dù đã sinh 8 - 9 con nhưng vẫn chưa có dấu hiệu muốn dừng lại, họ không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai an toàn nào. Chúng tôi đến thăm gia đình chị H’Brĩ  Kpã (buôn B2, thị trấn Ea Súp). 40 tuổi, người phụ nữ này đã là mẹ của 9 con (6 trai, 3 gái). Trong căn nhà sàn rộng chừng 20m2 không có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ đã bong tróc, người phụ nữ với gương mặt khắc khổ đặt vội hai đứa nhỏ đang bế trên tay xuống sàn để đón khách lạ. Hỏi ra mới biết, một trong hai bé là cháu ngoại của chị, bé còn lại là cậu con trai hơn hai tuổi mà vợ chồng chị “lỡ” chứ không phải “cố ý” muốn sinh (?!).

Chị H’Brĩ Kpã tâm sự, trong 9 đứa con, chỉ có 3 đứa được đi học. Lũ trẻ đều rất thích được tới trường nhưng vì gia đình quá nghèo, cái ăn còn chưa đủ nên bố mẹ đành “lực bất tòng tâm!”. Mấy đứa lớn phải ở nhà phụ giúp việc nương rẫy, nuôi các em.

Khi chúng tôi đùa: “Lỡ sinh đứa thứ 9 rồi thì chắc không có đứa thứ 10, thứ 11 đâu chị nhỉ?”, bà mẹ 9 con cười như mếu: “Vợ chồng tôi sẽ cố gắng kế hoạch không đẻ nữa. Nhưng nếu không may lại “lỡ” thì cứ sinh thôi. Bỏ đi thì tội, con cái là của trời cho mà!”.

Đề cập đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai, chị H’Brĩ Kpã cười lắc đầu. Theo chị, “uống thuốc tránh thai nhiều sẽ hại người”, mà đặt vòng thì lại sợ đau nên cứ để thuận theo tự nhiên”. Câu trả lời vô tư của chị khiến cả tôi và chị cán bộ dân số đều thấy xót xa, lo lắng.

Lên chức bà vẫn đẻ cố “cu thêm”

 

Chị H’Brĩ Kpã chưa có dự định gì về việc sinh tiếp đứa con thứ 10. Tuy nhiên theo chị, nếu “lỡ” thì sẽ vẫn… tiếp tục sinh. Ảnh: N.Mai
Chị H’Brĩ Kpã chưa có dự định gì về việc sinh tiếp đứa con thứ 10. Tuy nhiên theo chị, nếu “lỡ” thì sẽ vẫn… tiếp tục sinh. Ảnh: N.Mai

 

Cũng tại buôn B2 này, chúng tôi được “mách” đến nhà chị H’Dưng Kpã (41 tuổi), bà ngoại của 4 đứa cháu nhưng vừa sinh đứa con thứ 7 được hơn một tuần! Tìm đến nhà của bà ngoại vẫn đang “ở cữ”, chúng tôi được cô con gái đầu của chị cho biết: “Mẹ đang đi... làm rẫy”. Phải đợi các con đi tìm về, chúng tôi mới gặp được H’Dưng Kpã.

“Ở đây, chúng tôi không kiêng cữ quá cầu kỳ như người Kinh đâu. Sinh đứa đầu thì kiêng 1 - 2 tuần, còn các đứa sau thì chỉ vài ngày thôi. Giờ già rồi, sương gió nhiều thành quen. Với lại, con bé mới sinh hình như biết mẹ nó già yếu rồi hay sao nên không có quấy khóc, chỉ ăn với ngủ thôi”, người phụ nữ đã qua bảy lần sinh nở chia sẻ. Chị cho hay, thực ra chị mang thai tổng cộng tám lần, trong đó một lần bị sẩy thai do bất cẩn khi đi làm rẫy. Bảy đứa con đều được sinh tại nhà mà mẹ chúng không hề đến trạm xá hay bệnh viện. Trong những lần mang thai, chị cũng chưa đi khám thai hay siêu âm bao giờ.

“Các con của tôi đều được sinh tại căn nhà này. Khi nào thấy tức bụng, con hay đạp là biết mình sắp đẻ. Khi nào đau quá thì gọi già H’Hút (người có kinh nghiệm đỡ đẻ - PV) đến giúp. Lần nào mà già bận việc hoặc đến không kịp là lần ấy phải “tự thân vận động”, tức là đẻ rơi con trên sàn nhà”, chị H’Dưng Kpã tếu táo.

Theo chị H’Dưng Kpã, cả 7 đứa con của chị thì chỉ có cô con gái đầu (SN 1991) là có đủ sữa để bú. Các đứa em sinh sau hầu như không còn được bú mẹ nữa, chị phải cho con uống nước cháo hoặc sữa ngô. Gia đình không có điều kiện, bố mẹ phải đi làm thuê nên lũ trẻ tự chăm nhau, cứ thế lớn lên như cây cỏ. Ba cô con gái đầu lập gia đình, đều đã có con. Hiện tại, chị có 4 đứa cháu ngoại. Cháu lớn nhất năm nay sáu tuổi, cháu nhỏ vừa tròn một tuổi.

Khi chúng tôi hỏi: “Lên bà rồi vẫn sinh con chị có ngại không?”, bà mẹ này cười trừ rồi nhìn hai cô con gái lớn ngồi bên cạnh. Cô con gái đầu vừa nói, vừa vuốt má em: “Chẳng xấu hổ đâu!”.  

 

Theo bà H’Lê Niê – Trưởng phòng DS-KHHGĐ (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk), thực trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn đang là vấn đề nhức nhối và đặt ra thách thức lớn đối với những người làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà hiện diện ngay ở những trung tâm của các huyện, thị trấn – nơi tập trung cả người Kinh sinh sống. Nguyên nhân một phần là do phong tục tập quán thích đông con, nhiều của đã “ăn sâu” vào tư tưởng của bà con. Phần nữa là do hiểu biết của người dân về các biện pháp tránh thai an toàn còn hạn chế. Do vậy, công tác truyền thông, vận động nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm sinh vẫn còn “trường kỳ và gian nan lắm”.

(Còn nữa)

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top