Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sắp mâm ngũ quả ngày Tết 2024 thế nào để cả năm luôn gặp may mắn?

Thứ bảy, 19:00 03/02/2024 | Ăn

GĐXH - Bên cạnh các món ăn truyền thống ngày Tết, mâm ngũ quả chính là một phần không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Vào ngày Tết nguyên đán, trong mỗi gia đình đều có tục lệ không thể thiếu là bày mâm ngũ quả trên ban thờ gia tiên hay trưng trong nhà để trang trí phòng khách.

Mâm ngũ quả thông thường gồm 5 loại quả với các màu sắc khác nhau tượng trưng cho quy luật âm dương ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Theo quan niệm của người Đông Á và Đông Nam Á, số 5 tượng trưng cho sự may mắn, mọi điều tốt đẹp. Con số 5 còn thể hiện ước muốn trong năm mới gia chủ sẽ đạt "Ngũ phúc lâm môn": Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Người ta thường bày mâm ngũ quả thể hiện mong muốn những điều may mắn và tốt lành cho năm mới.

Ngoài ra, các loại quả được lựa chọn để bày mâm ngũ quả cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy đặc điểm khí hậu và quan niệm truyền thống của từng vùng mà mâm ngũ quả sẽ gồm những loại quả nào.

Mâm ngũ quả ngày Tết - từ phong tục đẹp đến giá trị sức khỏe tuyệt vời - Ảnh 2.

Tùy từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ bao gồm những loại quả nào.

Nhưng nhìn chung, tất cả những loại quả được trưng bày đều là những quả tượng trưng cho những điều tốt lành và các loại trái cây phải tươi ngon và trông đẹp mắt, màu sắc mâm ngũ quả hài hòa. Người xưa thường căn cứ vào hình dáng, màu sắc của các loại quả để gán cho nó các ý nghĩa tượng trưng:

photo-1673625232998

Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày Tết là không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt.

Có thể nói, bên cạnh các món ăn truyền thống ngày Tết, mâm ngũ quả chính là một phần không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình. Mâm ngũ quả không chỉ là nơi các thành viên trong gia đình gửi gắm ước nguyện tốt đẹp trong những ngày đầu năm, mà đây còn là nơi thể hiện nét đẹp tín ngưỡng trong văn hóa Việt.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Dù thời gian có qua đi, mâm ngũ quả có nhiều biến tấu, hiện đại hơn, cầu kỳ hơn nhưng mâm ngũ quả vẫn mang ý nghĩa to lớn cho sự may mắn trong năm mới và cầu mong sự bình an cho các thành viên trong gia đình.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 2.

Ảnh: Le Bich Flickr

Vào các ngày 29, 30 Tết, các gia đình thường lau dọn và sửa soạn bày trí mâm ngũ quả. Sở dĩ gọi là mâm ngũ quả vì trên mâm cỗ có 5 loại trái cây. Tuy mỗi vùng miền có một quan niệm hay cách bài trí khác nhau về mâm ngũ quả cũng như ý nghĩa riêng của từng loại trái cây nhưng vẫn mang một ý nghĩa to lớn chung của gia chủ vào dịp Tết đến xuân về.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 3.

Ảnh: VnExpress

Mâm ngũ quả - Sự khác biệt giữa các vùng miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả được bày biện theo thuyết ngũ hành. Năm loại quả đại diện cho 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tương ứng với 5 màu trắng - xanh - đen - đỏ - vàng.

"Ngũ" ở đây còn thể hiện ước muốn của gia chủ, cầu mong đạt được "ngũ phúc lâm môn": Phúc (may mắn), Quý (giàu có), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình an).

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 4.

Theo đó, ở miền Bắc, đa phần trên mâm ngũ quả luôn có nải chuối xanh (tương ứng với hành Mộc) đặt chính giữa và đặt trên là quả bưởi màu vàng (hành Thổ). Nhiều nơi cũng dùng quả phật thủ màu vàng để thay thế cho quả bưởi với ý nghĩa bao bọc, che chở. Xen kẽ, người ta bày những trái cây có màu sẫm như hồng xiêm hay nho (hành Thủy), đào (hoặc roi) màu sắc sáng tươi đại diện cho hành Kim và cuối cùng là táo đỏ, dưa hấu hay thậm chí ớt đại diện cho hành Hỏa.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 5.

Ảnh: Báo Giao thông

Ở miền Bắc , mâm ngũ quả truyền thống thường có chuối, bưởi, hồng, đu đủ, cam, quýt, đào, phật thủ, sung, lê, táo, lựu…

Theo quan niệm dân gian, chuối có cuống chụm vào nên tượng trưng cho sự sum họp gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Bưởi tượng trưng cho sự thành đạt và thịnh vượng. Quả hồng tượng trưng cho phú quý và may mắn. Quả đào tượng trưng cho hạnh phúc và hy vọng tương lai. Quả cam quýt tượng trưng cho sức khỏe và thành công. Quả lựu thể hiện mong ước của mọi người là cầu mong năm mới sung túc, con đàn cháu đống. Phật thủ có hình dáng tựa bàn tay, cầu mong tổ tiên, Trời Phật chở che trong năm mới.

