Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mối họa khi uống nhiều nước lạnh

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít người đam mê nước đá lạnh, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh hay ngồi trong phòng điều hòa lạnh.

 
Tuy nhiên, nếu để bị lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.

Lạnh đột ngột và virutlà thủ phạm gây viêm họng đỏ cấp tính

Nguyên nhân thường gặp nhất là lạnh đột ngột và có vai trò tham gia tích cực của vi sinh vật, nhất là các loại virut. Virut thường chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng từ 60 - 80%) trong đó cần lưu ý các virut cúm và á cúm, virut đường ruột (Coxsackie).

Vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 40%) trong đó gặp nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội (vi khuẩn gây bệnh cơ hội là vi khuẩn bình thường có thể có ở một số người lành, chúng không bệnh, sống ký sinh trên cơ thể người nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh), ví dụ như xoắn khuẩn Vencent, H. influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, liên cầu...
 
Trong cơ chế gây bệnh, người ta thấy xuất phát điểm là do virut sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn (có thể một loại vi khuẩn nhưng cũng có thể là các vi khuẩn phối hợp).
 
Ảnh minh họa.

Viêm họng đỏ cấp tính xảy ra trong trường hợp nào?

Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài phòng nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột ngột...

Triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, có khi đắp chăn dày vẫn không hết rét; Đau, rát họng. Đau họng như nuốt đau, uống nước, ăn cơm, thức ăn cũng bị đau. Một số người bệnh ngoài các triệu chứng trên còn thấy đau đầu và nhức mỏi các cơ, khớp.

Người bệnh có thể có ho, lúc đầu là ho khan, sau một thời gian vài ba giờ là ho có đờm. Đờm có thể là đờm đặc hoặc đờm lỏng. Có một số trường hợp khi khạc đờm có thể thấy một ít máu đỏ kèm theo làm cho người bệnh rất lo lắng. Nhiều trường hợp người bệnh thấy ngứa họng rất khó chịu; Có thể chảy nước mũi loãng hay nước mũi đặc. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh mà người ta thường gọi là "thò lò mũi xanh".

Khám thực thể thấy họng đỏ, 2 amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng, trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu. Nếu là đợt cấp của viêm họng mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm mũi, xoang  mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch sưng to và đau. Nếu có điều kiện, lấy chất nhày họng, đặc biệt là lấy mủ trong các hốc của amiđan bị viêm làm xét nghiệm vi sinh sẽ thấy rất nhiều tế bào bạch cầu, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu thấy sự có mặt của vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh thì nên tiến hành cho nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm thử nghiệm kháng sinh đồ.

Khi nuôi cấy thấy xác định là liên cầu nhóm A (S. pyogens) thì cần xác định kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bằng phản ứng ASLO (antisteptolisin 0) bởi vì đây là vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh thấp tim tiến triển, đặc biệt là ở trẻ. Nếu chỉ số của phản ứng này vượt quá mức cho phép thì cần được tiêm phòng thấp (nếu là trẻ em) để đề phòng bệnh thấp tim. Đồng thời các bác sĩ lâm sàng cũng sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ để tham khảo chọn kháng sinh cho phù hợp nhằm tiêu diệt mầm bệnh triệt để.

“Chìa khóa” phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính

Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng).

Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm, nhất  là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A (test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính) cần cho trẻ được khám bệnh ở chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 4 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Top