Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngành y "đơn độc" khi dịch tay - chân - miệng ở phía Nam đang phức tạp, bất thường

Thứ năm, 12:00 11/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Số ca mắc bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, chiếm 77% cả nước, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%).

Nhanh, bất thường và phức tạp

Liên quan đến tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và bất thường trong thời gian gần đây, chiều 10/10 tại Viện Pasteur TP.HCM đã điễn ra Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam.

Theo đó, số liệu báo cáo từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, TP khu vực phía Nam.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại hội nghị, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, chiếm 77% cả nước, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%).

Cũng theo ông Phu, tình hình dịch bệnh dù đang có diễn biến phức tạp, bất thường nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, được ngành y tế đã dự báo từ trước. Thời gian này cũng là mua cao điểm của dịch bệnh so với những tháng khác trong năm.


Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam.

Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam.

Cụ thể, thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố có 4.066 ca bệnh tay chân miệng điều trị nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.

PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, 9 tháng đầu năm, bệnh viện tiếp nhận 2.180 ca tay chân miệng, trong đó có 46 ca nặng (độ 3, 4) và 1 ca tử vong. Tính riêng trong tháng 9 đã có 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Bệnh viện đã có 83 ca sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Riêng trong ngày 10/10, Khoa Nhiễm đang điều trị cho 19 ca sởi. Số ca sốt xuất huyết thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 và có 2 ca tử vong.


Các bệnh nhi bị tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM

Các bệnh nhi bị tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM

Báo cáo từ BS Trần Minh Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Đồng Nai cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh và liên tục. Trong tháng 9, số ca mắc lên tới trên 200 ca nội trú, khoảng 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Tính đến ngày 8/10, Đồng Nai ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện và 5.480 ca điều trị ngoại trú. Các địa phương có số bệnh nhân mắc bệnh cao là Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch.

Về tình hình bệnh sởi tại địa bàn Đồng Nai, BS Hoà cho biết, từ tháng 8 đến nay bệnh sởi cũng liên tục tăng cao. Hiện toàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 190 ca mắc sởi, nhiều chùm ca bệnh đã xuất hiện trong cộng đồng. 10/11 huyện ghi nhận có ca bệnh, tập trung tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ như Nhơn Trạch (87 ca), TP. Biên Hòa (41 ca), Long Thành (31 ca).

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Sở này nhận định, dịch bệnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhóm trẻ hộ gia đình nhưng chưa có giải pháp hiệu quả trong xử lý dịch.

Bắt được bệnh nhưng để một mình ngành y tế thì không thể trị được

Tại hội nghị, PGS -TS Phan Trọng Lân Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhận định, trong năm 2018, bệnh tay chân miệng và sởi các tỉnh phía Nam tăng cao chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, một số tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng có dấu hiệu gia tăng.

PGS -TS Phan Trọng Lân cho biết, qua điều tra dịch tễ của Viện Pasteur, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai di biến động liên tục. Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng.


Ngành y tế đang rất đơn độc chống dịch bệnh

Ngành y tế đang rất đơn độc chống dịch bệnh

Đồng quan điểm, BS Trần Minh Hòa cũng cho biết, qua giám sát và điều tra cộng đồng tại Đồng Nai, một số điểm có ca bệnh, chùm ca bệnh cho thấy, số mắc bệnh phần nhiều tập trung ở nhóm trẻ sống trong các khu nhà trọ của công nhân, trẻ chưa tiêm chủng sởi và trẻ không rõ tiền sử tiêm chủng.

Tương tự như Đồng Nai, tại Bình Dương cho biết hầu hết ca bệnh là dân nhập cư. Sở Y tế Bình Dương cho biết, có đến 90% đối tượng nhập cư chưa được tiêm chủng hoặc không rõ lịch tiêm chủng, tình hùng chung là rất khó quản lý các đối tượng mắc bệnh là dân nhập cư.

Đánh giá về dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng ở các tỉnh Đông Nam bộ, ông Trần Đắc Phu cho rằng, đây là các địa phương có sự giao lưu đi lại thường xuyên, điều kiện nhà ở chật chội, vệ sinh môi trường kém, khó kiểm soát được lịch tiêm chủng của người dân. Theo ông Phu, ngành y tế đang khá đơn độc trong cuộc chiến với cùng lúc 3 loại dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết. Đây không còn đơn thuần là vấn đề riêng của y tế mà là các vấn đề xã hội cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và người dân, mình ngành y tế không thể chống nổi dịch.

"Ngành y tế mong sẽ có sự chung tay phối hợp của hệ thống chính quyền các địa phương, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân", ông nói.

Để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, đối với bệnh sởi, cần đẩy mạnh việc tiêm vét, nhất là các tỉnh có nguy cơ cao cần tiến hành tiêm vét trong tháng 12 và tháng 1-2019. Đối với bệnh tay chân miệng, biện pháp phòng tránh chủ yếu vẫn là tập trung vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Cùng với đó, một số nhóm đối tượng tạm trú không nằm trong danh sách tiêm vét, vì vậy rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, khu công nghiệp.

Để giảm tỷ lệ tử vong, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu, các bệnh viện cần thực hiện triệt để các giải pháp phân luồng trong tiếp nhận bệnh nhân, phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời, không để quá tải, lây nhiễm chéo xảy ra.

Lê Nguyễn

Lê Nguyễn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 5 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top