Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lịch sử virus Ebola, câu chuyện kinh hoàng về "Vùng đất chết"

Thứ ba, 08:41 12/08/2014 | Bốn phương

Giáo sư Peter Piot (Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, Bỉ) là người đầu tiên đã tìm ra virus Ebola vào năm 1976, khi một lọ máu lấy từ một nữ tu chết bí ẩn ở Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo, được gửi đến.

Giáo sư Peter Piot lúc đó mới 27 tuổi. Ông nói: "Chúng tôi thấy một con sâu khổng lồ - so với cấu trúc bình thường của một con virus”.

"Bất cứ ai đi qua đây đều có thể chết"

Đầu tiên, Giáo sư Piot đã cho rằng đó là virus Marburg. Virus Marburg lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1967 khi 31 người bị bệnh sốt xuất huyết ở các thành phố Marburg và Frankfurt ở Đức và ở Belgrade, thủ đô Nam Tư. Dịch Marburg đã khiến 7 nhân viên ở phòng thí nghiệm tử vong sau khi làm việc với các con khỉ bị nhiễm bệnh nhập khẩu từ Uganda.

Tuy nhiên, sau khi xem xét, tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, ông Piot xác định đó không phải là virus Marburg mà là một “cái gì đó” còn kinh khủng hơn nhiều và trước đó chưa từng được tìm thấy.

Lịch sử virus Ebola, câu chuyện kinh hoàng về "Vùng đất chết" 1
Piot (thứ 2 bên trái sang) cùng các đồng nghiệp tại Yambuku năm 1976

Theo lời người bạn đã chuyển mẫu máu đến cho ông Piot, vị nữ tu mà họ chăm sóc đã chết với các triệu chứng sốt, ho, nôn, tiêu chảy và xuất huyết cả trong lẫn ngoài. Nhiều người khác tại khu vực này cũng đã bị mắc cùng triệu chứng và tử vong.

Hai tuần sau khi bình máu được chuyển đến, ông Piot đã bay đến Châu Phi để điều tra về loại virus chưa từng có này. Sau nhiều lần chuyển qua các chuyến bay, ông đã đến một ngôi làng gần khu rừng xích đạo nhiệt đới, nằm rất xa trung tâm đất nước Zaire. Ông và đồng nghiệp đã được Tổng thống Mobubu đích thân bố trí một chuyến bay vận tải để đi đến đó. Máy bay hạ cánh tại Bumba- một cảng song nằm trên điểm cực bắc của sông Congo. Lúc bấy giờ ông Piot và đồng nghiệp mới thật sự cảm nhận được nỗi lo sợ bao trùm lên toàn bộ con người và không khí nơi đây. Thậm chí, các phi công không tắt động cơ máy bay khi đoàn bác sĩ nghiên cứu xuống máy bay như để sẵn sàng chạy cho nhanh. Còn khi Piot nói với họ “Hẹn gặp lại” thì người phi công lại hét lên đại ý: “Chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại”.

Điểm đến cuối cùng của đoàn nghiên cứu là ngôi làng Yambuku - khoảng 120 km (75 dặm) từ Bumba, nơi chiếc máy bay đã để lại cho họ. Tại Yambuku có một bệnh viện và trường học được quản lý bởi linh mục và nữ tu đều là người Bỉ. Đó là lý do mà lọ máu của nữ tu bị bệnh lại được chuyển đến Viện Y học nhiệt đới của Bỉ.

“Ấn tượng đầu tiên của tôi về khu vực này là nó rất đẹp, bao phủ bởi màu đất đỏ tươi và rừng nhiệt đới tươi tốt. Nhưng người dân thì rất nghèo", ông Piot cho biết. Tuy nhiên, vẻ đẹp của Yambuku đối nghịch lại với sự kinh hoàng mà những người ở đó đang phải đối mặt.

Khi Piot đến đó, ông gặp một nhóm nữ tu và một linh mục – những người đã rút về một nhà khách và lập một hàng rào cách ly cho riêng mình. Một tấm bảng ghi vài chữ nhằng nhịt, theo ngôn ngữ địa phương có nghĩa là: “Hãy dừng lại, bất cứ ai đi qua đây đều có thể chết”. Các nữ tu đã mất tới 4 chị em vì căn bệnh quái lạ này. Giờ đây, họ chỉ biết cầu nguyện và chờ đợi cái chết.

Bất chấp sự can ngăn của họ, Piót đã nhảy qua hàng rào và nói rằng, nhóm của ông sẽ giúp họ ngăn chặn dịch bệnh. “Khi bạn mới 27 tuổi thì bạn có được tất cả sự tự tin này”, ông chia sẻ.

