Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu

GiadinhNet - Để chuẩn bị cho Liên hoan tuyên truyền viên Dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (ngày 10-11/12), 63 tỉnh, thành trong cả nước đã rộn ràng, tích cực tổ chức các cuộc Liên hoan cấp cụm xã, huyện, tỉnh để chọn ra những gương mặt ưu tú tham dự tranh tài tại 3 khu vực: Phía Nam (tại Bạc Liêu ngày 10/10); miền Trung - Tây Nguyên (tại Phú Yên ngày 24/10); Phía Bắc (tại Yên Bái trong hai ngày 7- 8/11).

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu 1
Tiết mục đoạt giải Nhất của đội Phú Thọ tại Liên hoan tuyên truyền viên dân số khu vực phía Bắc.
Có mặt tại 3 sân chơi đầy ấn tượng tại 3 miền, PV GĐ&XH đã ghi lại những khoảnh khắc thăng hoa của tài năng và cảm xúc của những “diễn viên chân đất” không chuyên.
 
Ngày vui của những cán bộ cơ sở
 
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu 2
Màn chào hỏi độc đáo của đội Thừa Thiên Huế trong Liên hoan tuyên truyền viên dân
Dù diễn ra tại 3 nơi khác nhau, đại diện cho 3 vùng miền trong cả nước, nhưng nơi đâu, chúng tôi cũng nhận thấy một không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Trên gương mặt những người tham dự đều bừng nét phấn khởi, hồ hởi nhưng đâu đó vẫn không giấu được sự lo lắng, hồi hộp. Dù chưa đến giờ biểu diễn, hội trường đã chật kín khán giả. Cổ động viên, người mang trống, người đeo kèn đồng, đầu đội mũ giấy phản quang, tay cầm băng rôn... sẵn sàng chờ thời điểm đội nhà xuất hiện. Những tràng trống, tiếng reo hò liên tục khiến khán phòng như muốn vỡ tung.
 
Trong cánh gà, diễn viên í ới gọi nhau chuẩn bị. Những cái lắc vai, bắt tay thật chặt cùng lời động viên “bình tĩnh, cố gắng nhé!” như tiếp thêm năng lượng, phấn chấn cho diễn viên. Có đội còn đến sớm, ra hành lang luyện lại tiết mục cho “nhuyễn”. Có chị trưởng đoàn còn tranh thủ “trau chuốt” lại cho diễn viên trước giờ “trình làng”.
 
Quả thực, Liên hoan thực sự là ngày hội của đội ngũ những người làm công tác Dân số. Trong màn chào hỏi, chỉ với câu giới thiệu ngắn gọn: “Chúng tôi là tuyên truyền viên dân số”, các đội thi đã sáng tạo ra rất nhiều hình thức thể hiện, gây ấn tượng cho người xem và Ban giám khảo. Tiếng vỗ tay không ngớt của các cổ động viên càng khích lệ tinh thần cho các diễn viên không chuyên. Càng lúc không khí càng “nóng” hơn.
 
Nếu Bình Dương giới thiệu đến khán giả mô hình dân số “lạ” gồm thổ địa dân số, gia đình Táo dân số 1 bà 2 ông khiến người xem cười vỡ bụng, thì Tiền Giang lại dàn dựng hoạt cảnh múa hát sinh động nhằm chuyển tải hình ảnh về đội ngũ “vác tù và hàng tổng”. Nếu 20 đội phía Nam sử dụng nói vè, hát lý, hò, vọng cổ... “phổ” vào các tiết mục màn chào hỏi thì 26 đội thi phía Bắc lại dùng chính “cây nhà lá vườn” là các làn điệu dân ca (Bắc Ninh, Bắc Giang) hay dô ta dô hò (Thanh Hóa, Phú Thọ...) để giới thiệu về điểm hẹn du lịch, công tác dân số trong đó có mảng truyền thông vận động của địa phương. Đội Bình Định lại chọn cách mời rượu Bàu Đá và đặc sản nem chua cùng lời ca tiếng hát gây ấn tượng. Đội chủ nhà Phú Yên chọn những câu vè dân ca với 5 diễn viên hóa thân vào những vấn đề “nóng” của dân số địa phương. Trong đó có cả công tác tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai Night Happy. Đến từ xứ cà phê, đội Đắk Lắk chọn giọng hát khỏe của một cộng tác viên dân số là “sơn nữ” chính hiệu mời “Anh ơi về với buôn làng em” để giới thiệu vùng đất, con người và cả... chuyện làm dân số ở buôn làng em nữa!
 
Không ít đội đã khéo léo phác thảo nên chân dung của người cán bộ chuyên trách (CBCT), CTV dân số kiên trì, tận tâm. Màn chào hỏi lúc thì sâu lắng, khi nhặt khoan, lúc lại rộn rã khiến phần mở màn Liên hoan các vùng miền rào rào những tràng pháo tay cổ vũ.
 
