Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam thanh niên mất khả năng làm bố vì căn bệnh mắc phải từ 10 năm trước

Thứ ba, 09:33 22/11/2022 | Dân số và phát triển

Nguy cơ quai bị gây tổn tinh hoàn ở người trưởng thành khá cao, chiếm tới 20-30% và hậu quả thường nghiêm trọng, có thể gây tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn, làm mất khả năng sinh sản.

Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Nói chung, bệnh quai bị có diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) tăng hơn, các biến chứng hay gặp hơn và thường có thể để lại hậu quả xấu. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc) nhưng khả năng ảnh hưởng đến sinh sản là hoàn toàn có thể gặp.

Mới đây, ThS. BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, BV Phụ sản TƯ, chia sẻ trường hợp vô sinh của một cặp đôi mà nguyên nhân hóa ra bắt nguồn từ cả chục năm trước trước đó.

Nam thanh niên phát hiện mất khả năng làm bố, nguyên nhân do căn bệnh mắc phải từ 10 năm trước mà không biết - Ảnh 1.

ThS. BS Phan Chí Thành khám cho bệnh nhân.

Nam thanh niên 25 tuổi, đến khám vô sinh hiếm muộn vì lập gia đình được 2 năm, "quan hệ" đều đặn nhưng chưa có con. Qua khai thác bệnh sử, BS Thành biết được năm 17 tuổi, nam thanh niên bị quai bị, sưng đau xuống tinh hoàn. Tại bệnh viện tỉnh, các bác sĩ đã điều trị giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân. Tình trạng sưng đau tinh hoàn dịu đi khá nhanh, mấy hôm sau bệnh nhân được ra viện. Nghĩ đơn thuần là bệnh đã khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì nên bệnh nhân cũng không để ý nhiều.

Tuy nhiên, đến hiện tại, khi khám lại, BS Thành phát hiện toàn bộ 2 tinh hoàn của bệnh nhân đã teo nhỏ, tiến hành xét nghiệm thì không còn tinh trùng trong tinh dịch. "Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh của đôi bạn trẻ, do tinh hoàn của người chồng không còn sản sinh được tinh trùng sau khi bị viêm do quai bị. Đối với trường hợp này, rất có thể bệnh nhân sẽ phải xin tinh trùng của người khác", BS Thành chia sẻ.

BS Thành cho biết thêm, đây là câu chuyện khá buồn về trường hợp người trưởng thành gặp vấn đề về sinh sản do mắc quai bị, nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Nguy cơ quai bị gây tổn thương tinh hoàn ở người trưởng thành khá cao, chiếm 20-30%, có thể gây tổn thương ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Và hậu quả thường rất nghiêm trọng, có thể gây tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn, làm mất khả năng sinh tinh của tinh hoàn.

Nam thanh niên phát hiện mất khả năng làm bố, nguyên nhân do căn bệnh mắc phải từ 10 năm trước mà không biết - Ảnh 2.

Phòng ngừa vô sinh do mắc quai bị

Theo BS Thành, đối với các bạn nam trẻ, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, các bạn cần tiến hành kiểm tra mình đã tiêm vắc-xin quai bị hay chưa, cũng như mũi tiêm trước đó còn tác dụng hay không. Có thể tiến hành kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu xem có kháng thể hay chưa. Nếu chưa có thì cần tiêm vắc-xin.

"Quai bị là bệnh có thể phòng ngừa được và hầu hết ngày bé ai cũng đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Việc nhiều người trưởng thành mắc quai bị một phần là do bản thân không biết mình đã được tiêm vắc-xin chưa, một phần là do nhiều người chủ quan không tiêm mũi nhắc lại", BS Thành nói.

Nếu không may mắc quai bị, việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt là vô cùng quan trọng. BS Thành cho biết, khi người bệnh phát hiện mình đã mắc quai bị, cần được điều trị triệt để, hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra như tổn thương tinh hoàn, tinh trùng...

Trường hợp phát hiện bản thân mắc quai bị, cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị kịp thời.

"Một vấn đề nữa là, bệnh nhân có tổn thương tinh hoàn do quai bị cần được tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản. Cần lưu trữ bảo quản tinh trùng càng sớm càng tốt để có thể lưu trữ những tinh trùng còn lại trước khi tinh hoàn bị thoái hóa viêm teo do quai bị. Sau này các bác sĩ hỗ trợ sinh sản có thể sử dụng tinh trùng này để tăng cơ hội có con cho bệnh nhân bằng chính nguồn gen của mình", BS Thành cho hay.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Khi mới bắt đầu cho con bú, người mẹ có thể thắc mắc liệu con mình có bú đủ sữa hay không. Phụ nữ lần đầu làm mẹ đều nên tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú đủ hay chưa.

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Ngày 23/5, tại Hà Nội, Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư (MHWG) tổ chức cuộc họp thường kỳ thảo luận về kế hoạch hoạt động năm 2024 cũng như các vấn đề liên quan đến di cư, sức khỏe người di cư.

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Suy dinh dưỡng thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ thức ăn, không đủ lượng hoặc cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng rất quan trọng để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa các nguy cơ do suy dinh dưỡng kéo dài.

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp bà mẹ có đủ sữa cho em bé và chịu được các áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đáp ứng được những điều đó?

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Top