Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm 2023 Bắc Kạn ưu tiên phát triển du lịch

Thứ hai, 07:57 30/01/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2023 tỉnh sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án có tiềm năng, lợi thế và khả năng tiếp nhận tốt, thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, chú trọng những nhà đầu tư lớn có tiềm lực kinh tế, các dự án có quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư.

Cắt giảm các thủ tục phiền hà với người dân, doanh nghiệp

Theo đó, năm 2023 là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. 

Vì vậy, các hoạt động thuộc “Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023” phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Gắn các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để tận dụng hiệu quả nguồn kinh phí.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tận dụng cơ hội làn sóng đầu tư tái cấu trúc các chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu và đặc biệt của khu vực châu Á. Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA). 

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, thực hiện thủ tục cải cách hành chính trên môi trường điện tử để nâng cao tính công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Đề xuất cắt giảm các thủ tục phiền hà, không cần thiết.

Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phải đi đôi với cải thiện môi trường đầu tư, tập trung vào các dự án có tiềm năng và lợi thế, khả năng tiếp nhận tốt. Cụ thể như các dự án chế biến nông, lâm sản, công nghiệp dệt may, da giày, điện tử, du lịch sinh thái, kết cấu hạ tầng công nghiệp,...

Bắc Kạn: Đổi mới, hội nhập và phát triển - Ảnh 1.

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung vào các dự án mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế và khả năng tiếp nhận tốt như các các dự án chế biến nông, lâm sản, công nghiệp dệt may, da giày, điện tử, du lịch sinh thái, kết cấu hạ tầng công nghiệp.

Thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, chú trọng những nhà đầu tư lớn có tiềm lực kinh tế, các dự án có quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư. Hạn chế những dự án có quy mô sử dụng đất lớn, giá trị gia tăng thấp. 

Đồng thời, kiên quyết không xúc tiến và thu hút những dự án sử dụng nhiều năng lượng, nguy cơ ô nhiễm môi trường, các dự án có xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các nước thứ ba để tránh hàng rào thuế quan. Tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng lợi thế, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ với việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp,…

Ưu tiên trong phát triển du lịch

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể, phấn đấu hoàn thành trong năm. Triển khai khởi công tất cả các dự án trọng điểm, quan trọng có tính lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cụ thể như: Quốc lộ 3 mới đoạn Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn; tuyến đường Khang Ninh - Quảng Khê; Cải tạo, nâng cấp đường giao thông khu vực xung quanh hồ Ba Bể,... đảm bảo tiến độ và chất lượng để hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối với các tỉnh trong vùng và các địa phương trong tỉnh. 

Cùng với đó, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản các cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng (Chợ Đồn), Chu Hương (Ba Bể), Vằng Mười (Na Rì); hoàn thành hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn II, Cụm công nghiệp Quảng Chu, Cụm công nghiệp Cẩm Giàng, Cụm công nghiệp Huyền Tụng nhằm mời gọi, xúc tiến đầu tư các dự án chế biến nông, lâm sản, công nghiệp dệp may, da giày, điện tử,... sẵn sàng đón nhận các dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc và tận dụng cơ hội của các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết. 

Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,... gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cùng khu vực. Tăng cường gặp gỡ, đối thoại, thăm nắm, kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, nhất là các lĩnh vực có lợi thế như nông, lâm nghiệp và du lịch. Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm nông lâm nghiệp và văn hóa du lịch. 

Ưu tiên tiếp xúc với những đối tác, nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, tập đoàn kinh tế lớn nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, hiệu quả đầu tư. Thu hút các dự án phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, phù hợp với quy hoạch và phát triển bền vững...

Bắc Kạn: Đổi mới, hội nhập và phát triển - Ảnh 2.

Tình Bắc Kạn sẽ tập trung hoàn thành Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.

Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, ưu tiên thu hút các dự án phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, phù hợp với quy hoạch và phát triển bền vững.

Trong đó, ưu tiên kêu gọi thực hiện các dự án đầu tư vào các lĩnh vực lĩnh vực nông, lâm nghiệp, xây dựng các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nằm trong chuỗi giá trị của vùng trung du và miền núi phía Bắc;

Ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư tham gia liên kết mở rộng sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ để chế biến sâu các sản phẩm nông lâm sản, xúc tiến thương mại và dịch vụ hậu cần nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị, tạo được thương hiệu riêng cho nông sản Bắc Kạn.

Về dịch vụ - du lịch, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn làm cơ sở đề xuất các dự án đầu tư cụ thể như dự án dịch vụ du lịch, các tổ hợp trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi giải trí - thể thao, nhà hàng, khách sạn cao cấp,... để sớm đưa dự án vào triển khai hoạt động. 

Ngoài ra, ưu tiên mời gọi các nhà đầu tư xây dựng các tuyến, điểm du lịch mới có tính liên vùng để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch như điện, nước, bưu chính viễn thông, ngân hàng, cơ sở y tế, bãi đỗ xe, bến thuyền, khu vực vệ sinh công cộng, thu gom rác thải,... tại các khu, điểm du lịch...

Đồng Diệm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Top