Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ An nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thay đổi quan niệm “con mình bị đem thử nghiệm”

Thứ sáu, 09:47 19/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thời điểm Nghệ An bắt đầu triển khai Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh (đầu năm 2012) việc thực hiện gặp khá nhiều trở ngại, người dân không mặn mà ủng hộ do chưa hiểu. Sau một thời gian dài ngành Dân số nỗ lực tuyên truyền, tư vấn, đa số người dân đã nhận ra được giá trị to lớn, ý nghĩa nhân văn của đề án này.

 

Lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc bệnh tật tại Bệnh viện TP Vinh,	 Nghệ An.	 ảnh: H.H
Lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc bệnh tật tại Bệnh viện TP Vinh, Nghệ An. ảnh: H.H

 

Một giọt máu gót chân cứu sống cả đời em bé

Con số 178 ca bất thường, 221 ca nghi ngờ thiếu men G6PD và 2 ca nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh trên tổng số 42.970 lượt siêu âm thai là kết quả được thực hiện trong 5 năm của Đề án sàng lọc sơ sinh và trước sinh tại Nghệ An. Có thể khẳng định, đây là một đề án nhân văn, góp phần giảm đi nỗi đau dị tật, tạo ra những công dân khỏe mạnh cho tương lai.

BS Đỗ Thị Hằng- Trưởng khoa Cận lâm sàng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em tỉnh Nghệ An chia sẻ: Tỉ lệ ca thai dị dạng được phát hiện qua siêu âm ở trung tâm khá cao. Tuy nhiên, số phụ nữ đến khám và thực hiện siêu âm sàng lọc trước sinh mới chỉ chiếm tỷ lệ 35,81% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Như vậy, hơn 50% đối tượng có thai đã bỏ qua thời kỳ sàng lọc rất quan trọng để phát hiện, can thiệp sớm đối với các dị tật của thai nhi, đồng nghĩa với việc nhiều trẻ bị dị tật vẫn ra đời.

Bà Nguyễn Thị Phương Nga- Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ TP Vinh bộc bạch: “Hiện trung tâm chúng tôi chưa thể độc lập thực hiện công nghệ sàng lọc sau sinh, lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, chúng tôi đã kết hợp với Bệnh viện TP Vinh để triển khai đề án này. Mẫu máu sau khi được lấy sẽ chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thời gian đầu, việc triển khai gặp không ít khó khăn, nhiều bậc cha mẹ còn e ngại, sợ con cái mình “bị đem ra thử nghiệm”(?!). Cán bộ của trung tâm phải túc trực tại khoa sản, trực tiếp tư vấn, phát tờ rơi, tuyên truyền tác dụng to lớn, sự cần thiết của việc lấy mẫu máu sau sinh. Dần dà, người dân đã hiểu ra và đồng thuận…”.

Năm 2014, ngành Dân số TP Vinh được giao chỉ tiêu 120 trường hợp, các cán bộ dân số phải chật vật mới hoàn thành được nhiệm vụ lấy đủ số mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đến nay, đông đảo người đã nhận thức được 48 tiếng sau sinh là “thời điểm vàng” để xét nghiệm máu, phát hiện sớm, can thiệp dị tật thai nhi nên nhu cầu được sàng lọc tăng cao.

Là một trong những địa phương thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh, đến nay toàn bộ 30 xã của huyện Nghi Lộc đã triển khai đề án này. Thấy rõ lợi ích thiết thực, người dân đã tham gia tích cực các hoạt động của đề án. Sau hơn 3 năm triển khai, đã có trên 5.000 thai phụ tham gia sàng lọc trước sinh, gần 700 sản phụ đã đồng ý sàng lọc sơ sinh cho con. Qua đó, phát hiện được 13 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD.

