Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lực học sa sút sau “3 không”

Thứ sáu, 09:42 13/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Sau một học kỳ áp dụng bỏ chấm điểm, không giao bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học, nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng chỉ sau một thời gian mà con họ đã có biểu hiện học hành sa sút, mải chơi…

 

Phụ huynh Trần Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải tăng cường thời gian dạy kèm con học ở nhà. 	Ảnh: Q.Anh
Phụ huynh Trần Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải tăng cường thời gian dạy kèm con học ở nhà. Ảnh: Q.Anh

 

Nỗi sợ từ “3 không”

Sau 5 tháng thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, nhiều phụ huynh học sinh bậc tiểu học đã cảm thấy lo lắng trước quy định “3 không” (không chấm điểm, không giao bài tập về nhà, không xếp loại học lực), bởi tình trạng học tập của con cháu họ thay đổi hoàn toàn so với trước đây.

Cứ nghĩ là chương trình học lớp 2 bớt căng thẳng hơn, lại vào thời điểm áp dụng quy định không chấm điểm, không giao bài tập về nhà… nên suốt học kỳ I vừa qua, anh Trần Tuấn (khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội - có con đang học sinh lớp 2 tại một trường tiểu học công lập ở quận Thanh Xuân) có phần chủ quan, để con tự học là chính. Vào buổi tối, thỉnh thoảng anh Tuấn mới giao thêm bài tập để con tự làm.

Những tưởng con cái được “cởi trói”, bố mẹ cũng rảnh rang, nào ngờ kết quả học kỳ 1 của con vừa qua khiến anh Tuấn không khỏi lo lắng. Anh Tuấn chia sẻ: “Kết thúc học kỳ 1 vừa qua, con tôi không thuộc nhóm học sinh giỏi của lớp, mà chỉ thuộc nhóm hoàn thành các môn học. Trong khi đó, năm học trước con tôi thuộc nhóm học sinh giỏi trong lớp. Học kỳ 1 vừa qua, chữ của con xấu hẳn, làm Toán cũng chậm hơn. Không thể chủ quan được nữa, nên thời gian ra Tết là tôi tăng cường giao thêm các bài tập cho con, chứ không để con tự học như trước được”.

Những tưởng con mới chỉ học lớp 1, đúng lúc có quy định không chấm điểm, giao bài tập, nhưng càng ngày chị Nguyễn Thu Thảo (đường Kim Giang, Hà Nội) càng thêm lo cho tình hình học tập của con mình. Chị Thảo chia sẻ: “Con học lớp 1 mà tôi thấy lo lắng quá. Cả một học kỳ vừa rồi con cũng tiến bộ, nhưng tôi thấy cháu chưa chú tâm chuyện học, chữ viết xấu, đọc chậm… Mà chương trình mỗi ngày một nặng, làm Toán rất khó. Cô giáo không giao bài tập về nhà, nhưng tôi vẫn phải cho con bài tập, ôn tập ở nhà. Ngày nào cũng “học” cùng con đến hơn 10 giờ đêm, thế mà vẫn chưa đâu vào đâu”.

“Hôm trước họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm cũng chia sẻ rằng năm nay các con trong lớp đọc tốt hơn, nhưng làm Toán và viết chữ không bằng các khóa trước. Cô giáo còn đề nghị phụ huynh kèm cặp các con thêm ở nhà. Học kỳ rồi, lớp 60 học sinh mà chỉ có hơn 10 cháu là học sinh giỏi toàn diện và 10 cháu học sinh giỏi từng phần, còn lại là học sinh ở mức hoàn thành, đạt về môn học”, chị Thảo cho biết thêm.

Không thay đổi Thông tư 30

 

Nhận xét của cô giáo trong vở bài tập của con gái anh Tuấn.
Nhận xét của cô giáo trong vở bài tập của con gái anh Tuấn.

 

Chị Nguyễn Thanh Hường, có con đang học lớp 4 Trường tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) cho biết: “3 năm trước, con tôi đều đạt học sinh giỏi. Cuối năm nào cũng được tặng giấy khen và cháu rất thích khi có những tấm giấy khen, cùng quà tặng từ nhà trường, Ban phụ huynh trao. Từ khi thực hiện Thông tư 30, tôi cũng không thúc con học nhiều như trước, nhưng càng ngày thấy cháu lười học dần. Trước đây theo dõi điểm số là biết được học lực của cháu, giờ mỗi lần đi học về, cháu đều không muốn làm bài tập ở nhà vì viện cớ cô giáo không giao bài tập về nhà”.

Chị Hường chia sẻ thêm: “Hàng ngày, tôi đều kiểm tra sách, vở của cháu xem học hành ra sao. Tuy nhiên, chỉ thấy những lời nhận xét như: “Cô khen”, “Con có cố gắng”, “Con cần cố gắng hơn”… mà không có điểm. Hết học kỳ 1, cháu được xếp vào nhóm “Đạt” về các tiêu chí. Và cả lớp đều giống nhau, chỉ số ít trường hợp được cô giáo nói là thuộc nhóm giỏi toàn diện. Tôi xem điểm thì thấy, điểm thi học kỳ các môn học của cháu đều thấp hơn các năm trước. Như vậy, sau 3 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi, giờ con tôi lại thuộc nhóm trung bình của lớp”.

