Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưu sinh khi ước mơ đại học đứt gánh

Thứ tư, 08:46 14/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cố gượng dậy sau cú sốc thi trượt đại học, nhiều thí sinh đã bắt tay tìm kiếm công việc để đỡ đần gia đình. Họ đi làm dành dụm một khoản tiền để năm sau thi tiếp hoặc hướng cuộc sống sang ngã rẽ mưu sinh khác.

Mưu sinh khi ước mơ đại học đứt gánh 1

Trần Thị Dung (Thanh Hóa) sau khi trượt đại học hiện làm nhân viên cho một quán bia tại Hà Nội. Ảnh: Q.Huy.

Sẽ tiếp tục sống

Sáng 13/8, chúng tôi đến nhà Duy ở phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TPHCM). Đó là một kiốt bé nhỏ có diện tích khoảng 20m2, nơi 5 anh chị em Duy và mẹ trú ngụ lâu nay, nhờ sự tốt bụng của chủ nhà cho thuê với giá rẻ. Duy đang ngồi dưới gốc cây đánh bóng đôi giày nhăn nheo: “Lát nữa em qua nhà hàng ở làng đại học Thủ Đức phỏng vấn xin việc phụ bàn”. Đợt thi đại học này, Duy thi vào Trường Sư phạm TPHCM (ngành Sinh) nhưng kết quả chỉ được 15 điểm, em đã bị trượt. “Hệ CĐ Sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn chỉ lấy 14 điểm cho ngành Sinh, em đủ điểm vào. Nhưng điều kiện liên thông lên đại học là phải ra trường, đi dạy 3 năm rồi cũng thi lại khối B như thi ĐH hiện giờ nên em sợ đến lúc đó mình chỉ còn kiến thức môn Sinh mà thôi, kiến thức 2 môn còn lại thực khó duy trì. Thôi, tốt nhất là em ráng tìm việc làm tạm năm nay, rồi học trung cấp ngành Dược để có nghề phòng thân. Buổi tối em cố rèn để năm sau thi tiếp vào ĐH Sư phạm”, Duy chia sẻ.

Duy là con trai thứ 3 trong nhà. Chị lớn của Duy đang học nghề uốn tóc. Các em Duy học lớp 8, lớp 2 và bé út học mầm non. Gia đình Duy 6 người rời quê nhà Đồng Nai bồng bế nhau đến TPHCM tìm đường mưu sinh nhiều năm qua, bởi bố Duy lấy vợ khác, còn ông bà ngoại lại lần lượt mất chỉ trong vòng 2 năm sau biến cố bố rời bỏ gia đình. Vậy là không còn chỗ dựa nào, một mình mẹ Duy tần tảo nuôi các con bằng đủ việc làm. Suốt thời đi học phổ thông, Duy phải tranh thủ phụ hồ, phụ làm sắt, làm nhôm… đỡ đần cho mẹ. Thời điểm Duy chuẩn bị thi tốt nghiệp thì mẹ đổ bệnh do suy kiệt và khủng hoảng tinh thần bởi nhiều năm liền căng sức lo toan. Duy và chị thứ hai bàn nhau người bỏ học chữ, kẻ bỏ học nghề đi làm giúp mẹ. Biết tin này, mẹ Duy làm căng, bảo hai đứa bỏ học là mẹ mua thuốc trừ sâu uống cho chết. Vậy là Duy lại tiếp tục việc học hành.

Đại học không phải con đường duy nhất

> Gần đây, một video clip mang tên “Rớt đại học” đã khiến cộng đồng mạng rất xúc động. Nhân vật chính trong clip là một nữ sinh từng đau khổ vì thi trượt đại học, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của người thân, bạn bè… trong 2 năm, cô đã xin đi làm thêm, kiếm tiền và hiểu ra giá trị của sức lao động, tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống… Bạn gái này đưa có lời khuyên: “Hãy cứ sụp đổ theo cách của bạn, rồi vực dậy thật nhanh, đừng chần chừ hay sợ sệt... Trượt đại học chỉ là chậm một chút, vinh quang đang chờ bạn ở phía trước”.

> Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 có hơn 1 triệu thí sinh dự thi, trong khi tổng chỉ tiêu là hơn 550.000 thí sinh. Với mức điểm sàn đã được công bố, có hơn 390.000 lượt thi sinh có điểm thi dưới sàn ĐH và hơn 210.000 lượt thí sinh có điểm thi dưới sàn CĐ. Theo đó, sẽ có khoảng 600.000 thí sinh trượt ĐH, CĐ.
 
Quang Huy
Sống ở quận Tân Bình (TPHCM), mấy hôm nay Võ Thị Thanh Thủy có thời gian phụ gia đình bán trái cây ở chợ Bà Hoa nhiều hơn thường nhật. Kỳ thi vừa qua, Thủy trượt đại học và em đang cân nhắc để có quyết định cho cuộc đời mình. “Em thôi không thi nữa. Gia đình đang khuyên em học cao đẳng nhưng em thích học đại học tư. Vẫn có nhiều trường xét điểm số của 3 năm học phổ thông để tuyển chọn”, Thủy chia sẻ nguyện vọng của mình.

Không như Thủy với dự tính tiếp tục giấc mơ đại học, Nguyễn Thanh Hải (ở quận Thủ Đức, TPHCM) lại xác định cho mình con đường nghề ngay sau khi biết thi trượt đại học. “Thực ra vào đại học cũng tốt, nhưng đó không phải là con đường duy nhất. Hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng khó khăn nên việc em tiếp tục đeo đuổi chuyện học hành là không đơn giản. Em thích làm nghề cơ khí. Nếu làm nghề thuận lợi mà sống tốt thì cũng chưa hẳn là điều không hay”, Hải nói.

Lên thành phố kiếm việc làm thêm

Kể từ khi biết mình bị trượt đại học, tâm trạng không tốt, nên việc đầu tiên của Lê Thanh Tùng (xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là tìm ngay một công việc nào đó để quên đi thất bại, có tiền phụ giúp gia đình. Tùng chia sẻ: “Em cũng cố gắng để ôn tập tốt, nhưng điểm thi vào ĐH Luật của em chỉ vỏn vẹn được 8 điểm. Mặc dù thất vọng với chính bản thân mình, nhưng em đã xin vào nhóm thợ xây, thợ sơn cùng quê đang làm các công trình ở Hà Nội. Mới làm, chưa quen việc nên thu nhập không cao lắm, nhưng em cũng tự trang trải bản thân. Em cố chi tiêu tiết kiệm để có tiền gửi về nhà giúp bố mẹ, đóng tiền học cho em”.

Cùng chung cảnh ngộ, Trần Thị Dung (xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) cũng quyết định rời quê ra Hà Nội tìm việc. Dung hiện đang làm nhân viên cho một quán bia trên đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân). Dung tâm sự: “Nhà em ở vùng quê nghèo khó, gia đình khó khăn, bố mẹ chỉ làm nghề nông, mùa màng sản lượng không đáng bao nhiêu. Em là con lớn, nên sau khi biết mình thi trượt đại học, em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra Hà Nội tìm việc. Em không khó để tìm được công việc hiện nay, lương mỗi tháng cũng được gần 3 triệu đồng. Không phải mất tiền ăn, chỗ ở vì ngủ luôn ở quán”.

Dung chia sẻ thêm: “Em không muốn ở nhà, vì bố mẹ cứ giục em lấy chồng, biết em trượt đại học, có nhiều “đám” đến hỏi cưới nữa. Em sẽ cố gắng vừa làm vừa tự ôn, năm sau em sẽ thi tiếp bởi sau thời gian làm việc trên này em thấy, nếu thi đỗ đại học có thể đi làm thêm để trang trải cho chuyện học”.
 

Ở nhà chăn trâu, nuôi lợn

Trượt đại học, nhiều thí sinh ở nông thôn không chọn cách đi tìm việc ở xa mà chọn cách ở nhà phụ giúp gia đình công việc nhà nông. Là một học sinh có học lực khá nhưng kết quả thi đại học vừa qua đã khiến Dương Quang Tú (xã Trung Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) vô cùng thất vọng. Dự thi vào ĐH Xây dựng Hà Nội, Tú chỉ được 7 điểm/3 môn. Du buồn, nhưng lại không muốn gia đình phải bận tâm, Tú đã nỗ lực để lao động, giúp đỡ gia đình.

