Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ Sài Gòn xoay xở học phí từng tháng cho con theo trường quốc tế

Thứ tư, 11:20 17/01/2018 | Gia đình

Hai lần chị Trân (TP HCM) phải đến trường xin đóng muộn học phí cho con, nhưng cũng vì thế chị có động lực mạnh mẽ kiếm tiền.

Bài viết là chia sẻ của chị Lê Quỳnh Bảo Trân, 38 tuổi về quyết tâm cho con học trường quốc tế. Khoảng 4 năm đầu tiên cho con đi học, vợ chồng chị đã gặp khó khăn kinh tế lớn. Nhưng sau đó, với sự cố gắng của cả vợ chồng mà kinh tế gia đình tốt hơn, không chỉ con đầu, mà cả con sau, anh chị đều cho vào học trường quốc tế từ những cấp học nhỏ nhất.

Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường tại Sài Gòn, nhưng từ nhỏ đã được người cô nuôi và cho học trường điểm ở Quận I - nơi thường dành cho con nhà có điều kiện và các quan chức. Cô tôi không bao giờ nói với tôi về giàu hay nghèo. Hằng ngày cô chở tôi đi học trên chiếc xe đạp. Nhưng những năm 1990, trong lớp chỉ hai bạn có máy tính thì tôi là một trong số đó, bạn còn lại là con một gia đình buôn đồ cổ rất giàu. Chính vì được nuôi dạy trong môi trường đó nên tôi đã hình thành một suy nghĩ, mình muốn gì thì cứ làm, đừng bị giới hạn bởi vật chất.

Sau này trưởng thành, tôi có dịp nghe về một số gia đình cho con học trường quốc tế. Họ chia sẻ những điều khác biệt trẻ nhận được khi học trong môi trường này, khiến tôi quyết định con mình cũng phải được học ở đó.

Con tôi chào đời trong bối cảnh vợ chồng khởi đầu cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn, từ tính cách đến sự kỳ vọng về đối phương. Chồng tôi vừa nâng cấp cái xưởng nhỏ của tôi (tôi tự lập xưởng nội thất từ năm ba đại học) thành công ty, đồng nghĩa hai vợ chồng đều chung một nguồn thu nhập, mọi thứ khó khăn và không ổn định.

Người ta nói thời ấy muốn cho con học trường quốc tế nhất định phải có vài căn nhà phố, có sổ tiết kiệm chục ngàn đô trở lên. Còn tôi, không có gì ngoài niềm tin và ước mơ. Tôi bàn với chồng thì anh nhất quyết phản đối. Tại sao không học trường công, tại sao phải đặt con và mình vào rủi ro? Chồng tôi rất thương con và luôn tôn trọng quyết định của tôi nhưng anh cũng như hầu hết mọi người đều cản tôi cùng một lí do: sợ không theo nổi, trở ra trường ngoài tội con. Mọi người có lý của mọi người, tôi thì có niềm tin của mình.

Vợ chồng chị Trân, anh Hà Lam và hai con. Ảnh: NVCC.
Vợ chồng chị Trân, anh Hà Lam và hai con. Ảnh: NVCC.

Đã quyết, vì mục tiêu ấy nên tôi phải lên kế hoạch cày cuốc, đồng nghĩa với việc không có thời gian bên con. Sau khi cân nhắc các hợp đồng công ty của mình, tôi xin việc vào làm một ngân hàng quốc tế. Vào năm 2007, lương khi ấy khoảng 1.000 đôla, trong khi học phí cho con tầm 450 đôla, chưa gồm các chi phí khác và một em bé chuẩn bị ra đời. Và nói thật, vì không đủ nên tôi chỉ có thể chọn cho con học một trường mầm non quốc tế song ngữ.

Học đến kỳ 2, không hiểu thay đổi cô giáo thế nào mà con rất sợ tới trường. Lần này tôi có một quyết định táo bạo là chuyển con tới một trường mầm non quốc tế hoàn toàn, học phí tăng gấp rưỡi tầm 750 đô la. Sự thay đổi này khiến vợ chồng tôi một lần nữa tranh cãi. Tôi quyết liệt quá thì anh im lặng cho đến khi nhìn sự phát triển của con chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, từ đây anh đã hoàn toàn ủng hộ tôi.