“Chuyện này không chỉ của riêng ai!”
 
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu 3
Đề tài giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết được nhiều đội thi phía Bắc đưa vào tiểu phẩm của mình.
Như được “lên dây cót” từ phần chào hỏi, 63 đội càng hào hứng, quyết tâm hơn khi vào phần Tiểu phẩm. Các đội đã khéo léo “thổi” sắc màu văn hóa địa phương vào những vấn đề gai góc, nóng bỏng của công tác dân số khiến khán giả và BGK không ít lần “nổi da gà”, lặng người vì xúc động.
Mỗi tiểu phẩm là một câu chuyện, có thể là chuyện nhà anh Phởn (đội Nam Định), nhà ông Pảo (đội Bắc Kạn), hay chuyện nhà A Lử (đội Cao Bằng), là “phút nông nổi” (đội Thừa Thiên Huế)... nhưng vấn đề mỗi tiểu phẩm đặt ra lại là “chuyện không phải của một nhà” (tên tiểu phẩm dự thi của đội Hòa Bình), mà đã “thức tỉnh” (tiểu phẩm của đội Hà Nội) cả gia đình, dòng họ, bản làng và xã hội về vấn đề dân số.
 
Lựa chọn giới tính trước sinh khiến tình trạng mất cân bằng giới tính gia tăng được nhiều địa phương tại 3 miền chọn thể hiện. Dù cùng một đề tài “hot”, mỗi đội lại lựa chọn các hình thức khác nhau, thể hiện sự sáng tạo, thông minh khi “tranh tài”. Ba giọng ca điêu luyện của đội Quảng Nam đã thể hiện bài Chòi dân số “không đụng hàng” khiến khán giả phải “ngây người” lắng nghe. Đội Quảng Ngãi lại chọn cổ nhạc thể hiện trong khi Phú Yên lại chọn thể loại kịch nói. Đội Bắc Giang lựa chọn hình thức “mẹ Đốp – lý trưởng”; đội Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên tái hiện qua một buổi chầu triều Táo quân...
 
Sự cần thiết của khám và tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là nội dung khá mới được đề cập trong tiểu phẩm “Cảm ơn điểm tư vấn” của đoàn TP HCM. Liên quan đến sự cần thiết của sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh trong hoạt động dân số hiện nay, tiểu phẩm “Cho những đứa con khỏe mạnh” của đội Bình Định gây xúc động trong lòng người xem.
 
Một vấn đề lớn mà công tác dân số tại miền Trung-Tây Nguyên hay khu vực phía Bắc phải đối mặt là nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết. Tiểu phẩm “Chiếc vòng bạc” của đội Quảng Trị đã mô tả chân thực vấn đề này. Riêng câu chuyện kết hôn sớm, nghèo, mê con trai của đội Kon Tum qua cách diễn xuất thần của nữ cán bộ chuyên trách xứ núi khiến khán giả lúc phải cười nghiêng ngả, lúc phải lặng im suy ngẫm. Đội Hà Giang mở đầu bằng thảm cảnh gia đình Mỷ – cặp vợ chồng kết hôn cận huyết - với người con đầu sinh ra không nuôi được, đứa con thứ đã 2 tuổi không biết nói cười, con út sinh ra không lành lặn. Còn đội Lai Châu lại mở màn bằng một phiên chợ cuối tuần để cho con mình kết duyên cùng anh họ.
 
Diễn viên khóc, khán giả cũng khóc
 
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu 4
Màn chào hỏi của đội Bạc Liêu tại Liên hoan tuyên truyền viên khu vực phía Nam.
“Dung dị nhưng sâu sắc, rất đậm đà!” – NSƯT Đức Trung, Trưởng ban giám khảo xúc động nói. Còn nữ NSƯT Kim Oanh, thành viên BGK khu vực miền Trung – Tây Nguyên, chia sẻ: Chị hết sức khâm phục khả năng diễn xuất trên sân khấu của các diễn viên. “Các anh chị diễn không kém gì các diễn viên chuyên nghiệp. Qua Liên hoan này, tôi lại được nạp thêm nhiều kiến thức về dân số/chăm sóc SKSS. Mong rằng tôi sẽ được đồng hành với các anh chị làm một tuyên truyền viên dân số trong thời gian tới”. Câu nói của Kim Oanh được khán phòng ủng hộ nhiệt liệt.
 
Dù chỉ 12 phút ngắn ngủi nhưng nhiều kịch bản không thiếu phần thắt nút – mở nút, tâm lý nhân vật được đẩy cao khiến không ít khán giả “nổi da gà”, nhiều tình huống xử lý của các đội đặt ra như một “bài tập nhỏ” để khán giả trao đổi cách xử lý. Cảnh chị Nguyễn Thị Huê - CTV tổ 4, phường Hà Khẩu (TP Hạ Long, Quảng Ninh) xúc động nghẹn ngào khi đối mặt với người con thứ 3 rứt ruột đẻ ra nhưng lại sống với danh nghĩa con nuôi của gia đình vì ông bố sợ bị ảnh hưởng đến chức vụ đã khiến nhiều khán giả rưng rưng nước mắt. Diễn viên khóc, khán giả khóc, khán phòng như lặng đi, vài tiếng xuýt xoa “phiêu quá, nhập vai giỏi thật”. Tiểu phẩm kết thúc, phải một lúc, khán phòng mới vỡ òa trong tiếng vỗ tay rào rào cổ vũ...
 
