Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại rau cực tốt cho xương khớp, kết hợp với mật ong sẽ thành bài thuốc trị ho vô cùng kỳ diệu: Nhưng nhiều người vẫn chưa biết để áp dụng

Thứ sáu, 15:04 15/04/2022 | Bệnh thường gặp

Tại các chợ Việt có một loại rau gia vị vô cùng phổ biến, nhưng đem lại lợi ích rất tốt cho xương khớp đó chính là lá xương sông.

Loại rau tốt cho xương khớp: Xương sông

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 2010-2020 là "Thập niên của xương và khớp", nghĩa là tỉ lệ mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao. Đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp nhất là dân văn phòng, có đến 60-65% người làm việc với máy tính bị bệnh về xương. Triệu chứng điển hình nhất là đau, tê buốt, co cứng, mỏi, yếu sức cơ...

Tại các chợ Việt có một loại rau gia vị vô cùng phổ biến, nhưng đem lại lợi ích rất tốt cho xương khớp đó chính là lá xương sông. Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc. Thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…

 - Ảnh 1.

Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc.

Một số bài thuốc từ xương sông giúp điều trị bệnh xương khớp:

- Tê nhức tứ chi: Uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…

- Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm. Lưu ý: Chỉ có tác dụng khi thuốc còn ấm, nếu nguội thì bệnh nhân nên xào nóng lại hoặc sử dụng thuốc khác.

Một số món ăn/bài thuốc khác từ lá xương sông

1. Trị ho thông thường bằng mật ong và xương sông

Đem lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Sẽ có tác dụng trị ho.

2. Chữa sốt cao

Lá xương sông, chua me đất lượng bằng nhau (khoảng 8g). Giã nhuyễn, hòa nước lọc lấy nước uống.

3. Chữa nổi mẩn khắp cơ thể

Cách làm: Lấy 12g xương sông, 12g lá khế, 6g chua me đất đem đi giã nhuyễn, hòa với nước lọc rồi lấy nước uống. Phần bã xoa khắp mình.

 - Ảnh 2.

Xương sông là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe.

4. Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa

Cách làm: Dùng 15-20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.

5. Chữa viêm họng

Cách làm: Dùng 5-10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Thực hiện đều đặn 5-7 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

6. Chữa dị ứng, nổi mề đay

Cách làm: Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau (5-10 lá), lá chua me đất lượng bằng 1/2 lá xương sông. Đem đi rửa sạch, giã nát, hòa nước uống còn bã xoa lên chỗ nổi mề đay.

7. Chữa chảy máu cam

Cách làm: Dùng 2-3 lá xương sông rửa sạch, vò nát nhét vào lỗ mũi, rất công hiệu.

8. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

 - Ảnh 3.

Tận dụng xương sông vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc.

9. Lưu thông khí huyết

Uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người gây táo bón.

3 nguyên tắc cần nhớ để xương khớp luôn khỏe

- Thay đổi thói quen ăn uống

Bác sĩ Trần Quốc Khánh (khoa Phẫu thuật Cột sống, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đánh giá, thói quen ăn uống vô tội vạ, thiếu khoa học chính là nguyên nhân chính gây ra béo phì. Không chỉ gây bệnh xương khớp, béo phì còn là nguyên nhân khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh tật khác.

Bác sĩ khuyên không nên ăn quá nhiều bún, phở, hủ tiếu, pizza… vì đây là những dòng tinh bột tinh luyện với rất nhiều năng lượng nhưng lại vô cùng ít chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Thay vào đó, mọi người nên ăn khoai lang, ngô, lạc luộc và sắn. Kết hợp dinh dưỡng từ rau quả, cá tươi.

- Tăng cường vận động thể dục thể thao mỗi ngày

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự phòng loãng xương, tắc mạch. Bác sĩ khuyên mọi người nên khởi động trước khi chơi thể thao và chọn môn phù hợp với tuổi tác, bệnh lý của mình để tránh những chấn thương.

- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi

Bác sĩ Khánh khuyên mọi người nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động vì các cơ quan trong cơ thể đều cần nghỉ ngơi để tái tạo lại. Ngoài ra, cần biết lắng nghe cơ thể mình, nếu cảm thấy đau, trong mọi tình huống cần ngưng ngay lập tức. Khi đứng, ngồi lâu một tư thế luôn cần có dụng cụ bảo hộ hỗ trợ như gối, đai hỗ trợ lưng.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Top