Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưa nắng thất thường, làm gì để trẻ không mắc bệnh

Thứ sáu, 20:16 25/11/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, khi trẻ bị ốm, sức khỏe yếu dần dễ rơi vào tình trạng kén ăn, thiếu dinh dưỡng và tái phát bệnh. Một vòng luẩn quẩn được lặp lại khiến cho tình trạng trẻ ốm kéo dài, thậm chí gặp biến chứng nhiều hơn.

Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì 'nợ miễn dịch' hậu COVID-19Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

GiadinhNet - "Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.

Thời gian gần đây, thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển và tấn công hệ miễn dịch của con người nhất là đối với những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ.

Đặc biệt, mưa ẩm kèm ô nhiễm không khí như hiện tại, nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và lây lan cúm mùa ngày càng tăng. Điều đáng nói, trẻ ốm liên miên cũng khiến cuộc sống của nhiều gia đình trở nên xáo trộn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của nhiều bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh đang có con ở lứa tuổi đi học mẫu giáo.

Nhiều mẹ trắng đêm chăm con ốm liên miên, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ - Ảnh 2.

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiều trẻ ốm liên miên. Ảnh minh họa

Gia đình ca sĩ Hồ Ngọc Hà là một ví dụ. Được biết, khoảng thời gian vừa qua, cặp sinh đôi nhà Hà Hồ là bé Lisa và Leon cũng "lũ lượt rủ nhau ốm" khiến nữ ca sĩ nhiều lần phải đăng tải dòng trạng thái đầy lo lắng trên facebook cá nhân đồng thời gửi lời khuyên tới các bà mẹ trong việc chăm con ốm mùa dịch bệnh.

Tương tự, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh mới đây cũng phải đăng đàn giữa đêm buồn bã chia sẻ chuyện hai con lớn bị cảm, sổ mũi, sau đó, lây sang cho em út mới sinh được vài tháng khiến cô vô cùng lo lắng vì con út còn quá nhỏ. Cô cũng chia sẻ, nhiều đêm con ốm, bản thân phải thức trắng chăm con.

Tăng đề kháng cho trẻ chống lại dịch bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, đối với trẻ nhỏ, dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. 

Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ, trong đó, sắt và kẽm vừa là thành phần vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Thông thường khi trẻ bị ốm sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp và tư vấn bổ sung kẽm, sắt khi bé khỏi bệnh sau 7 ngày. Bởi khi trẻ bị bệnh, virus vi khuẩn sẽ lấy sắt và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để sinh sôi và phát triển nên cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt các nguyên tố vi lượng này. 

Trong khi đó, theo nghiên cứu, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu như siro. Và nên chọn loại siro có thành phần hữu cơ, có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ ngang bằng nhau sẽ giúp sắt và kẽm hấp thu được tối ưu.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý, việc bổ sung kẽm và sắt chỉ thực sự tốt và có chất lượng khi trẻ đã khỏi bệnh từ 7-10 ngày. Trong khoảng thời gian trẻ còn đang bị bệnh không nên bổ sung vì sẽ kém hiệu quả hơn. 

Ngoài việc bổ sung sắt, kẽm qua đường uống, bố mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đa dạng cho con. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ và một số loại rau lá xanh như rau cải, hay các loại quả có màu cam, vàng như cam bưởi giàu vitamin C để tăng hấp thu kẽm và sắt.... 

Hơn nữa, tăng cường giúp trẻ vui chơi ngoài trời. Cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ là giúp trẻ vui chơi khi có thể và hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại, ipad của trẻ dưới 1 tiếng mỗi ngày (đối với trẻ từ 2-6 tuổi). 

Cụ thể, các hoạt động vui chơi của trẻ dưới 6 tuổi nên hướng đến sự năng động như đi bộ công viên, các trò chơi ngoài trời, ném bắt bóng, nhảy dây. Điều này không chỉ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giúp giảm thời gian thụ động của bé.

Đồng thời, nên cho trẻ ngủ đủ giấc bởi giấc ngủ không tốt cũng có thể làm yếu cả hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm con dễ bị bệnh hay viêm nhiễm hơn. Bố mẹ có thể vui chơi nhẹ nhàng với con trước giờ đi ngủ hoặc cùng nhau đọc sách, kể chuyện, ôn lại bài cũ … để con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, có một giấc ngủ chất lượng.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 18 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top