Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời chúc sinh 'quý tử' và vấn đề mất cân bằng giới tính

Thứ hai, 10:13 08/01/2018 | Dân số và phát triển

Đây là thói quen mang tính văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam nhưng đến nay chúng ta nên xóa bỏ.

Ngành dân số dự báo, đến năm 2020, cả nước có khoảng 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt có nguy cơ khó lấy được vợ vì tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế).

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Thưa ông, tỉ lệ giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay đang ở mức chênh lệch như nào? Tỉ lệ này giữa các vùng miền trên cả nước có khác nhau nhiều không và ngành dân số đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Tân: Tỉ lệ giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay ở mức xấp xỉ 114 bé trai/100 bé gái, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực. Nơi có tỉ lệ giới tính khi sinh cao nhất cả nước là khu vực đồng bằng sông Hồng, bao gồm Hà Nội và các tỉnh có bán kính 100 km xung quanh Hà Nội. Khu vực này, tỉ lệ giới tính khi sinh ở mức 120 bé trai/100 bé gái. Khu vực miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng bắt đầu xảy ra tình trạng này.

Trong khi đó, tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên, tỉ lệ này thấp hơn, thậm chí có thành phố lớn gần 10 triệu dân như TPHCM cũng chỉ ở mức 106 bé trai/100 bé gái.

Mục tiêu của ngành dân số đặt ra là đến năm 2020, nỗ lực cố gắng kìm giữ tốc độ gia tăng để tỉ lệ này trên cả nước không vượt quá 115 bé trai/100 bé gái. Nếu đạt được mục tiêu này thì chúng ta mới giảm được tỉ lệ giới tính khi sinh cho các giai đoạn tiếp theo. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đặt mục tiêu tỉ lệ giới tính khi sinh vào năm 2030 đạt dưới 109 bé trai/100 bé gái.

Tuy nhiên, nếu không kìm giữ hoặc giảm được tỉ lệ này thì chỉ đến năm 2020, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3- 4,3 triệu phụ nữ hay nói cách khác là 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt sẽ có nguy cơ khó lấy được vợ.

Như ông vừa đề cập, chúng ta phải nỗ lực kìm giữ tốc độ gia tăng tỉ lệ giới tính khi sinh đến năm 2020 là 115 bé trai/100 bé gái. Vậy, ngành dân số có giải pháp trọng tâm nào để đạt mục tiêu này?

Ông Nguyễn Văn Tân: Giải pháp trước tiên và cũng là giải pháp lâu dài và quan trọng nhất là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông. Vì làm công tác truyền thông không chỉ làm trong ngày một ngày hai mà phải làm theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” để thay đổi quan niệm, suy nghĩ và hành vi của người khác.

Nói cách khác là để mọi người thấy những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là hệ lụy liên quan trực tiếp đến từng đối tượng, từng gia đình.

Nếu hôm nay anh chọn sinh bằng được con trai, thì rất nhiều khả năng sau này con trai anh sẽ không lấy được vợ.

Thứ hai là quy định cụ thể hơn những hành vi liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh, liên quan đến ứng xử không bình đẳng giới trong cuộc sống, miệt thị, chê trách những người không sinh được con trai… để tăng cường xử lý các vi phạm. Từ đó, tạo ra dư luận chung trong xã hội ủng hộ bình đẳng giới, ủng hộ nâng cao vị thế vai trò của phụ nữ trong cuộc sống.

Thứ ba là phải thúc đẩy hơn nữa các chương trình phát triển tiến bộ của phụ nữ. Hiện nay, tỉ lệ cán bộ nữ dường như đang giảm, trước đây trong Quốc hội, đại biểu là nữ chiếm 30% nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 26%.

Thưa ông, trong đầu năm mới, mọi người thường chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, trong đó có lời chúc các gia đình là sớm sinh được “quý tử”. Là người gắn bó thời gian dài với công tác dân số, ông có nhận định gì về quan niệm này?

Ông Nguyễn Văn Tân: Đây là thói quen mang tính văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam nhưng đến nay chúng ta nên xóa bỏ.

Ví dụ như đất nước Hàn Quốc – rất gần với chúng ta, trước đây, họ cũng chúc nhau sinh được con trai, nhưng hiện giờ họ không còn chúc như vậy nữa, thậm chí số lượng người thích sinh con gái còn đông hơn số người thích sinh con trai. Tôi nghĩ đó là một trong những chỉ số xác định sự tiến bộ của đất nước họ.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Hàn Quốc trước đây cũng giống nước ta hiện nay, nhưng họ đã khắc phục được nhiều và tỉ lệ giới tính khi sinh ở nước này hiện còn khoảng 107 bé trai/100 bé gái.

Nhân dịp đầu năm mới 2018, ông muốn gửi thông điệp gì tới các gia đình Việt Nam hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Tân: Nhân dịp năm mới, tôi chúc các gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ sinh đủ 2 con, dù gái hay trai, để nuôi dạy cho tốt, có cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc.

Xin cảm ơn ông!

Theo Chính phủ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top