Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nặn mụn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nhiều người vẫn gặp biến chứng thậm chí nguy hiểm tính mạng vì mắc sai lầm này

Chủ nhật, 08:26 08/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, nặn mụn thực chất không phải là một việc có thể làm tùy tiện, người dùng có thể gặp biến chứng nặng nếu mắc những sai lầm trong khi thực hiện.

Hi hữu: Người phụ nữ ở Hà Nội biến chứng nặng sau tiêm filler làm thẳng chânHi hữu: Người phụ nữ ở Hà Nội biến chứng nặng sau tiêm filler làm thẳng chân

GiadinhNet - Chỉ một ngày sau tiêm chất làm thẳng chân tại một cơ sở thẩm mỹ ở quận Cầu Giấy, người phụ nữ U50 ở Hà Nội đau đớn, bắp chân sưng diện rộng, tấy đỏ, không thể nhấc chân đi lại bình thường.

Mới đây, một nam thanh niên ở Phúc Kiến, Trung Quốc đã gặp họa chỉ vì tự tay nặn nốt mụn cực to trên mặt mình. Theo thông tin đăng tải, trước đó, người này thấy trên mặt bỗng mọc lên một cái mụn rất to. Vì cảm thấy mụn trên mặt xấu xí nên anh đã cố gắng dùng tay nặn mụn.

Không ngờ sau khi bóp vỡ mụn, máu chảy không ngừng, thậm chí máu từ mũi cũng chảy ra liên tục. Dù đã dùng băng bông để băng lại, máu vẫn chảy ra từ nốt mụn. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định, nốt trên mặt anh không phải mụn trứng cá mà là u máu. Rất nguy hiểm khi tự ý nặn.

Nặn mụn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nhiều người vẫn gặp biến chứng thậm chí nguy hiểm tính mạng vì mắc sai lầm này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trước đó, nhiều người cũng từng phải trả giá đắt chỉ vì nặn mụn – việc làm tưởng chừng như bình thường. Như trường hợp 1 phụ nữ 32 tuổi ở Bình Dương cách đây vài năm đã phải đến cấp cứu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM trong tình trạng toàn bộ vùng mặt bị viêm tấy đỏ, phù nề nặng đến mức không mở mắt được do nhiễm trùng.

Trước đó, chị này tự nặn một mụn ở chóp mũi. Tuy nhiên, sau đó, từ vùng chóp, cánh mũi viêm tấy lan rộng, lan lên 2 mắt rồi toàn bộ vùng mặt, đau nhức dữ dội, mắt không mở được...

Sau khám lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm trùng chóp mũi gây viêm tấy lan tỏa vùng mặt, theo dõi nhiễm trùng huyết, viêm tắc xoang hang.

Hay một nam thanh niên ở Bến Tre sau một tuần nặn mụn bị sưng vù mặt, sốt cao mê man, phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM. Khi nhập viện, vùng miệng sưng to, mưng mủ, tình trạng sốc nhiễm trùng nghiêm trọng, các hạch sưng to; phải ăn qua xông; dùng phối hợp kháng sinh mạnh, liều cao...

Theo các bác sĩ, ngoài những biến chứng trầm trọng, thậm chí chết người thì nặn mụn không đúng, không vô trùng, một số người càng nặn càng mọc nhiều mụn hoặc tạo ra sẹo lồi, lõm, sẹo rỗ, những vết thâm da không mất.

Những sai lầm khi nặn mụn

Nặn mụn ở vùng tam giác nguy hiểm

Nặn mụn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nhiều người vẫn gặp biến chứng thậm chí nguy hiểm tính mạng vì mắc sai lầm này - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, trên mặt con người có một vùng tam giác nguy hiểm có đỉnh ở trên điểm giữa hai đầu trong cung lông mày và điểm nhọn hai góc đáy chính là hai mép. Nhiều người còn gọi là "tam giác chết" vì nặn mụn ở vùng này là nguy hiểm nhất. Do đó, không nên nặn mụn vùng giữa trán, ở quanh miệng và cằm vì rất nguy hiểm.

Nặn mụn đinh râu

Mụn đinh râu có dạng nhọt, thường sưng to, rất đau và có ngòi mụn ở đầu. Nặn mụn đinh râu có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Nặn mụn bằng tay bẩn

Tự ý nặn mụn hay dùng tay sờ cạo lên vị trí nốt mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da. Trong khi đó, nặn mụn tại nhà, nhiều người thường bỏ qua các bước tiệt khuẩn kỹ càng trước và sau khi thực hiện, thậm chí một số người còn nặn mụn bằng tay mà không rửa tay hay mang găng tay nên tăng khả năng nhiễm trùng, biến mụn không viêm thành mụn viêm hoặc làm cho mụn viêm hiện có lan rộng, dẫn đến nguy cơ cao hình thành sẹo mụn.

Những ai không nên nặn mụn?

Người bệnh tiểu đường: Những người tiểu đường tuyệt đối không được nặn mụn vì đường máu cao nên nguy cơ nhiễm trùng huyết cao gấp nhiều lần người bình thường.

Người suy giảm miễn dịch: Nếu mụn xuất hiện trên nền bệnh suy giảm miễn dịch đi kèm như: suy thận, ung thư… rất dễ bị viêm mô tế bào. Nếu diễn tiến nặng hơn nữa, vi trùng đi vào trong máu và gây ra nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.

Theo các bác sĩ, phần lớn mụn, nhọt có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm có nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên vùng bị mụn 10-15 phút mỗi lần, ngày 3-4 lần cho đến khi mụn vỡ và tháo mủ. Vết thương sau đó được rửa sạch bằng dung dịch sát trùng. 

Đến khám bác sĩ da liễu ngay khi thấy mọc mụn có các dấu hiệu như: Mụn có kích thước to, nhiều mụn xuất hiện cùng lúc, mụn ở vị trí nguy hiểm như vùng mặt, mụn gây đau nhức nhiều, kéo dài trên 2 tuần mà không lành hoặc mụn đi kèm với sốt...

Để phòng tránh mụn nhọt, cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa bằng xà bông diệt trùng, hạn chế cào gãi, sờ mó, nắn, bóp mụn nhọt.

Nhập viện ngay khi trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà có một trong những dấu hiệu nàyNhập viện ngay khi trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà có một trong những dấu hiệu này

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng; tay chân lạnh…

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 25 phút trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 19 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Top