Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng dân số - giải pháp tận dụng hiệu quả cơ hội "dân số vàng"

Thứ tư, 09:00 16/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cơ cấu "dân số vàng" mới chỉ có nghĩa là dân số trong độ tuổi từ 15-64 chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số, mới chỉ mang lại "khả năng", "cơ hội" chứ chưa phải là đã đem lại ngay kết quả cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng". TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam là một trong số ít nước có cơ cấu dân số này, chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học. Theo dự báo, giai đoạn "dân số vàng" của nước ta sẽ kéo dài đến năm 2040.

Một dân số được coi đã bước vào giai đoạn "dân số vàng" khi dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) nhiều gấp 2 lần dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) hoặc tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%.

"Như vậy, cơ cấu "dân số vàng" mới chỉ thể hiện ở số lượng người trong độ tuổi lao động" - TS Phạm Vũ Hoàng nhận định.

Đồng tình quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Uỷ viên Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhấn mạnh rằng cơ cấu "dân số vàng" mới chỉ có nghĩa là dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số, mới chỉ mang lại "khả năng", "cơ hội" chứ chưa phải là đã đem lại ngay kết quả cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. "Dân số vàng" mới chỉ là "vàng" về số lượng chứ chưa xét đến chất lượng.

Nâng cao chất lượng dân số - giải pháp tận dụng hiệu quả cơ hội dân số vàng - Ảnh 1.

Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Ảnh: Chí Cường


TS Phạm Vũ Hoàng và ông Nguyễn Ngọc Phương cho rằng giai đoạn "dân số vàng" vừa mang lại cơ hội và cả thách thức cho sự phát triển của đất nước.

Theo đó, quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn nếu được tận dụng tốt sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Còn không tận dụng tốt sẽ trở thành gánh nặng, nhiều lao động không có việc làm dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.

Theo Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng, ngay từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ "dân số vàng", nhiều chính sách đã được ban hành và thực thi để tận dụng lợi thế của thời kỳ này như: Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và gia tăng đóng góp của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 6%/năm trung bình trong giai đoạn 2011-2018.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các nhà khoa học, Việt Nam chưa thực sự khai thác hiệu quả lợi thế của cơ cấu "dân số vàng", vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của Việt Nam còn hạn chế, kém hơn nhiều lần khi so với năng suất lao động của Singapore, Malaysia và chỉ bằng 1/3 năng suất lao động của Thái Lan, Trung Quốc.

Để cơ cấu "dân số vàng" thực sự tận dụng có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

(TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Bộ Y tế)

"Chúng ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là khai thác lao động giá rẻ và lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp" - TS Phạm Vũ Hoàng bình luận.

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế với tỷ lệ lao động đã được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp, chỉ đạt 23,1%. Với góc nhìn của ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, thị trường lao động của Việt Nam rộng lớn, có lợi thế nhất định về nguồn lao động nhưng chất lượng lao động chưa cao, người lao động làm việc trong các nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 11% lao động có trình độ cao; lao động phổ thông và lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn.

Ngoài ra, phải tính đến số người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, bởi nếu trong độ tuổi này nhưng ốm đau, bệnh tật, không có khả năng làm việc thì cũng không tác động tích cực cho phát triển, thậm chí là ngược lại; Số người "có khả năng làm việc" có việc làm (những người "có khả năng làm việc" nhưng thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng không đầy đủ sẽ tác động tiêu cực đến phát triển); và số người có việc làm nhưng làm việc có năng suất, thu nhập cao.

"Để tận dụng cơ hội cơ cấu dân số vàng, nhà nước cần có các chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp giải quyết những vấn đề tính đến ở trên".

(ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Uỷ viên Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội)

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top