Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nằm trên bàn đẻ mới biết đã dính bầu

GiadinhNet - Những đứa trẻ “ăn chưa no lo chưa tới” bỗng dưng làm mẹ trong sự ngỡ ngàng, đau xót của gia đình, thầy cô, bạn bè.

Buổi lễ ra mắt CLB Kỹ năng sống và SKSS tại huyện
Thanh Chương, Nghệ An. Ảnh: Hồ hà
 
LTS: Nghệ An đang phải đối mặt với tình trạng vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Điều đáng lo ngại hơn, độ tuổi phá thai ngày một “trẻ hóa”, gây nhức nhối cho nhiều gia đình.
 
Những đứa trẻ “ăn chưa no lo chưa tới” bỗng dưng làm mẹ trong sự ngỡ ngàng, đau xót của gia đình, thầy cô, bạn bè. Điều đáng nói là nhiều “bà mẹ nhí” chỉ biết được mình mang thai khi em bé sắp chào đời...
 
Ngoài tầm “kiểm soát”

Tháng 4/2012, Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) tiến hành giám định ADN để truy tìm kẻ khiến cô bé T.T.M (14 tuổi), học sinh lớp 8 ở xã Nam Trung có bầu và sinh em bé theo đơn tố cáo của gia đình.

M vốn là cô bé hiền lành, ngoan ngoãn. Đầu năm 2011, khi em đang học lớp 7 thì có một thanh niên 23 tuổi ở cùng xã làm quen. Lợi dụng sự ngây thơ và thiếu hiểu biết của M, nam thanh niên đã rủ cô bé về nhà riêng chơi và quan hệ tình dục. Sau đó, cả hai đã quan hệ thêm 3 lần khiến M có bầu.

Khi cái thai ngày càng lớn, bố mẹ mới nghi ngờ và đưa con đi khám, lúc đó M đã mang thai được gần 6 tháng. Lúc này, hai gia đình đã gặp nhau để nói chuyện người lớn và thỏa thuận sau khi M sinh con sẽ đi xét nghiệm ADN. Khi cái thai được gần 9 tháng, M phải bỏ học ở nhà. Ngày 21/09/2011, M sinh hạ một bé trai bụ bẫm, khỏe mạnh. Bố mẹ nạn nhân đã chờ gia đình kia đến để đi xét nghiệm nhưng không thấy, nên quyết định viết đơn tố cáo.

Trước đó, vào sáng 11/3/2012, em Chu Thị D - học sinh lớp 12, Trường THPT Diễn Châu 2, đang ngồi học trong lớp cũng bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đến bệnh viện. Không lâu sau nữ sinh được sự giúp đỡ của các bác sĩ đã sinh hạ được một bé gái. Sau đó, bé gái này đã được cho một gia đình hiếm muộn tại huyện Yên Thành, Nghệ An. Em D vốn là học sinh khá, trước ngày bất ngờ sinh con, em đang làm hồ sơ để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Cô giáo chủ nhiệm không biết D đang mang thai và quả thật đây cũng là chuyện xảy ra "ngoài tầm kiểm soát của nhà trường”.

Hệ lụy xót xa

Mang thai ở lứa tuổi VTN ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vì ở tuổi này khung xương chậu, bộ phận sinh dục chưa phát triển đầy đủ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện để làm mẹ nên dễ sinh non. Ngoài ra còn dễ bị băng huyết sau khi sinh; con bị còi cọc, suy dinh dưỡng…

Những hậu quả về tinh thần cũng không kém phần nghiêm trọng. Trẻ dễ bị trầm cảm sau sinh, thậm chí có thể bị tâm thần phân liệt do chưa chuẩn bị đủ tâm sinh lý để làm mẹ. Khi trẻ bị gia đình, bạn bè dè bỉu, chê bai, trẻ có thể trốn biệt xứ, thậm chí tự tử.

Cách đây 4 năm, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An có trường hợp em Hồ Thị H mới 13 tuổi, đã bị người bạn thân của cha lạm dụng đến mức có thai. Khi mẹ em thấy con mình bụng to bất thường, tưởng em bị bệnh hay u gì ở bụng đem đi khám mới ngã ngửa ra rằng con mình chẳng bệnh tật gì mà là đang mang thai ở tháng thứ 6. Mọi việc khi ấy mới vỡ lở ra, nhưng cái thai quá lớn, không thể bỏ được, em H đành phải bỏ học, ở nhà chờ sinh.
 
Một đứa trẻ làm... mẹ một đứa bé, với một tuổi thơ méo mó cùng nỗi ám ảnh khôn nguôi. Một vài năm nữa, khi bạn bè đồng trang lứa vào đại học, rồi đi làm, lấy chồng, thì cô bé H với những nỗi đau đang ngày một lớn sẽ ra sao? Mọi ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ đành nhường lại cho những lo lắng, bận rộn, vất vả và cả cay đắng…

BS Nguyễn Bá Tân, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Để hạn chế tình trạng VTN mang thai ngoài ý muốn, điều cần nhất là sự hợp tác của các bậc phụ huynh nói riêng và thái độ cởi mở của người lớn nói chung. Không nên cho rằng việc cho con em mình tiếp xúc với những kiến thức về SKSS là "ép con lớn trước tuổi”... Một nền tảng kiến thức sinh sản vững vàng sẽ giúp trẻ hiểu và làm chủ bản thân, tránh những hậu quả đau buồn do mang thai ngoài ý muốn gây ra”.
 
 (Còn nữa)
Hồ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top