“Thời gian qua cháu cũng mải chơi hơn, hầu như phải nhắc mãi mới chịu ngồi vào bàn học. Tối thứ Sáu, rồi cả ngày thứ Bảy, cháu không hề động vào sách vở vì không có bài tập về nhà. Không riêng gì con tôi mà nhiều phụ huynh khác cũng đều bảo rằng con em họ cũng thế. Trước đây, chúng tôi luôn bắt cháu học hàng ngày, giao thêm bài tập, trên lớp đều phải cố gắng làm bài thật tốt vì cô giáo chấm điểm. Nếu cháu bị điểm kém thì sẽ giao nhiều bài hơn. Giờ thấy cháu học hành thiếu ý thức, học lực giảm như vậy, tôi cũng rất lo. Tôi đang dự tính, một là tăng cường dạy  học cho con, hai là phải đi học thêm nhà cô”, chị Thanh Hường tâm sự.

Thấy con từ xếp loại học lực giỏi năm học trước, học kỳ rồi chỉ xếp loại “Đạt”, chị Lê Thị Hồng (khu tập thể Thành Công, Hà Nội) cho biết: “Việc cô giáo không giao bài tập về nhà cho các cháu có nhiều điểm lợi. Nhưng với lứa học sinh lớp 5 như con tôi, không giao thêm bài tập, con sẽ khó ghi nhớ kiến thức, không thành thạo các phép tính để giải các bài nâng cao. Chương trình lớp 5 hiện nay học khá nặng, không vững kiến thức sang năm lên lớp 6 sẽ rất khó khăn, vì cấp học THCS vẫn đang áp dụng hình thức chấm điểm. Đúng là trong thời gian qua con được thoải mái không sợ bị điểm kém, về nhà không có bài tập, nhưng học lực thì giảm nhiều. Các bài toán khó loay hoay mãi không làm được”.

Xét về khách quan, Thông tư 30 đã đón nhận được nhiều phản hồi từ các giáo viên và phụ huynh học sinh. Quy định đánh giá lại học sinh tiểu học thay cho cách đánh giá truyền thống bằng chấm điểm trước kia là một bước đổi mới tiến bộ, đúng định hướng đổi mới theo lộ trình đổi mới giáo dục và đào tạo như đã đề ra. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đã nảy sinh ra một số bất cập như giáo viên quá tải vì nhận xét, sổ sách, học sinh lười học hơn, học lực giảm sút đáng kể so với năm học trước, chương trình học bậc tiểu học còn nặng, chưa phù hợp nếu học sinh “học mà chơi” thì khó theo nổi chương trình…

Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét sẽ là động lực giúp học sinh học tốt hơn. Việc dạy học và đánh giá phải vì lợi ích của học sinh, cốt hướng tới mục tiêu làm thế nào để học sinh thích học và học được. Vụ Giáo dục tiểu học cũng khẳng định, sẽ không thay đổi hay sửa chữa, bổ sung nội dung Thông tư 30 thời gian tới.

 

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 15/10/2014) của Bộ GD&ĐT quy định về cách đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể, việc đánh giá học sinh trong quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục; xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành, hoặc Chưa hoàn thành. Đáng chú ý, Bộ yêu cầu các trường không chấm điểm thường xuyên cho học sinh, không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học.

 

Cuộc khảo sát nhỏ mang tên "Khảo sát mức độ hài lòng về Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT" vừa được thực hiện trên diễn đàn “Chúng tôi yêu giáo dục tiểu học” đã cho kết quả bất ngờ.

Nội dung khảo sát bao gồm 13 câu hỏi, chủ yếu xoay quanh vấn đề hiểu biết bản chất Thông tư 30, hiểu biết về thời gian lao động của giáo viên, tác động của Thông tư đến hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh... Cuộc khảo sát nhận được 156 phiếu tham gia, trong đó có 10 trường hợp không hợp lệ. Trong 146 người còn lại chiếm đa số là giáo viên tiểu học: 115 người (chiếm 78,8%), phụ huynh học sinh đang học tiểu học: 17 người (11,6%). Thống kê còn cho thấy, thái độ không hài lòng của những người tham gia khảo sát đối với Thông tư 30 khi có đến 90,4% ý kiến cho rằng, Thông tư không phù hợp với tình hình giáo dục  hiện nay.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 52 phút trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 9 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 10 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 10 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 11 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Thời sự - 11 giờ trước

Theo đại diện Bộ Nội vụ, cải cách tiền lương hiện còn một số vấn đề cần xin ý kiến như thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý, chế độ tiền lương thưởng của các cán bộ công chức, viên chức của lực lượng vũ trang.

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã có đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh đó còn được hưởng hàng loạt chính sách có lợi đi kèm.

Top