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở ba miền: “Vác tù và” lên sân khấu 5
Tiết mục đoạt giải Nhất - Liên hoan tuyên truyền viên Dân số khu vực phía Nam của đội Bình Dương.
 
Tìm hiểu thông tin bên lề, chúng tôi được biết, phần lớn kịch bản của các đội là do “tự biên tự diễn”, nhiều vở do chính cán bộ chuyên trách dân số xã biên soạn. 63 tiểu phẩm đã phác thảo nên hình ảnh những CBCT, CTV dân số cơ sở thân thiết, gắn bó, hiểu rõ hoàn cảnh từng gia đình, từng đối tượng... Cộng tác viên Giàng Thị Mỷ từ xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn – Hà Giang tâm sự: Những tình huống trên sân khấu chính là những tình huống họ vẫn gặp khi đi tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, tiểu phẩm chính là cách lựa chọn giải quyết tình huống. “Trong tiểu phẩm có chi tiết CBCT, CTV bị ăn mắng, bị đuổi ra khỏi nhà đối tượng là đúng thật đấy nhà báo ạ!” – chị Mua Thị Thủy (CTV xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang) nói thêm. Từ hàng ghế khán giả, ông Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không giấu được hứng khởi: “Quá tuyệt vời !” Chị Phí Thị Thùy Linh– CBCT xã Bảo Ái, huyện Yên Bình (Yên Bái) cổ động viên nhiệt tình của đội Yên Bái phấn khởi: “Chúng tôi như nhận ra hình ảnh của mình trong chính từng vai diễn của các tuyên truyền viên các đội. Ước gì năm nào cũng có Liên hoan, để chúng tôi có cơ hội được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp”.
 
63 tỉnh, thành, mỗi tiết mục một cách thể hiện, song tất cả đều hàm chứa nội dung thiết thực cho công tác truyền thông dân số. Liên hoan đã trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích và hết sức lý thú cho những người làm dân số cơ sở.
 
>TS.Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) chia sẻ: Các tổ chức quốc tế đã thừa nhận những thành quả mà ngành DS-KHHGĐ Việt Nam đạt được. Những cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở đã đóng góp công sức rất lớn vào thành quả chung của ngành. Những năm qua, các anh chị em đã không quản vất vả, để kiên trì vận động đối tượng tham gia KHHGĐ. Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận công lao đóng góp này!
 
Trong thời gian tới, công tác Dân số không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu giảm sinh mà sẽ triển khai đều khắp trên tất cả các lĩnh vực về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số. Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng thu hút sự chú ý của toàn xã hội, vì vậy trách nhiệm của những người làm công tác dân số trong thời gian tới hết sức nặng nề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở.
 
“Liên hoan được tổ chức với sự đồng thuận, ủng hộ từ nhiều ngành, nhiều cấp nhằm tôn vinh, đồng thời nâng cao năng lực truyền thông cho đội ngũ làm công tác dân số cơ sở... Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội. Liên hoan là cơ hội tốt để mỗi cán bộ, CTV tăng cường thêm năng lực, hiểu biết cũng như nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Đây cũng là dịp để những người làm công tác Dân số học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương khác...”- TS Dương Quốc Trọng nói.

>Bà Ngô Thị Trinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh phấn khởi: “Liên hoan tuyên truyền viên dân số lần này là một diễn đàn hết sức thiết thực để chúng ta gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ. Đây là dịp để chúng ta tôn vinh, nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở, tạo phong trào thi đua góp phần thắng lợi các mục tiêu DS-KHHGĐ”. 

>Là người gắn bó với 63 đội thi tại 3 miền, NSƯT Đức Trung - Trưởng Ban giám khảo Liên hoan – xúc động chia sẻ tại Liên hoan khu vực miền Trung – Tây Nguyên: “Ngày hôm nay, tôi chấm thi không biết mệt. Nhiều lúc tôi cứ tưởng mình đang xem diễn kịch ở Nhà hát tận Hà Nội”. Còn tại khu vực phía Bắc, NSƯT này chia sẻ: Các tiểu phẩm dung dị nhưng sâu sắc, đậm đà! Chúng tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: Chính sự giản dị, chân thực, tự nhiên, nỗ lực tìm tòi sáng tạo từ con tim được đốt cháy là nơi bắt đầu của chân lý nghệ thuật.
 
PV (ghi)
 
Thu Nguyên - Đỗ Bá
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top