Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh thấp làm tỷ số giới tính khi sinh tăng cao

Thứ năm, 18:09 02/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Trong xã hội có sở thích sinh con trai cao như ở Việt Nam thì mức sinh thấp làm tỷ số giới tính khi sinh tăng cao" - PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam chia sẻ.

Đang giao lưu trực tuyến “Tự hào ngành Dân số Việt Nam: 60 năm một chặng đường”Đang giao lưu trực tuyến “Tự hào ngành Dân số Việt Nam: 60 năm một chặng đường”

GiadinhNet – Chương trình sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 02/12, do Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp Tổng cục Dân số - Bộ Y tế thực hiện trên chuyên trang giadinh.net.vn với sự tham gia của lãnh đạo Tổng cục Dân số cùng những người tiền nhiệm và các chuyên gia đầy tâm huyết với lĩnh vực Dân số và phát triển.

Là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường.

Theo thông tin từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nước ta hiện đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, tỉnh/thành phố. Đặc biệt mức sinh còn cao ở vùng, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, mức sinh giảm thấp và xuống rất thấp ở những vùng, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.

photo-1638437253062

Nước ta hiện đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, tỉnh/thành phố

Thực tế đáng lo ngại khi 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã xuống rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung, với quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước.

Mức sinh là một yếu tố cấu thành của dân số, do vậy, những biến động của mức sinh, dù cao hay thấp đều có tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố dân số và sẽ gây bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, mức sinh thấp kéo dài sẽ làm suy giảm quy mô dân số, thiếu hụt lực lượng lao động, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, gia tăng các dòng di cư, tác động đến ổn định xã hội và phát triển đất nước. Đặc biệt, mức sinh thấp ở Việt Nam kéo theo một hệ lụy nghiêm trọng đó là mất cân bằng giới tính khi sinh do tâm lý chuộng con trai ở nhiều gia đình.

"Trong xã hội có sở thích sinh con trai cao như ở Việt Nam thì mức sinh thấp làm tỷ số giới tính khi sinh tăng cao" - PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam chia sẻ.

photo-1638437255747

PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.

Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới năm 2021 công bố chiều 26/10 cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2019 vẫn ở mức cao, khoảng 111,5 trẻ sơ sinh nam trên 100 bé gái sinh ra sống. Trong khi đó, tỷ số thông thường ở mức 104-106 bé trai trên 100 bé gái.

Đồng bằng sông Hồng có sự chênh lệch cao nhất, khoảng 115,5; tăng nhẹ so với mức 115,3 vào năm 2009. Trong khi đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong vòng 10 năm giảm từ 109,9 xuống còn 106,9.

Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, sở thích có con trai, cùng mức sinh thấp ở nhiều đô thị dẫn đến các hành vi can thiệp lựa chọn giới tính khi sinh khiến tình trạng mất cân bằng xảy ra. Việc mất cân bằng giới tính khi sinh kéo dài tác động lớn đến cơ cấu dân số, dư thừa nam giới như hiện nay và những năm tới.

"Tác động, hệ lụy của vấn đề dân số là lâu dài, hàng thập kỷ sau mới thấy, thậm chí là cả một thế hệ! Như vậy, tương lai của thế hệ con cái chúng ta được sinh ra hôm nay sẽ được hưởng thành quả trái ngọt hoặc vị đắng chát từ chính sách của chúng ta hôm nay. Ngay cả việc để đạt được mức sinh thay thế chúng ta cũng phải trải qua 3-4 thế hệ sinh đẻ. Chính bởi vậy, công tác dân số cần sự kiên trì, bền bỉ nhưng rất cần sự quyết liệt ngay từ đầu, ngay từ lúc này. Tất nhiên là tư duy lâu dài, tầm nhìn chiến lược thì ngành, lĩnh vực nào cũng có, nhất là ngành dân số." - Ông Lương Quang Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế nhận định trên Giadinh.net.vn.

photo-1638437257304

Thạc sĩ Lương Quang Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế

Nhằm đạt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, giảm chênh lệch mức sinh, Bộ Y tế được giao công bố danh sách các tỉnh, thành phố theo ba vùng mức sinh để từ đó có những giải pháp phù hợp. Đây sẽ là tiền đề xây dựng chính sách nhằm triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch… tiến tới đạt mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Để thực hiện tốt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các tỉnh, thành phố cần chủ động thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành để thực hiện các giải pháp giải quyết các vấn đề dân số; Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; Bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số; Phân định rõ trách nhiệm của nhà nước; cơ quan dân số và các cơ quan, tổ chức trong quản lý và thực hiện công tác dân số.

Đặc biệt, đối với những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần rà soát, bãi bỏ các chính sách, khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con. Các tỉnh có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con, đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.

Giao lưu trực tuyến “Điều chỉnh mức sinh theo đặc thù từng địa phương để đảm bảo sự phát triển bền vững”Giao lưu trực tuyến “Điều chỉnh mức sinh theo đặc thù từng địa phương để đảm bảo sự phát triển bền vững”

GiadinhNet –  Chương trình giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào thứ Tư, ngày 01/12, do Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp Tổng cục Dân số - Bộ Y tế thực hiện trên chuyên trang giadinh.net.vn cùng sự tham gia của cơ quan quản lý, chuyên gia và đại diện địa phương.

L.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top