Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghĩ bị mụn, không ngờ mắc ung thư hạch

Thứ năm, 08:19 06/09/2018 | Sống khỏe

GIadinhNet - Ung thư hạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nhưng nhiều người vì nhầm lẫn với bị mụn nhọt nên chủ quan dẫn tới những biến chứng khôn lường.


Cần đi gặp bác sĩ sớm khi phát hiện những hạch ở vùng cổ, nách.     Ảnh: T.G

Cần đi gặp bác sĩ sớm khi phát hiện những hạch ở vùng cổ, nách. Ảnh: T.G

Vào viện muộn vì tưởng mọc mụn

Cứ nghĩ con bị nóng nên mọc mụn nhọt ở nách, chị Minh (ở Hải Dương) ra sức tẩm bổ đồ mát cho con nhưng cục hạch vẫn không hết. Nghe mọi người mách cắt thuốc nam cho con uống cho mát sẽ nhanh hết, chị tìm đến thầy lang. Hơn một tháng điều trị tình trạng không đỡ, ngược lại kích thước hạch ngày càng to dần kèm theo nổi hạch vùng nách, bẹn, sốt cao. Lo lắng, chị Minh đưa con vào Bệnh viện K kiểm tra. Nhận kết quả sinh thiết từ bác sỹ, gia đình chị đau đớn khi biết được là con mắc phải ung thư hạch.

Trường hợp ông L.T.C (ở Hà Nội) may mắn phát hiện sớm nên đã điều trị hiệu quả được 7 năm nay. Ban đầu thấy xuất hiện u nhỏ ở cổ, ông cũng chỉ nghĩ mình bị bướu cổ thông thường. Thấy khối u dần to hơn, ông đi khám và sau khi làm sinh thiết dịch phát hiện bị ung thư hạch. Bác sĩ cho biết, ông may mắn vì phát hiện sớm u ở cổ và nhờ việc kiểm soát định kỳ, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn muộn sẽ mất cơ hội điều trị. Sau 3 đợt điều trị hóa chất, các hạch không còn, ông giờ khỏe mạnh không có biến chứng và ăn uống bình thường.

BS Tạ Chi Phương, nguyên Trưởng khoa Ung bướu (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, ung thư hạch là một dạng bệnh ung thư mà khi đó các tế bào miễn dịch của cơ thể (tế bào lympho) có sự phát triển bất thường và không thể kiểm soát được. Thường có hai loại ung thư hạch là bệnh lymphôm Hodgkin (LH) và bệnh lymphôm không Hodgkin (LKH).

Trường hợp ung thư hạch di căn do phát hiện muộn không phải hiếm gặp. Nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng cơ thể nổi đầy hạch. Một số trường hợp khối u xâm lấn không có khả năng điều trị hóa chất và nguy hiểm cho bệnh nhân.

Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của nhiều người. Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ không thấy các dấu hiệu rõ ràng, các hạch sưng to khiến nhiều người nhầm lẫn là hạch viêm, lao hạch… và tự mua thuốc về uống. Bên cạnh đó, khi thấy cơ thể nổi gờ gờ, nhiều người chỉ nghĩ là khối viêm chứ không nghĩ là hạch. Thường hạch ung thư ít khi viêm nhưng cũng có trường hợp hạch viêm, sưng tấy, đỏ lên. Khi đó nhiều người bệnh lại nghĩ rằng, bị nhọt rồi đắp lá và tự mua thuốc uống một thời gian vẫn không thấy đỡ. Thậm chí, có những trường hợp dù được chẩn đoán ung thư hạch song nghe theo mách bảo nên chữa truyền miệng đã làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Như trường hợp của ông N.V.T (ở Hà Nam) thấy xuất hiện một cái hạch ở bẹn, gia đình đã đưa đi kiểm tra tại Bệnh viện K. Sau khi làm sinh thiết, bác sỹ kết luận ông bị ung thư hạch và tư vấn cho gia đình cần điều trị luôn. Tuy nhiên, ông không tin vào y học hiện đại mà về nhà đắp lá theo truyền miệng. Khoảng một năm sau ông quay lại viện trong tình trạng hạch di căn hết khắp cơ thể, không chỉ vậy còn bị suy thận nặng. Mặc dù các bác sỹ đã rất cố gắng cứu chữa nhưng do sức khỏe yếu, việc điều trị hóa chất khi này không đáp ứng nên bệnh nặng hơn, gia đình đành đưa ông về nhà và mất sau đó vài hôm.

