Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi gia đình nên tìm một cách thức phù hợp

Thứ bảy, 11:00 20/08/2016 | Gia đình

GiadinhNet - Đưa người già vào viện dưỡng lão luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người ở mọi tầng lớp trong xã hội. Xung quanh chủ đề này, có nhiều ý kiến trái chiều, để rộng đường dư luận, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH,TT&DL.

Ông Hoa Hữu Vân trả lời phỏng vấn Báo GĐ&XH. Ảnh: P.Thuận
Ông Hoa Hữu Vân trả lời phỏng vấn Báo GĐ&XH. Ảnh: P.Thuận

Người già vẫn cô đơn trong căn nhà đông con cháu

Mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà đang dần bị mất đi. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

- Theo tôi, tỷ lệ gia đình hạt nhân giờ chiếm ưu thế và là xu hướng của thời đại. Theo các điều tra gần đây nhất cho thấy, tỷ lệ gia đình hạt nhân chiếm khoảng 68%.

Trong gia đình truyền thống (gia đình nhiều thế hệ chung sống) gắn với sản xuất nông nghiệp cần sức lao động nên giữa các thế hệ và các thành viên phải liên kết rất chặt chẽ với nhau. Quá trình hội nhập và phát triển, sự thay đổi cơ cấu kinh tế chuyển đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp như dịch vụ, công nghiệp và các hình thức khác đã tác động đến sự thay đổi của gia đình Việt Nam. Sự phân công lao động trong xã hội cũng như trong gia đình khác nhau dẫn đến tình trạng gia đình đi vào những đơn vị nhỏ mà người ta gọi đó là gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có 2 thế hệ là vợ chồng và con cái cùng chung sống). Bởi vậy mà hiện còn ít những gia đình chung sống ba thế hệ.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ngay cả trong các gia đình hạt nhân hiện nay cũng lỏng lẻo?

- Đây là một trong những thách thức của nhiều gia đình hiện nay. Về thời gian cha mẹ dành cho con cái, báo cáo điều tra gia đình về gia đình Việt Nam công bố năm 2008 cho thấy tỉ lệ 21,5% người cha và 6,8% người mẹ không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Nguyên nhân thiếu thời gian chăm sóc con chủ yếu do mải miết kiếm tiền.

Cuộc sống đương đại mang lại nhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện phát huy năng lực cá nhân nhưng cũng tước đi rất nhiều thứ như thời gian, sự quây quần, gắn bó giữa các thành viên. Mỗi thành viên có nhiều mối quan tâm hơn, cùng với đó nhịp sống gấp gáp, vội vã khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng trở nên lỏng lẻo. Ngay trong chính căn nhà có đầy đủ con cháu, nhiều người già vẫn thực sự cô đơn.

Ông có suy nghĩ gì khi có nhiều ý kiến cho rằng, chức năng giáo dục của gia đình hiện nay đang bị suy giảm dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức của gia đình?

- Nền tảng của giáo dục nhân cách đầu tiên đến từ gia đình. Khi chức năng giáo dục gia đình bị suy giảm, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến đạo đức bị suy giảm. Xã hội hiện đại tạo ra nhiều cơ hội khiến con người bận rộn để tăng thu nhập làm giàu, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi quên mất giá trị gia đình. Như trên đã nói, các thành viên ít có thời gian dành cho nhau và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều là con trẻ… Điều này khiến chức năng giáo dục, chức năng tình cảm bị giảm sút.

Hơn nữa, trong giáo dục gia đình, nhiều bậc cha mẹ đã xem nhẹ việc giáo dục cho trẻ lòng hiếu thảo, biết ơn, hiếu kính ông bà cha mẹ ngay từ nền nếp “đi thưa về chào”, đến việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn, gập quần áo… Bên cạnh đó, tiêu chí của một đứa trẻ ngoan, một đứa con ngoan được không ít gia đình đánh đồng hoặc chỉ quan tâm đến việc phải có nhiều điểm 10, phải là học sinh giỏi. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong giáo dục gia đình.

Sẽ là xu hướng tương lai

Phải chăng chính cuộc sống tất bật, sợi dây tình cảm gia đình lỏng lẻo mà nhiều người con lựa chọn việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để thoái thác trách nhiệm, thưa ông?

