Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh có xu hướng giảm - thách thức lớn của Vĩnh Long

GiadinhNet - Công tác DS- KHHGĐ Vĩnh Long gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt mức sinh có xu hướng giảm. Tỉnh này đang thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030.

Theo Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, công tác dân số tỉnh đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức, trong đó mức sinh có xu hướng giảm, già hóa dân số diễn ra nhanh, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh tại một số huyện chưa ổn định. Bên cạnh đó, chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả nước.

Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp của cả nước, nghĩa là mỗi phụ nữ sinh dưới 2,1 con. Bà Phạm Thị Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh Vĩnh Long là 1,81con- trong khi mức sinh thay thế là 2,1 con. 

Tại tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long này, từ năm 2018, mỗi phụ nữ chỉ sinh 1,83 con, tới năm 2020, con số này giảm còn 1,82.

Cũng theo bà Thuận, đáng chú ý từ năm 1999 đến nay, mức sinh của khu vực thành thị tiếp tục giảm thấp, (từ 1,37 con/phụ nữ vào năm 1999 giảm xuống còn 1,34 con/phụ nữ năm 2019), còn mức sinh của khu vực nông thôn thì có xu hướng tăng dần về mức sinh thay thế (từ 1,76 con năm 1999 tăng lên 1,93 con năm 2019).

"Điều này cho thấy, Vĩnh Long cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác truyền thông, nhằm giảm bớt khoảng cách về mức sinh thay thế giữa khu vực thành thị và nông thôn", bà Thuận nhận định.

Nhiều phụ nữ "ngại sinh", sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Chị Nguyễn Thị Xuân, 30 tuổi, trú xã Tường Lộc (Tam Bình) có 1 con và hiện chưa có kế hoạch sinh con thứ hai. Lý giải cho việc này, chị Xuân cho hay vợ chồng chị đều là công nhân và là trụ cột gia đình phải nuôi con nhỏ, ba mẹ già. "Tôi muốn dừng lại một con để nuôi dạy tốt hơn", chị Xuân nói.

images2411287_BVL_g__11_.jpeg

Vĩnh Long đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh minh hoạ

Chia sẻ về nguyên nhân và hệ luỵ của mức sinh thấp, bà Thuận cho rằng do thời gian dài thực hiện mục tiêu giảm sinh, đã làm thay đổi nhận thức người dân về việc thực hiện gia đình quy mô nhỏ; trở thành chuẩn mực thấm sâu trong toàn xã hội; xu hướng kết hôn muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ,… có tác động nhất định đến mức sinh thấp.

Bên cạnh đó, hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, thiếu chính sách đủ mạnh để người dân ở vùng có mức sinh thấp sinh đủ hai con, đặc biệt là tình trạng nạo phá thai tại các khu vực y tế tư nhân phát triển nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hậu quả vô sinh ngày càng tăng.

Về hệ lụy thì khi mức sinh xuống thấp dưới mức sinh thay thế sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lực lượng lao động. Hơn nữa, mức sinh thấp còn đẩy nhanh tốc độ già hóa DS sẽ kéo theo gia tăng quỹ phúc lợi xã hội cho người già, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Cùng với mức sinh thấp làm gia tăng các dòng di cư nên kéo theo các dịch vụ đi kèm để cung cấp cho người nhập cư như nhà ở, trường học, bệnh viện,... Điều này gây nguy cơ xung đột do những khác biệt về tôn giáo, văn hóa, kỹ năng làm việc, cạnh tranh việc làm... do quá trình di cư, nhập cư.

Bà Lê Thị Thu Vân, Trưởng Phòng Dân số- Truyền thông, DS- KHHGĐ, cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền. Để khắc phục khó khăn đó, Chi cục DS- KHHGĐ đã tích cực tham mưu Sở Y tế trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác KHHGĐ thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.

Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tiếp tục phấn đấu đạt mức sinh thay thế đảm bảo "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm thay đổi nhận thức và hành vi về sinh sản và KHHGĐ tại địa bàn có mức sinh không ổn định, địa bàn trọng điểm.

Theo Quyết định 2019/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2020 – 2025, có 21 tỉnh, thành phố sau được phân vào vùng mức sinh thấp, bao gồm: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.


Q.An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top