Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh - Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác DS-KHHGĐ, đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Do những quan niệm sai lầm, tâm lý chuộng con trai hơn vẫn thể hiện rõ trong đời sống xã hội.

Theo dự báo của Tổng cục Dân số-KHHGĐ Việt Nam, với tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện nay, đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Thuận Nam, trong 3 năm trở lại đây (2014 - 2016):

- Số trẻ sinh ra là nam vẫn nhiều hơn so với số trẻ sinh ra là nữ: năm 2014 tổng số trẻ sinh ra 1019 em, trong đó số trẻ sinh ra là nam 533 em nhiều hơn 47 em so với số trẻ sinh ra là nữ 486 em; năm 2015 tổng số trẻ sinh ra 1016 em, trong đó số trẻ sinh ra là nam 560 em nhiều hơn 104 em so với số trẻ sinh ra là nữ 456 em; năm 2016 tổng số trẻ sinh ra 1010 em, trong đó số trẻ sinh ra là nam 550 em nhiều hơn 90 em so với số trẻ sinh ra là nữ 486 em.

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại huyện vẫn còn cao: năm 2014 tổng số sinh con thứ 3 trở lên là 195 cháu (chiếm tỷ lệ 19,1%); năm 2015 tổng số sinh con thứ 3 trở lên là 214 cháu (chiếm tỷ lệ 21,0%); năm 2016 tổng số sinh con thứ 3 trở lên là 192 cháu (chiếm tỷ lệ 19,0%); những xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao là Phước Hà, Phước Ninh và Phước Nam, Phước Dinh.Đây thực sự là những con số đáng lo ngại, vì mức chênh lệch giới tính và tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện khá cao.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ và những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Thuận Nam đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông nhằm làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như:

- Phối hợp với Chi cục Dân số-KKHGĐ tỉnh thực hiện các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh cho đối tượng là viên chức Trạm Y tế, đại diện các ban, đoàn thể, CTV và phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã hoặc thôn.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam/nữ thanh niên về khám sức khỏe trước hôn nhân, lợi ích khi chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai.

- Phối hợp với Đài truyền thanh huyện thực hiện sản xuất các băng đĩa về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội để phát trên hệ thống phát thanh xã.

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Naũng như ở Ninh Thuận, có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đó là:

- Nhóm nguyên nhân cơ bản: Việt Nam là một quốc gia Châu Á có nền văn hóa truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng.

Trong văn hóa đó, tâm lý thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi có 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc y tế, tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cháu, theo quan niệm của gia đình truyền thống trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già vì thế cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già khi không có con trai...Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Những nguyên nhân phụ trợ: mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con dường như xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải sinh được con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực cho các cặp vợ chồng: vừa muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh.

- Nguyên nhân trực tiếp: lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn, chọn ngày phóng noãn...), trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y...; hoặc sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối...) để chẩn đoán giới tính thai nhi, sinh kết hợp với phá thai chọn lọc giới tính (nếu là con trai thì để lại, là con gái thì phá đi).

Tình trạng gia tăng ty số giới tính khi sinh dẫn đến hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi thế hệ trẻ em sinh ra hiện nay bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025 đến 2030). Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ làm cho bất bình đẳng giới ngày càng gia tăng, tỷ lệ tội phạm liên quan đến tình dục sẽ ngày càng cao hơn và nạn buôn bán phụ nữ sẽ ngày càng nhiều, tỷ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và tỷ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã phải “nhập khẩu” cô dâu và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên. Đây cũng là cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn các nước khác nhiều.

Tỷ số giới tính khi sinh liên quan đến vấn đề văn hóa, phong tục, tập quán của người dân từ hàng ngàn năm nay nên chúng ta phải ứng xử với việc mất cân bằng giới tính khi sinh như là một vấn đề văn hóa. Chúng ta không thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Để giảm được tỷ số giới tính khi sinh, phải có chính sách ưu tiên đối với phụ nữ, ưu tiên đối với những gia đình sinh con một bề là gái chứ không chỉ dừng lại ở bình đẳng giới. Cần rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, tuyệt đối cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính khi sinh.

Tuy nhiên, trong tất cả các giải pháp quan trọng nhất vẫn là truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của người dân. Bên cạnh đó, việc tăng cường cam kết chính trị phải được đặt lên hàng đầu bởi một mình ngành dân số không thể đạt được sự thành công trong việc kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự tham mưu nồng cốt của ngành Dân số-KHHGĐ và sự tham gia tự nguyện của người dân.

Theo Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top