Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi năm sẽ tôn vinh 100 sản phẩm thuốc nội

Thứ hai, 05:00 23/12/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 20/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã công bố chương trình truyền thông “Con đường thuốc Việt”, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Mỗi năm sẽ tôn vinh 100 sản phẩm thuốc nội 1

Loại bỏ yếu tố tâm lý “sính ngoại” thì niềm tin của người dân và cả y, bác sĩ vào chất lượng thuốc nội hiện vẫn chưa cao. Ảnh: T.L

Tỷ lệ thuốc nội được kê đơn tại bệnh viện tuyến trên chỉ chiếm 11,9%

“Để thuốc nội phát triển thì thời gian tới, ngoài các giải pháp về cơ chế chính sách, thương mại, cần có giải pháp về kỹ thuật.

Các nhà sản xuất dược phẩm trong nước cần nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phải chứng minh được rằng thuốc nội có chất lượng cao, hình thức đẹp không thua kém gì thuốc ngoại nhập trong khi giá thành lại rẻ hơn, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam. Đây là một chặng đường dài, đầy gian nan nhưng bắt buộc phải làm”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chương trình “Con đường thuốc Việt” mỗi năm sẽ bình chọn và tôn vinh 100 sản phẩm thuốc Việt có chất lượng tốt, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn trong sử dụng và được nhân dân tin cậy. Chương trình này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với thuốc trong nước cũng như tăng cường vai trò, trách nhiệm của bác sĩ với việc kê đơn, sử dụng thuốc nội hợp lý, hỗ trợ ngành dược phát triển.

TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) chia sẻ, công nghiệp dược nội địa vài năm gần đây đã có bước phát triển với 121 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất). Nhiều sản phẩm dược của Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước trong khu vực và thế giới. Rất nhiều tập đoàn dược phẩm nước ngoài đã chọn những nhà máy sản xuất thuốc trong nước để sản xuất nhượng quyền hoặc gia công sản phẩm xuất khẩu  Tuy nhiên, giá trị bằng tiền của thuốc nội địa sử dụng ở các bệnh viện cũng như thị trường tự do đều chưa cao, hiện mới đạt xấp xỉ 48% tổng trị giá thị trường. Nghĩa là vẫn còn hơn 50% tổng số tiền mua thuốc của người dân đã chi cho thuốc ngoại nhập.

Đáng chú ý, trong số 48% nói trên thì đa phần là tiền tiêu thụ thuốc trên thị trường tự do và các bệnh viện tuyến dưới, trong khi tỷ lệ thuốc trúng thầu vào các bệnh viện tuyến Trung ương cũng như tỷ lệ thuốc được kê đơn, sử dụng ở tuyến này rất hạn chế. TS Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Quản lý giá thuốc- Cục Quản lý dược cho biết, hiện số thuốc nội trúng thầu và được kê đơn, sử dụng ở các bệnh viện tuyến huyện chiếm khoảng 62%, lên đến bệnh viện tuyến tỉnh giảm xuống gần một nửa, chỉ còn 34%. Đặc biệt, ở bệnh viện tuyến Trung ương, tỷ lệ thuốc nội được kê đơn, sử dụng chỉ chiếm 11,9%, nhiều bệnh viện chuyên khoa còn có mức tiêu thụ thấp hơn nữa. Chẳng hạn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện, tỷ lệ thuốc nội trúng thầu và được kê đơn, sử dụng ở đây mới chiếm tỷ lệ khoảng 1/10.

Vai trò của bác sĩ trong việc đưa thuốc nội vào các bệnh viện là yếu tố quyết định bởi người bệnh không tự ra quyết định chọn thuốc; Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc nội khi họ thấy tin tưởng vào chất lượng của thuốc. PGS.TS Lê Thanh Hải cho rằng, loại bỏ yếu tố tâm lý “sính ngoại” thì niềm tin của người dân và cả y, bác sĩ vào chất lượng thuốc nội hiện vẫn chưa cao. “Chỉ khi nào bác sĩ kê đơn thuốc cho con cháu, cho người nhà của mình các loại thuốc nội thì khi đó mới có thể nói thuốc nội đã thực sự chiếm được niềm tin. Và để làm điều này, để đưa được thuốc nội vào bệnh viện nhiều hơn, tất cả phụ thuộc vào vai trò của các nhà sản xuất thuốc trong nước...”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Làm sao để người dân tin vào thuốc nội?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 175 doanh nghiệp sản xuất tân dược, ngoài ra có khoảng 120 cơ sở sản xuất đông dược. Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hệ thống sản xuất này đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước. Tuy nhiên theo tính toán, các nhà máy sản xuất thuốc trong nước hiện mới hoạt động được một nửa công suất. Trên thực tế, năng lực sản xuất thuốc trong nước là khá lớn và có khả năng đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc chữa bệnh của người dân nếu như tìm được đầu ra.

Mặc dù có nhiều thuốc nội hiện nay đã đạt chất lượng tương đương thuốc ngoại trong khi giá cả rẻ hơn hẳn, tuy nhiên theo các chuyên gia thì số lượng này chưa nhiều. Hơn nữa, thuốc sản xuất trong nước vẫn chủ yếu là các loại thuốc thông dụng, thuốc generic (thuốc gốc), số mặt hàng hạn chế, mẫu mã chưa bắt mắt. Vì thế, dù chính sách hiện nay có nhiều quy định ưu tiên nhưng thuốc nội vẫn bị thuốc ngoại lấn át. TS Nguyễn Thành Lâm phân tích, trong Luật Đấu thầu có mục riêng về đấu thầu thuốc, giao Bộ Y tế ban hành danh mục những thuốc nào trong nước sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu thì không được nhập thuốc ngoại. Thế nhưng, việc ban hành danh mục này chỉ có thể thực hiện được khi bản thân các doanh nghiệp dược trong nước đã đảm bảo về nguồn thuốc, chất lượng thuốc và các bác sĩ cũng tin tưởng vào chất lượng thuốc đó.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, luật cần có những nội dung tạo điều kiện cho người sản xuất trong nước. Mỗi lần ban hành thông tư về dược, cần lấy ý kiến của người sử dụng, nhà sản xuất và người quản lý. Quy trình đăng kí thủ tục thuốc lưu hành làm sao đơn giản các thủ tục, công khai minh bạch, không được gây thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Về nhập khẩu, nếu thuốc trong nước cùng loại mà có chất lượng tương đương thì phải cân nhắc.
 
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top