- Hiện tượng cha mẹ già phải vào viện dưỡng lão phải xét trên nhiều chiều, nhiều khía cạnh và trong những hoàn cảnh cụ thể. Thứ nhất, có thể là bậc cha mẹ thích được vào ở trong viện dưỡng lão do người này, người kia giới thiệu, hoặc biết được thông tin điều kiện của cơ sở dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Vào viện dưỡng lão các cụ vừa được chăm sóc vừa được sinh hoạt văn nghệ, hoạt động thể thao… được giao lưu vui với bạn bè cùng lứa tuổi. Với những cụ có tâm lý thoáng như này sẽ là điều tích cực.

Còn trường hợp cha mẹ bị con cái ép đưa vào viện dưỡng lão vì quá bận rộn mưu sinh hoặc nhằm thoái thác trách nhiệm là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và là điều ở bất cứ giai đoạn nào, thời buổi nào cũng không thể chấp nhận được. Những trường hợp như này cần phải lên án.

Liệu người già sống trong viện dưỡng lão có trở thành xu thế hay không, thưa ông?

- Ở nhiều nước phát triển, người già sống trong các viện dưỡng lão là xu hướng và là hiện thực. Ở nước ta, hiện viện dưỡng lão còn ít, nhưng tôi cho rằng sẽ trở thành một xu hướng trong tương lai. Cách đây nhiều năm làm gì có dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Nhưng mấy năm gần đây, mô hình này đã hình thành như một nhu cầu thực tế của xã hội. Điều quan trọng là điều kiện và cái tâm của nhân viên trong cơ sở đó đối với các cụ và quan trọng hơn là duy trì mối liên hệ, động viên, thăm nom của con cháu khi các cụ ở cơ sở dưỡng lão.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để có sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình với nhau mà lại phù hợp với hoàn cảnh, lối sống hiện đại?

- Tôi cho rằng, dù xã hội và cuộc sống đương đại có phát triển đến đâu, mức sống được thay đổi thế nào thì chữ “Hiếu” vẫn là giá trị bất biến. Yêu kính và chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ vừa là đạo đức vừa là nghĩa vụ, là trách nhiệm xuất phát từ tấm lòng của phận làm con. Hãy yêu thương các thành viên gia đình của mình vì nếu không yêu người thân thiết của gia đình mình thì khó lòng yêu thương được người khác. Không yêu quý gia đình mình thì liệu có yêu được quê hương, yêu đất nước tha thiết, sẵn lòng cống hiến cho quê hương, đất nước?

Theo tôi, mỗi gia đình nên tìm một cách thức phù hợp với hoàn cảnh của mình để làm hài hòa các mối quan hệ cha mẹ - con cái, ông bà - con cháu, tạo được sự gắn bó chặt chẽ, yêu thương và chia sẻ với nhau. Điều này sẽ vừa giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam vừa phù hợp với xã hội phát triển.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện cởi mở này!

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Nhiều quan điểm cho rằng, chồng càng lớn tuổi hơn vợ sẽ càng hạnh phúc, nhưng liệu điều này có đúng?

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Năm 2024 chắc chắn sẽ là một năm vô cùng may mắn về mặt tài chính lẫn tình cảm của những con giáp dưới đây. Mời các bạn tham khảo thông tin.

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Gia đình - 20 giờ trước

Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ.

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Gia đình - 1 ngày trước

Khi năm học cũ còn chưa kết thúc, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm lớp học thêm tiền tiểu học với hy vọng con không bị hụt hơi ngay từ lớp một.

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một người đàn ông khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của một cảm xúc sâu sắc.

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi nhìn thấy ngôi nhà, người đàn ông sững sờ. Không thể tưởng tượng được rằng, con gái ông đang sống trong một ngôi nhà bằng đất, được làm từ những năm 1960.

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của mỗi người đều là một mớ hỗn độn, nhưng chúng ta không thể mãi tập trung vào những điều khiến bản thân chán nản. Thay vào đó, hãy ghi nhớ những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, ngọt ngào, ấm áp và đẹp đẽ.

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Số phận luôn khó dự đoán, đôi khi nó có thể khiến chúng ta rơi vào vận xui, cảm thấy bất lực và mất mát. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, vận xui không tồn tại mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, ánh sáng của may mắn sẽ đến, mang lại cho chúng ta vô vàn bất ngờ và niềm vui.

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Top