Theo các bác sỹ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, khi bị ung thư hạch, khối u lớn lên có thể gây chèn ép một cơ quan nào đó của cơ thể gây ra các biến chứng. Chẳng hạn vào phổi gây nghẹt thở, dây thần kinh gây đau nhức nhiều, một tĩnh mạch gây sưng phù… Tuy vậy, ung thư hạch thường ít gây đau đớn và dấu hiệu hay gặp nhất là khối u với kích thước to nhỏ khác nhau. Không ít trường hợp bệnh nhân đối mặt với tình trạng nguy kịch khi nhầm tưởng khối u ung thư là mụn nhọt.

Để chẩn đoán có phải ung thư hạch hay không, khi phát hiện được các hạch bất thường, các bác sỹ thường gây tê tại chỗ rồi lấy một mẫu hạch để làm sinh thiết. Ngoài ra, còn phải làm thêm các xét nghiệm về máu và tủy xương làm xét nghiệm tủy đồ để xác định và đánh giá tình trạng bệnh. Bởi vậy, khi thấy có những bất thường trên cơ thể nên đến viện kiểm tra.

Những dấu hiệu phát hiện ung thư hạch sớm

Theo BS Tạ Chi Phương, ung thư hạch là một loại ung thư nhạy cảm với nhiều loại thuốc và xạ trị có tiên lượng tốt hơn so với các loại ung thư khác. Với các trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị thành công là trên 80%. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh vẫn có thể tái phát nên người bệnh cần phải tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

Khám sức khỏe định kỳ được coi là việc làm vô cùng quan trọng giúp mỗi người phòng và phát hiện bệnh sớm. Ngay cả khi bản thân cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng khó chịu thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển mà chúng ta không hề hay biết.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mụn nhọt thông thường thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột. Vùng da có mụn thường sưng nóng đỏ, hóa mủ nhanh và có thể tự vỡ mủ sau khoảng vài ngày hoặc chích tháo mủ sau đó khỏi hoàn toàn. Với những trường hợp nhọt tồn tại lâu không thể tự vỡ, nằm sâu dưới da cần phải cảnh giác để đi khám. Bên cạnh đó, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ hơn khi cơ thể có những biểu hiện dưới đây:

- Nổi hạch ở các vị trí như cổ, nách, bẹn.. có thể nổi một hoặc nhiều hạch. Hạch nổi to và không đau.

- Sốt kéo dài và không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, cân nặng giảm nhanh mà khôn rõ nguyên nhân.

- Ho kèm khó thở, có lúc có cảm giác đau ở lồng ngực.

- Không có cảm giác ngon miệng khi ăn và thường đổ mồ hôi về đêm.

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư hạch bao gồm phẫu thuật cắt bỏ hạch, hóa trị, xạ trị, ghép tế bào gốc... Trong đó, phẫu thuật ít được sử dụng bởi hiệu quả điều trị không cao thường phải kết hợp với hóa trị. Khi khối u còn nhỏ, nằm ở một hay hai vùng hạch, xạ trị là phương pháp tối ưu. Trường hợp u đã lan tràn, điều trị bệnh này chủ yếu là dùng hóa chất. Với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn cuối, có tiên lượng kém bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cấy ghép tế bào gốc, phương pháp này có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng việc tìm tế bào gốc phù hợp rất khó khăn và chi phí cũng rất tốn kém.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top