Mâm ngũ quả miền Trung

So với miền Bắc, mâm ngũ quả của miền Trung không quá cầu kỳ và quá câu nệ về hình thức hay ý nghĩa của từng loại trái cây. Thay vào đó, mâm ngũ quả của các tỉnh miền Trung thường là "có gì cúng nấy".

Xét về điều kiện khí hậu ở miền Trung, thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè, thường xuyên xảy ra bão lũ nên cây ăn quả ít có sự đa dạng. Tuy vậy, không vì thế mà người miền Trung không quan tâm đến ý nghĩa chung của mâm ngũ quả trong dịp lễ Tết.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 6.

Ảnh: Cooky.vn

Bằng tấm lòng thành dâng kính tổ tiên, luôn cầu mong một năm mới vạn sự như ý, mỗi gia đình có một cách bày trí khác nhau với nhiều loại trái cây tươi ngon như: thanh long, bưởi, dưa hấu, dứa (thơm), chuối...

Mâm ngũ quả miền Nam

Không có gì ngạc nhiên khi mâm ngũ quả của người miền Nam đa dạng và rất phong phú. Người dân nơi đây thường coi trọng ý nghĩa của các loại trái cây khi dâng mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 7.

Ảnh: Cooky.vn

Theo quan niệm trong dịp Tết, mâm ngũ quả ở miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong ước "cầu vừa đủ xài": cầu cho sự đủ đầy, sung túc trong những ngày đầu năm mới. Cụ thể, mãng cầu mang ý nghĩa là cầu chúc vạn điều như ý muốn, dừa tương ứng với sự đủ đầy, không thiếu; sung nghĩa là sung túc, sung mãn về sức khỏe, đu đủ mang nghĩa cuộc sống thịnh vượng, xoài phát âm như "xài" mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Cách bày trí được xếp theo thứ tự từ những quả lớn như mãng cầu, đu đủ hay dừa xếp trước để tạo thế vững chắc, sau đó là các loại trái cây nhỏ bày lên trên để tạo hình dạng như một ngọn tháp. Ngoài ra, nhiều gia đình còn bày trên cặp dưa hấu xanh đỏ để cùng mâm ngũ quả thể hiện mong ước sự thịnh vượng giàu có, hạnh phúc và an khang.

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán - Ảnh 8.

Ảnh: VnExpress

Có một điểm khác biệt nho nhỏ giữa các vùng miền là đối với người Bắc, cam quýt thể hiện cho sự may mắn, vẹn tròn thì những loại trái cây này ở miền Nam lại không cúng bởi người Nam quan niệm đó là những loại quả mang ý nghĩa không may mắn, gắn liền với câu "quýt làm cam chịu". Tương tự, người miền Nam cũng không cúng chuối (nghĩa như "chúi nhủi" làm ăn thất bát) hay lê (lê lết, thất bại).

Mọi điều bạn cần biết về mâm ngũ quả ngày Tết  - Ảnh 9.

Ảnh: Tạp chí Công thương

Ở miền Trung và miền Nam , mâm ngũ quả thường có các loại như thanh long, chuối, dưa hấu, dứa, cam, quýt, mãng cầu, sung, dừa, xoài,…

Người miền Nam thường căn cứ vào hiện tượng đồng âm để đặt nghĩa cho từng loại trái cây trên mâm ngũ quả như: mãng cầu thể hiện "cầu" nghĩa là cầu mong, sung là sung túc, dừa mang ý nghĩa vừa đủ, đu đủ là "đầy đủ", xoài mang ý nghĩa tiêu xài,… Dưa hấu có dáng quả tròn căng, vị ngọt mang ý cầu mong năm mới may mắn. Thanh long thường dùng trong mâm ngũ quả miền Nam với ý nghĩa phúc lộc đầy đủ.

Các loại quả trong mâm tuy mỗi vùng miền có khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện giá trị văn hóa "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Tóm lại, mâm ngũ quả tuy mỗi vùng miền có sự khác nhau nhất định nhưng có thể khẳng định đây là nét đặc trưng trong văn hóa người Việt Nam, thể hiện sự thành tâm hướng về cội nguồn tổ tiên và cầu mong năm mới luôn hạnh phúc, đủ đầy và trọn vẹn.

