Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ quyết tâm không tiêm vắc xin khiến toàn thân con mưng mủ, lở loét như bị bỏng

Chủ nhật, 08:00 02/02/2020 | Sống khỏe

Một bé trai 7 tháng tuổi toàn thân mưng mủ, lở loét như người bị bỏng nặng vì người mẹ quyết tâm anti vắc xin và bệnh viện.

Ngày nay nhiều người bắt đầu theo phong trào anti vắc xin. Mặc dù có nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng vắc-xin là tốt và có thể ngăn ngừa nhiều bệnh, nhưng vẫn có một số người kiên trì truyền bá niềm tin sai lầm của mình và thậm chí đã khiến một số căn bệnh vốn đã bị "diệt" từ lâu nay lại có nguy cơ quay trở lại.

Một bác sĩ người Malaysia, Yazeed Hair Johari, đã chia sẻ trên trang Facebook của mình hậu quả của việc cha mẹ anti vắc xin đã gây ảnh hưởng đến những đứa trẻ vô tội ra sao. Bác sĩ  Yazeed Hair Johari nhớ lại một cuộc gặp gỡ khoảng ba năm trước khi anh mở phòng khám tư đầu tiên ở Kota Damansara.

Mẹ quyết tâm không tiêm vắc xin khiến toàn thân con mưng mủ, lở loét như bị bỏng  - Ảnh 1.

Bệnh nhi được đưa tới phòng khám với tình trạng toàn thân mưng mủ, lở loét nghiêm trọng.

Khoảng 9h50 phút tối, phòng khám của bác sĩ đã bắt đầu đóng cửa thì một bà mẹ bế con vội chạy tới gõ cửa cầu xin bác sĩ giúp đỡ. Bác sĩ Yazeed cho phép cô vào và yêu cầu y tá nhập thông tin chi tiết của bệnh nhi bằng cách sử dụng thẻ viết tay vì máy tính của họ đã tắt.

Khi nhìn đứa trẻ, bác sĩ Yazeed bị sốc khi gần như toàn bộ cơ thể đứa trẻ bị bao phủ bởi những vết loét đầy mủ, da bong tróc và ửng đỏ. Đứa bé trông giống như một nạn nhân bị bỏng và mủ chảy ra từ vết loét của cơ thể rất nặng mùi khiến cậu bé đau đớn.

Người mẹ cho biết, đứa bé mới bảy tháng tuổi và 10 ngày trước, con cô đã bị nổi mẩn và sốt sau đó tình hình ngày càng tệ hơn. "10 ngày? Trong 10 ngày này bé có uống sữa không? Tại sao cô không đưa bé đến bệnh viện?", bác sĩ Yazeed vô cùng ngạc nhiên hỏi người mẹ.

Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ nói rằng con trai ăn uống gì cũng bị nôn nhưng không đề cập tới lý do tại sao không đưa con tới viện. " Đứa trẻ giống như một nạn nhân bị bỏng, bị sốt 40 ° C, giảm thông khí, mạch yếu, mất nước cực độ và nhịp tim rất nhanh. Tôi đã rất sợ gây ra đau đớn cho em bé khi tôi đang đo huyết áp vì cánh tay của đứa trẻ cũng bị lở loét.", bác sĩ Yazeed kể lại.

Mẹ quyết tâm không tiêm vắc xin khiến toàn thân con mưng mủ, lở loét như bị bỏng  - Ảnh 2.

Đứa trẻ được chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm tính mạng. (Ảnh minh họa)

Sau khi kiểm tra, anh phát hiện ra rằng đứa trẻ đang bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm virus chưa biết trước đó và điều này rất nguy hiểm. Sốc nhiễm khuẩn có thể gây tử vong ở người lớn và trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn sẽ nặng hơn.

Người mẹ giải thích rằng cô nghĩ mọi bệnh tật đều có thể tự chữa lành nên không thích dùng thuốc ở bệnh viện. Cô không thích dùng mấy thứ thuốc tây hay tiêm thuốc cho con. Khi bác sĩ Yazeed hỏi cô về những thông tin này từ đâu thì cô ấy nói rằng có một nhóm các bà mẹ đã chia sẻ như vật. "Họ nói với tôi rằng thuốc trong bệnh viện không tốt cho trẻ em. Họ điều trị cho con của họ ở nhà bằng cách sử dụng các loại thảo mộc và thực vật. Họ cũng bán những sản phẩm thảo dược vì vậy tôi sử dụng nó cho con tôi.”, người mẹ cho hay.

Bác sĩ Yazeed vô cùng choáng váng trước những lời của người mẹ và hỏi cô đã đưa con đi tiêm vắc-xin chưa. Một lần nữa người mẹ lại khiến bác sĩ Yazeed thêm sửng sốt khi cô chỉ tiêm cho con duy nhất một lần khi mới sinh và sau đó không hề cho con đi tiêm chủng. Bạn bè của người phụ nữ đã mắng cô và nói rằng vắc-xin sẽ phá hủy nội tạng của em bé và khuyên cô không nên tin y học hiện đại.

Mẹ quyết tâm không tiêm vắc xin khiến toàn thân con mưng mủ, lở loét như bị bỏng  - Ảnh 3.

Người mẹ cho rằng vắc xin hay các loại thuốc ở bệnh viện sẽ hại con nên dù con ốm 10 ngày vẫn không đi khám. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Yazeed sau đó đã đề nghị với người mẹ truyền dịch cho bé trai và người mẹ đã đồng ý. Khi ấy vì cơ thể của đứa trẻ rất yếu nên bác sĩ Yazeed cũng rất lo sợ có thể khiến bệnh nhi bị đau. Ngay khi bác sĩ Yazeed dự định sẽ chuyển đứa trẻ tới viện thì người mẹ sau khi nghe điện thoại đột nhiên nói không muốn để đứa trẻ ở lại nữa. Sau khi bé trai truyền dịch xong, cô sẽ đưa con đi và thậm chí còn đe dọa sẽ báo cảnh sát nếu bác sĩ Yazeed không cho mẹ con cô về.

Lúc đó, bố của đứa bé đã đến và khăng khăng rằng ông không muốn đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ Yazeed cho biết: "Tôi không biết mình có thể làm gì vì lúc đó tôi vẫn chưa có kinh nghiệm. Tôi chỉ có thể cầu nguyện cho đứa trẻ được bình an. Không có cách nào giải thích bất cứ điều gì khác cho họ."

Anh nói thêm rằng dựa trên tình trạng của bệnh nhi, đứa trẻ có thể sẽ không qua khỏi vào ngày hôm sau. Khi bác sĩ Yazeed kiểm tra lại thông tin của người mẹ và báo cảnh sát, đồng thời gửi một bản báo cáo riêng cho Bộ Y tế, anh mới phát hiện ra rằng người mẹ đã cung cấp thông tin giả mạo.

Sau sự việc này, bác sĩ Yazeed muốn cảnh báo mọi người đừng đánh cược cuộc sống của con bạn vì những thông tin thiếu căn cứ.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 41 phút trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top