Chị Phan Thị H, một sản phụ ở xóm 8, xã Nghi Văn có con được sàng lọc phát hiện bệnh thiếu men G6PD, cho hay: “Mới đầu, nghe đến chuyện bác sĩ sẽ chích kim tiêm vào gót chân bé để lấy máu, tôi thấy rất sợ, tội cho con! Nhưng thật may mắn, sau khi lấy mẫu máu gót chân, qua sàng lọc, các bác sĩ đã phát hiện con tôi bị bệnh thiếu men G6PD. Gia đình đã kịp thời đưa đi điều trị để cháu có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Tôi thấy đây là việc làm rất cần thiết…”.

Khó khăn phát sinh

Các cán bộ dân số tỉnh Nghệ An chia sẻ: Khó khăn nhất của Đề án sàng lọc trước sinh và sau sinh chính là tác động vào nhận thức, để người dân hiểu được tầm quan trọng và tự giác đến các cơ sở y tế siêu âm, khám phát hiện sớm dị tật thai nhi. Theo chị Cao Thị Nhung, cán bộ Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Hưng Nguyên cho biết: “Thời gian đầu, khi vận động được một sản phụ đồng ý cho nhân viên y tế lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, chúng tôi rất mừng. Nhưng hiện nay, chúng tôi lại đang “đau đầu” vì nhu cầu của bà con rất cao mà chỉ tiêu trên giao lại ít, như năm nay chỉ có 100 chỉ tiêu mà thôi.”.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thương Huyền- Trưởng phòng Dân số- Chi cục DS- KHHGĐ Nghệ An: Năm 2015, toàn tỉnh được giao khoảng 20% chỉ tiêu cho Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh. Với con số ước sinh khoảng 50.000 trẻ, sẽ có khoảng 10.000 cháu được hưởng thụ từ đề án này. Nhưng tỉnh chỉ có thể hỗ trợ xét nghiệm khoảng 3.200 mẫu máu (đồng nghĩa với việc kinh phí ngân sách chỉ chi khoảng 6,5%), còn lại gần 13,5% là chờ ngân sách từ nguồn khác mà chưa biết lấy từ đâu(!?).

Tuy nhiên có một thực tế, kể cả khi người dân sẵn sàng bỏ tiền túi ra để tiến hành xét nghiệm dịch vụ thì cũng không thể tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm, vì địa phương chưa trang bị được thiết bị kỹ thuật. Các mẫu máu khi lấy xong lại phải gửi ra Bệnh viện Phụ sản Trung ương xét nghiệm, sau đó mới chuyển về. Hiện nay tại Nghệ An có rất ít bác sĩ được đào tạo bài bản và thành thạo về kĩ năng này. Thống kê việc thực hiện chỉ tiêu Đề án sàng lọc trước sinh trong năm 2014 cho thấy, một số địa phương làm chưa được tốt như: Quỳnh Lưu làm hỏng 89/485 mẫu; Hưng Nguyên làm hỏng 60/110 mẫu; Quỳ Hợp làm hỏng 39/95 mẫu… Ông Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Hưng Nguyên cho hay: Việc nhiều mẫu hỏng là do nhân viên kỹ thuật thao tác chưa chuẩn, chưa kể quá trình vận chuyển từ các địa phương ra đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng có thể làm ảnh hưởng đến mẫu máu. Việc nâng cao tay nghề cho các cán bộ lấy mẫu máu là hết sức cần thiết.

2015 là năm sẽ kết thúc đề án này, trong tương lai, nếu không được tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, cộng với sự thiếu hụt của các dịch vụ cung ứng thì việc thực hiện sàng lọc sau sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. “Chúng tôi mong muốn thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng thêm các loại bệnh như hội chứng down, các dị tật ống thần kinh, tăng thượng thận bẩm sinh, và một số bệnh khác nhằm cho ra đời những em bé hoàn toàn khoẻ mạnh”, BS Phạm Văn Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An chia sẻ.

 

Sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân trẻ sau sinh 24 giờ có thể tầm soát được bệnh suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành), bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ) và bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)...

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top