Ưu tiên đầu tiên với hy vọng ngăn chặn dịch bệnh là tìm hiểu cách thức virus lây truyền. Piot và đồng nghiệp đã phải đặt từng câu hỏi tỷ mỉ, điều tra như trong chuyện trinh thám để tìm hiểu. Các câu hỏi mà ông đặt ra thường là: Dịch tiến triển như thế nào? Nhiễm từ đâu? Ai bị nhiễm? Lúc đầu, Piot nhận ra tỷ lệ phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ từ 18-30 tuổi, nhiều phụ nữ này đang mang thai và đã cùng đến khám tại một phòng khám. Sự bí ẩn của virus bắt đầu sáng tỏ.

Hóa ra, nhóm phụ nữ mang thai đã đi khám thai tại phòng khám và được tiêm phòng các bệnh thông thường. Tuy nhiên, chỉ 5 kim tiêm được phát cho mỗi buổi khám, sau đó kim được tái sử dụng qua nhiều người – lý do làm lây truyền bệnh. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy nhiều người bị nhiễm bệnh sau khi tham dự đám tang của những người chết do bệnh này. Như vậy, virus đã lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, qua máu, qua việc tắm rửa cho người chết mà không được bảo vệ.

Piot và các đồng nghiệp đã đi từ làng này qua làng khác để tìm người bị bệnh và đưa vào cách ly. Ông cũng kiểm tra tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh và đảm bảo mọi người biết cách chôn những người chết vì virus một cách an toàn”.

Cuối cùng, việc đóng cửa bệnh viện, sử dụng kiểm dịch và truyền thông cho cộng đồng biết cách phòng ngừa bệnh đã đẩy lui bệnh dịch. Nhưng vào thời điểm đó đã có tới gần 300 người chết trong số hơn 600 người mắc. Có những ổ dịch, tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

Sau khi bàn bạc, cuối cùng Piot và các đồng nghiệp đã chọn cho virus cái tên Ebola – một con sông có trên bản đồ của đất nước Zaire.

Lịch sử virus Ebola, câu chuyện kinh hoàng về "Vùng đất chết" 2
Piot về thăm Yambuku năm 2014

Tìm ra virus, tìm ra bản thân

38 năm sau khi dịch Ebola bùng phát lần đầu tiên, trên thế giới hiện nay đang trải qua dịch Ebola tồi tệ nhất. Từ tháng 12/2013 tới 06/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 4 nước Tây Phi (Guinea, Liberia và Sierra Leone và Nigerria). Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đưa đại dịch Ebola vào tình trạng khẩn cấp quốc tế. Tuy nhiên, sau gần 40 năm, việc chữa trị cho các bệnh nhân mắc Ebola cũng chưa có sự khác biệt nhiều, chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị bệnh, các tư vấn về bệnh cho cộng đồng cũng tương tự.

Tháng 2.2014, Piot cũng đã trở lại Yambuku - đánh dấu sinh nhật lần thứ 65 của mình. "Xà phòng, găng tay, cô lập bệnh nhân, không tái sử dụng kim tiêm, không tiếp xúc với người chết, các con vật bị bệnh… vẫn là cách tốt nhất để tránh mắc bệnh” – ông Piot chia sẻ. Tuy nhiên, Piot cũng cho biết, trên thực tế còn nhiều yếu tố khác khiến cho việc ngăn chặn ổ dịch Ebola rất khó khăn. Nhiều người bệnh và gia đình của họ có thể bị cộng đồng kỳ thị nên giấu bệnh, không tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế khi có các triệu chứng. Văn hóa tín ngưỡng cũng khiến nhiều người cho rằng bệnh Ebola là do phù thủy làm ra, số khác lại thù địch với nhân viên y tế vì cho rằng họ chính là người “đem bệnh” tới.

"Chúng ta không nên quên rằng đây là một bệnh của nghèo đói, của hệ thống y tế yếu ớt và mất lòng tin. Do đó, thông tin, truyền thông và sự tham gia của các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng quan trọng như các phương pháp tiếp cận y tế cổ điển”, ông lập luận.

Ebola thay đổi cuộc đời của Piot - sau khi phát hiện ra các vi rus, ông đã đi vào nghiên cứu các dịch AIDS ở châu Phi và trở thành giám đốc điều hành sáng lập của tổ chức UNAIDS – Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS. "Nó dẫn lối chỉ đường cho tôi làm những điều mà tôi nghĩ chỉ có trong sách vở. Nó đã cho tôi một sứ mệnh trong cuộc sống: làm việc về y tế tại các nước đang phát triển", ông nói.