Nói về quãng thời gian sau khi thi xong đại học, Tú cho biết: “Em cố gắng chăm chỉ phụ giúp gia đình trong các việc nhà, việc đồng áng. Hàng ngày em đảm nhận chăn 3 con trâu, thả ra bãi ngoài đê sông Đà. Lúc chăn trâu, em cũng cố gắng tranh thủ học, ôn lại kiến thức để năm sau thi tiếp. Nhà nghèo nên từ lúc thi xong đại học, em đã đi làm thêm các việc phụ như phụ xây, khuân gạch, chở xe trâu… trong xóm hay trong xã ở đâu có việc gọi là em đều nhận làm. Em là con út, các anh chị đi làm xa nên em phải cáng đáng nhiều công việc nhà, cố gắng kiếm tiền phụ giúp bố mẹ”.

Vất vả làm việc nhà nông sau khi biết trượt đại học, Nguyễn Hoàng Hiệp (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cũng vùi mình vào công việc đồng áng, chăn nuôi của gia đình. Hiệp bảo: “Em trượt đại học, bố mẹ em buồn lắm, nhưng cũng không hề trách móc. Em biết vậy, nên cố gắng làm tốt việc nhà, kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ khổ. Em ở nhà chăn bò, nuôi lợn và gà. Bố mẹ em bảo, sau này đàn bò sinh trưởng tốt sẽ bán đi cho em lấy tiền năm tới đi thi tiếp”.

Đối diện ngã ba cuộc đời

Đặng Thị Huyền (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) giấu gia đình vừa làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 1 (TPHCM) vừa học để tiếp tục giấc mơ đại học của mình. Kỳ thi vừa qua, Huyền đậu nguyện vọng 2 Y khoa Vinh và ĐH Nông lâm TPHCM. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn khiến Huyền phải đắn đo chuyện học gì, học ở đâu để có thể duy trì việc học. Huyền cho biết, cuối cùng em đã chọn ĐH Nông Lâm TPHCM làm “bến đỗ” bởi thuận cho việc sinh kế trong quá trình học.

“Xét lại hoàn cảnh gia đình, em nghĩ nếu học Y thì sẽ rất tốn kém, chi phí học quá cao so với kinh tế gia đình. Em học ĐH Nông lâm chi phí cũng đỡ hơn, mà vào đó em có thể đi làm thêm được”, Huyền cân nhắc. Mặc dù nói rằng nếu đủ điều kiện mình vẫn thích học Y hơn, nhưng Huyền biết rõ gia đình 3 chị em (Huyền là con lớn, 2 em đều đang đi học), bố mẹ làm nông mà ruộng đất lại quá ít ỏi, phải bươn chải thêm mới đủ ăn, nên em đành đưa ra quyết định thực tế nhất.

Ý chí, nghị lực của cô gái người Hà Tĩnh đã giúp em vượt chặng đường gian nan bước vào ngưỡng cửa đại học. Thế nhưng, với ngã ba cuộc đời luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là với Huyền, nếu có sự tiếp sức từ xã hội sẽ giúp hoài bão của em sớm tỏa sáng và lấp lánh hơn.

 
Đ. Bá - Q.Huy - H.Tuấn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 3 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 3 giờ trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trang website lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia với hàng trăm triệu lượt truy cập, phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy.

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng về vụ việc cô gái chết "khô" trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 28/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Thời sự - 9 giờ trước

Những ngày này, Nghệ An nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Người dân vật vã chống chọi với nắng nóng kỷ lục.

'Nhồi nhét' thêm 47 hành khách, tài xế ô tô bị CSGT Hải Phòng phát hiện

'Nhồi nhét' thêm 47 hành khách, tài xế ô tô bị CSGT Hải Phòng phát hiện

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH -Trạm CSGT An Hưng lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Trần Hữu H về hành vi điều khiển ô tô chở quá 47 người (90/43 người), đón khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón trả khách.

Top