Chuyên gia tâm linh nói rõ: Mâm ngũ quả hội tụ hồn quả, hương cây, con cháu dâng cúng để cầu hưng an, may mắnChuyên gia tâm linh nói rõ: Mâm ngũ quả hội tụ hồn quả, hương cây, con cháu dâng cúng để cầu hưng an, may mắn

GiadinhNet – Mâm ngũ quả bày trên ban thờ ngày Tết tươi tắn đẹp mắt đều mong cầu năm mới có cuộc sống no đủ, an khang, thịnh vượng... và thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên...


Phương Nghi (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách làm gân bò ngâm chua ngọt giòn ngon đưa cơm

Cách làm gân bò ngâm chua ngọt giòn ngon đưa cơm

Ăn - 11 phút trước

Gân bò ngâm chua ngọt là món ăn vặt ngon miệng, hấp dẫn và dễ làm. Nếu bạn chưa biết thì hãy lưu ngay công thức dưới đây nhé!

Vợ chồng cãi nhau vì 'dùng nước luộc thịt để luộc rau muống', chuyên gia nói gì?

Vợ chồng cãi nhau vì 'dùng nước luộc thịt để luộc rau muống', chuyên gia nói gì?

Mẹo nấu nướng - 26 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ lên một diễn đàn có gần 250 nghìn thành viên kể câu chuyện bất đồng giữa hai vợ chồng quanh việc dùng nước luộc thịt để luộc rau đã "châm ngòi" một cuộc tranh luận "nảy lửa".

Phát hiện thú vị về giảm cân sẽ khiến bạn bất ngờ

Phát hiện thú vị về giảm cân sẽ khiến bạn bất ngờ

Ăn - 2 giờ trước

GĐXH - Các mùi hương có tác dụng đánh lừa cảm giác của bạn, khiến bạn ăn ít đi, lượng calo nạp vào người giảm và bạn không bị tăng cân, thậm chí có thể giảm cân.

Cách làm bánh đúc mặn ngon, đậm đà hương vị tuổi thơ

Cách làm bánh đúc mặn ngon, đậm đà hương vị tuổi thơ

Ăn - 6 giờ trước

Bánh đúc mặn không chỉ hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy mà còn bởi cách chế biến khá đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Mách bạn cách làm sạch nấm kim châm siêu đơn giản

Mách bạn cách làm sạch nấm kim châm siêu đơn giản

Ăn - 15 giờ trước

Việc sơ chế nấm là vô cùng quan trọng. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn cách làm sạch nấm kim châm, giúp giữ được chất dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.

Tận dụng nước luộc thịt để nấu rau là đúng hay sai? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ

Tận dụng nước luộc thịt để nấu rau là đúng hay sai? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ

Ăn - 15 giờ trước

Nước luộc thịt thường có bọt nổi lên, nhiều người tưởng rằng đây là tạp chất không an toàn, nhưng thực tế không hẳn vậy.

Rửa thịt trước khi nấu là một... sai lầm?

Rửa thịt trước khi nấu là một... sai lầm?

Ăn - 23 giờ trước

GĐXH - Hầu như bất kì ai cũng có thói quen rửa thịt trước khi nấu. Tuy nhiên, theo một dẫn chứng khoa học từ food-hacks thì không phải loại thịt nào cũng nên rửa trước khi nấu. Bởi mẹo vặt này có thể là một sai lầm và nó có thể là nguồn gốc của nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác.

Gợi ý 8 món ăn ngon, dễ nấu trong mùa hè lại giúp bạn tăng cường thải độc cho cơ thể

Gợi ý 8 món ăn ngon, dễ nấu trong mùa hè lại giúp bạn tăng cường thải độc cho cơ thể

Ăn - 1 ngày trước

Đây là loạt 8 món ngon bạn có thể áp dụng để liên tục đổi mới thực đơn bữa cơm mùa hè cho gia đình mình. Các món ăn này đều sử dụng các loại rau, củ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi gan.

9 mẹo đơn giản giúp giảm cân mà không cần phải cố gắng nhiều

9 mẹo đơn giản giúp giảm cân mà không cần phải cố gắng nhiều

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu bạn là người ít vận động, hãy làm theo những mẹo dưới đây để có thể hỗ trợ giảm cân phần nào.

Không phải chiên, đây là 5 cách nấu món trứng ngon hơn thịt: Vừa đơn giản lại giúp bữa cơm thêm dinh dưỡng

Không phải chiên, đây là 5 cách nấu món trứng ngon hơn thịt: Vừa đơn giản lại giúp bữa cơm thêm dinh dưỡng

Ăn - 1 ngày trước

Đây là 5 cách làm các món trứng ngon mà đơn giản bạn có thể áp dụng để thay đổi thực đơn cho gia đình. Các món ăn đều kết hợp trứng với các nguyên liệu là rau, củ nên sẽ giúp cho bữa cơm của gia đình bạn thêm dưỡng chất.

Top