"Nó không chỉ là phát hiện ra một loại virus mà còn của bản thân mình", Giáo sư Piot nhận định.

Theo Dân Việt

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Câu chuyện này đã từng nổi đình nổi đám vào năm 2017 và nhận được sự đồng cảm và yêu thích của nhiều người yêu thú cưng.

Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú bất động sản hàng đầu nước Mỹ

Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú bất động sản hàng đầu nước Mỹ

Bốn phương - 13 giờ trước

GĐXH - Donald Bren là một trong những tỷ phú bất động sản giàu nhất nước Mỹ do Forbes xếp hạng năm 2024, với khối lượng tài sản ròng gần 18 tỷ đô la.

Bể phốt ở trại lợn Trung Quốc tỏa khí độc khiến 7 người tử vong

Bể phốt ở trại lợn Trung Quốc tỏa khí độc khiến 7 người tử vong

Tiêu điểm - 15 giờ trước

Khí gas trong bể chất thải tự hoại của trang trại lợn tại Tứ Xuyên, Trung Quốc gây ra cái chết của 7 người, trong đó 4 người tử vong ngay tại hiện trường.

Điện thoại trong túi quần phát nổ sau cú ngã cầu thang, thầy giáo bị bỏng nặng

Điện thoại trong túi quần phát nổ sau cú ngã cầu thang, thầy giáo bị bỏng nặng

Tiêu điểm - 20 giờ trước

Thầy giáo Trần ở Quý Châu, Trung Quốc bị trượt chân ở cầu thang, điện thoại trong túi quần đập xuống sàn và phát nổ, khiến anh bỏng nặng.

Ngủ quên khi ngắm biển, đôi trai gái suýt chết chìm

Ngủ quên khi ngắm biển, đôi trai gái suýt chết chìm

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Ngủ quên bên nhau trên bãi đá có rạn san hô, lúc tỉnh giấc, đôi tình nhân kinh hãi thấy quanh mình mênh mông nước, cả rạn san hô sắp chìm trong nước thủy triều.

Bỏ làm liên tục vẫn được sếp chuyển 170 triệu đồng, lý do thật gây xúc động

Bỏ làm liên tục vẫn được sếp chuyển 170 triệu đồng, lý do thật gây xúc động

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân viên nghỉ làm liên tục nhưng chủ siêu thị vẫn chuyển cho cô hơn 50 nghìn tệ (hơn 170 triệu đồng) trong 1 tháng; nguyên nhân được tiết lộ làm dân mạng xúc động.

Để chó lái ô tô phóng vun vút gây kinh hãi, người đàn ông bị cảnh sát phạt

Để chó lái ô tô phóng vun vút gây kinh hãi, người đàn ông bị cảnh sát phạt

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Người đi đường ở Vũ Hán (Trung Quốc) kinh hãi gửi video tố cáo cảnh sát khi nhìn thấy một con chó màu trắng ngồi ở ghế lái chiếc Tesla màu hồng đang phóng vun vút.

Mua cà phê nhưng không có ống hút, khách hàng bắt chủ cửa hàng quỳ xuống xin lỗi gây phẫn nộ

Mua cà phê nhưng không có ống hút, khách hàng bắt chủ cửa hàng quỳ xuống xin lỗi gây phẫn nộ

Bốn phương - 2 ngày trước

Đơn hàng giao thiếu chiếc ống hút đã khiến cho nữ khách hàng vô cùng tức giận và liên tục chỉ trích người quản lý cửa hàng.

Cận cảnh sinh vật bí ẩn gây chấn động Malaysia: Như một khối thịt khổng lồ đến từ hành tinh khác

Cận cảnh sinh vật bí ẩn gây chấn động Malaysia: Như một khối thịt khổng lồ đến từ hành tinh khác

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Sinh vật lạ trôi dạt vào bờ biển Telok Melano (Malaysia) đã ngay lập tức nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế.

Tranh cãi bức ảnh chưa từng công bố của William và Kate

Tranh cãi bức ảnh chưa từng công bố của William và Kate

Bốn phương - 2 ngày trước

Hoàng tử William và Công nương Kate đã chia sẻ bức ảnh cưới chưa từng công bố trước đây nhân kỷ niệm 13 năm kết hôn. Tuy nhiên, nó trở thành chủ đề tranh cãi vì để màu đen - trắng.

Top