Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lợi ích của việc sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại, đảm bảo chất lượng

Thứ hai, 09:29 16/12/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, việc xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) theo phân khúc thị trường sẽ chú trọng vào các phương tiện tránh thai hiện đại, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Hiện nay, nhu cầu về các phương tiện tránh thai của người dân (cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và lứa tuổi vị thành niên/thanh niên) càng ngày càng gia tăng, trong khi đó, nguồn lực phương tiện tránh thai ngày càng giảm.

Trước năm 2010, hầu hết các phương tiện tránh thai đều do các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đảm bảo nhu cầu bình dân. Sau năm 2010, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế giảm hẳn và hầu như chỉ còn ở một vài dự án nhỏ lẻ.

Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải dùng ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu cung cấp phương tiện tránh thai cho người dân. Vì vậy, đặt ra vấn đề cần làm thế nào để đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn phương tiện tránh thai cũng như những vấn đề liên quan đến chất lượng phương tiện tránh thai.

Lợi ích của việc sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại, đảm bảo chất lượng - Ảnh 1.

Nhu cầu về phương tiện tránh thai của người dân ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa

Trong khi đó, một trong những nhu cầu mà từ trước đến nay chúng ta chưa quan tâm là các phương tiện tránh thai ở trên thị trường. Mặt khác, trước đây, chúng ta mới chỉ chú trọng đến các đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, còn những đối tượng khác như học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu dùng phương tiện tránh thai thì chúng ta chưa đáp ứng được. Do vậy, thị trường là một trong những kênh đáp ứng tốt việc cung cấp phương tiện tránh thai.

Trên cơ sở đó, ngày 12/3/2015, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818) với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.

ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818 cho biết, sau 4 năm triển khai, Đề án đã đạt được các kết quả bước đầu như: Đưa 13 sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản vào kênh phân phối xã hội hóa, chia làm 2 nhóm:

- Nhóm sản phẩm, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình: Viên uống tránh thai Anna, Bao cao su Hello, Hello Plus, Young Lovers, dụng cụ que thử thai QuickTana và QuickStrip.

Dự kiến trong thời gian tới sẽ đưa thêm sản phẩm Viên uống tránh thai Roman K được sản xuất tại Pháp do Tập đoàn Dong A – Hàn Quốc hợp tác với Tổng cục DS-KHHGĐ.

- Nhóm sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ KHHGĐ, chăm sóc SKSS: Viên bổ sung vi chất Prenatal cho phụ nữ mang thai, dung dịch vệ sinh Vagis, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, Gel bôi trơn Sensi Love, Bột Unical For Rice và và Liquid Calci –D3 (Bổ sung Canxi) và thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe phòng chống Ung thư là Imuglucan.

Các sản phẩm trên được phân phối độc quyền trong hệ thống kênh phân phối xã hội hóa thuộc Đề án 818, trực tiếp cung cấp đến khách hàng là các cán bộ dân số - y tế cơ sở dưới sự quản lý và điều hành là Chi cục Dân số - KHHGĐ cấp tỉnh và Trung tâm y tế đa chức năng hoặc Trung tâm Dân số-KHHGĐ cấp huyện.

Lợi ích của việc sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại, đảm bảo chất lượng - Ảnh 2.

Tiếp thị các sản phẩm thuộc Đề án 818 tại Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An

Bên cạnh đó, theo Giám đốc Đề án 818 Phạm Hồng Quân, Đề án đã cung cấp khoảng 7,6 triệu đơn vị sản phẩm là các phương triện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản; Giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước gần 51 tỷ đồng; huy động được ngân sách địa phương cho việc triển khai các hoạt động xã hội hóa là 45,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc thực hiện Đề án 818 giúp tăng thu nhập cho hệ thống phân phối sản phẩm xã hội hóa cụ thể là cán bộ y tế dân số cơ sở khoảng hơn 15,2 tỷ đồng…

Là đơn vị trực tiếp thực hiện Đề án 818, bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân và lựa chọn những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt, chất lượng là tất yếu. Đề án 818 phần nào định hướng được nhu cầu này.

Với các sản phẩm chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế, được tư vấn chủ yếu là trực tiếp thông qua các buổi hội thảo, truyền thông, tư vấn trực tiếp từ CTV dân số đến hộ gia đình và đối tượng đích... Các sản hẩm của Đề án 818 đã khẳng định được hiêu quả của mình với người dân trên địa bàn.

Theo bà Trương Thị Kim Hoa, các sản phẩm của Đề án 818 tại cộng đồng có những phản hồi tích cực về công dụng, tiện dụng, hiệu quả của sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm xịt đa năng Gynopro dùng xịt phụ khoa, xịt viêm chân răng, đau họng, hôi nách... đã góp phần làm giảm tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ. Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ trên địa bàn Hoàn Kiếm là 61,6%, năm 2019 giảm xuống còn 37,93%....

Trên cơ sở những kết quả của Đề án 818, ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng).

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top