Đó cũng là thời điểm tôi sinh con thứ hai. Công việc ở ngân hàng đã nghỉ. Quán ăn mở bị thua lỗ. Mỗi ngày tôi đi làm từ 7h sáng tới 9h tối mới về và chỉ kịp nói chuyện với con lớn khi cháu đi ngủ. Tiền học của con thời ấy chỉ đủ đóng tháng một và luôn trong nỗi lo tháng sau lấy tiền đâu. Hai lần không có tiền, tôi đã phải đến xin hiệu trưởng cho nộp muộn.

Mọi việc chẳng hoàn hảo để bắt đầu nhưng tôi quyết tâm làm cho trở nên hoàn hảo. Tất cả thời gian tôi dành cho việc kiếm tiền, dù lúc nào tôi cũng tự trách mình không dành thời gian được cho con. Có những thời điểm công ty vợ chồng tôi gặp khó khăn, ông xã tôi phải đi làm những việc sửa chữa vặt dù anh là một kiến trúc sư để duy trì công ty. Cuộc sống vô cùng chật vật. Tết phải bán cả xe để trả lương nhân viên và có tiền về quê nội ăn Tết... Nhưng nghĩ đến con học trong môi trường cháu được là chính mình thì vợ chồng tôi lại có niềm tin và quyết tâm không để việc học của con bị gián đoạn.

Đến bé thứ hai đi học, vợ chồng tôi vẫn kiên định cho con học trường quốc tế. May mắn sau đó chúng tôi nhận được nhiều hợp đồng thiết kế, thi công nội thất, công việc kinh doanh khởi sắc. Nỗi lo học phí cho con giảm dần.

Đến nay con lớn của tôi học lớp 6, con nhỏ học lớp 4. Mỗi tháng, chúng tôi phải dành khoảng 4.500 đôla cho việc học của con.

Thật không dễ dàng vượt 9 năm qua và vẫn còn 9 năm sắp tới với nhiều thử thách. Bạn bè cùng trang lứa đã sở hữu nhiều nhà cửa, đất đai, còn vợ chồng vẫn chẳng có gì nhiều trong tay, nhưng chúng tôi không thấy hối tiếc. Mục tiêu của chúng tôi không phải là nuôi con xuất sắc mà chỉ mong con luôn là chính con, một người tự do, đam mê sáng tạo và sống vì điều con mơ ước.

Tôi quan niệm, cuộc sống không bao giờ là đủ. Vậy nên đừng để đến lúc hoàn hảo mới dám quyết định, mà hãy cứ quyết định đi và cố hết sức mình để làm cho nó hoàn hảo.

Anh Nguyễn Hà Lam, chồng chị Ngọc Trân chia sẻ thêm, trong nửa kỳ đầu tiên con học trường quốc tế năm 3 tuổi, anh đã nhận ra sự khác biệt rõ của con với các bạn. Đó là mỗi buổi chiều anh dẫn con chơi với các bé ở khu đu quay trước nhà, con tự tin và kể anh nghe đủ chuyện xảy ra trong lớp. Khi đi chơi với gia đình các bạn, anh thấy con không mè nheo hay quậy phá, am hiểu kiến thức thường thức (ví như các loài sinh vật, hiện tượng thiên nhiên), không sợ nắng, sợ gió, sợ bẩn, côn trùng. Từ đây anh tin tưởng, hai vợ chồng cùng nỗ lực kiếm tiền cho con học trong môi trường này.

Cách đây 2 năm, dù công ty nội thất đang phát triển tốt, nhưng vợ chồng anh đóng cửa công ty, chuyển sang một mô hình kinh doanh mới, thu nhập vẫn tốt và hơn thế gia đình được đi nhiều nơi, anh và vợ có nhiều thời gian dành cho con hơn.

Theo Phan Dương

VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những pha 'cứu thua' cao tay của các ông chồng khi bị vợ giận

Những pha 'cứu thua' cao tay của các ông chồng khi bị vợ giận

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Vợ giận, bất lực khi không nói lý được, anh chồng chạy 30km về nhà mẹ vợ để "mách tội", hy vọng tìm lại được công bằng.

Quan khách sững sờ vì chú rể mượn rượu nói ra những ấm ức trong lòng với nhà gái ngay tại hôn lễ

Quan khách sững sờ vì chú rể mượn rượu nói ra những ấm ức trong lòng với nhà gái ngay tại hôn lễ

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày vui đã trở thành ngày buồn tủi nhất của cô dâu...

Nghiên cứu 75 năm của Harvard: 5 thói quen xấu 'ăn mòn' IQ và EQ của trẻ, cha mẹ đừng mải mê kiếm tiền mà phớt lờ

Nghiên cứu 75 năm của Harvard: 5 thói quen xấu 'ăn mòn' IQ và EQ của trẻ, cha mẹ đừng mải mê kiếm tiền mà phớt lờ

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

Môi trường gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

4 cung hoàng đạo khó gắn bó lâu dài với ai khi yêu

4 cung hoàng đạo khó gắn bó lâu dài với ai khi yêu

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Những giây phút lãng mạn cũng chẳng thể giữ chân được những cung hoàng đạo này lâu dài, bởi giống như ngọn đuốc trước giông bão, tình cảm họ dành cho nửa kia cũng rất dễ tắt phụt đi khi gặp gió lớn.

Cụ ông 72 tuổi chăm vợ kém 30 tuổi ốm nghén, mạng xã hội xôn xao

Cụ ông 72 tuổi chăm vợ kém 30 tuổi ốm nghén, mạng xã hội xôn xao

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Cụ ông 72 tuổi cho biết ông theo đuổi người vợ trẻ hơn 30 tuổi không phải vì nhan sắc. Cô yêu ông cũng không phải vì tiền bạc.

5 cung hoàng đạo đã yêu là nghiêm túc, bền lâu

5 cung hoàng đạo đã yêu là nghiêm túc, bền lâu

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - 5 cung hoàng đạo này nói không với 'yêu cuồng sống vội', khi đã xác định yêu đương thì sẽ rất nghiêm túc.

7 chàng rể ‘vàng mười’, phụ việc đồng áng, thay nhau chăm sóc bố vợ

7 chàng rể ‘vàng mười’, phụ việc đồng áng, thay nhau chăm sóc bố vợ

Gia đình - 10 giờ trước

Những ngày qua, 7 chàng rể của ông Bùi Thiên Bình bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội. Xem video các anh đến thăm, chăm sóc bố vợ ở viện, cộng đồng mạng không tiếc lời khen ngợi.

Người ngoại tình chia sẻ lý do khó tưởng tượng khiến họ lạc lối

Người ngoại tình chia sẻ lý do khó tưởng tượng khiến họ lạc lối

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

GĐXH - "Chỉ là sự ham muốn do nội tiết xui khiến và tôi thực sự thấy hối hận" - một người viết.

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ 'thần đồng', IQ cực cao khi lớn lên? Nghiên cứu 47 năm tìm ra câu trả lời

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ 'thần đồng', IQ cực cao khi lớn lên? Nghiên cứu 47 năm tìm ra câu trả lời

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

Một nghiên cứu kéo dài 47 năm với 5.000 "thần đồng" đã trả lời câu hỏi: Những đứa trẻ IQ cao liệu lớn lên có thành công không?

Cậu bé cầu xin bố hãy trở về nhà sau khi tranh cãi với mẹ gây bão CĐM: "Mỗi lần cãi nhau, bố đều bỏ đi, còn mẹ thức dậy với đôi mắt đỏ hoe vì khóc"

Cậu bé cầu xin bố hãy trở về nhà sau khi tranh cãi với mẹ gây bão CĐM: "Mỗi lần cãi nhau, bố đều bỏ đi, còn mẹ thức dậy với đôi mắt đỏ hoe vì khóc"

Gia đình - 22 giờ trước

"Hơn 10 năm qua, mỗi lần cãi nhau, bố đều đóng sầm cửa bỏ nhà đi. Sáng hôm sau, mẹ luôn làm bữa sáng cho con với đôi mắt đỏ hoe vì khóc", lời tâm sự của cậu thiếu niên khiến nhiều người xem rơi lệ.

Top