Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số

Thứ hai, 15:31 26/12/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng: "Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh và bền vững".

Chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Tại Hội nghị Hội nghị tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2022; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về công tác dân số của tỉnh Lào Cai diễn ra trong sáng nay 26/12/2022, ông Đỗ Sỹ Hùng - Chi cục trưởng Dân số-KHHGĐ cho biết: Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, công tác dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng dân số được cải thiện; nhiều văn bản đã được ban hành để định hướng cho công tác dân số trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 1.

Ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị

 Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, năm 2022, tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 27- NQ/TU ngày 1/7/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt đảm bảo quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào Cai bằng mức trung bình toàn quốc vào năm 2030".

Đánh giá chung về công tác dân số Lào Cai năm 2022, ông Đỗ Sỹ Hùng cho hay, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, song công tác  DS-KHHGĐ của Lào Cai cơ bản là tiếp tục thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch theo đúng lộ trình đề ra. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Ông Đỗ Sỹ Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số phát biểu tại Hội nghị.

Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được chú trọng triển khai: 100% các xã tổ chức Chiến dịch tổ chức tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số: Tư vấn về sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn sức khỏe vị thành niên/thanh niên; tư vấn sức khỏe người cao tuổi. Trong chiến dịch số lượt người tham dự là 23.474/22.261 đạt 105,45% KH; trong đó có 7/8 huyện thị xã đạt trên 100% KH; huyện Bát Xát thấp nhất đạt 96,24% KH.

Số phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh trong năm là 4.761/3.244 người, đạt 146,8% KH, trong đó phát hiện 124 trường hợp có dị tật thai nhi và các bất thường khác đã được tư vấn điều trị và đình chỉ thai nghén; 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Số trẻ được sàng lọc sơ sinh trong năm là 6.415/5.647 trẻ đạt 113,6% KH, trong đó đã phát hiện 704 trường hợp nguy cơ cao bị bệnh đã được quản lý, theo dõi, tư vấn; 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Các mô hình tư vấn khám sức khỏe trước kết hôn cho thanh niên/vị thành niên, mô hình giảm thiểu Mất cân bằng GTKS; mô hình phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết; mô hình Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; hoạt động tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản tiếp tục được triển khai với nhiều kết quả tốt.

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển

Mặc dù đạt được nhiều kết quả song công tác dân số của Lào Cai còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Nhiều chỉ tiêu quan trọng về chăm sóc, nâng cao sức khỏe còn đạt thấp so với toàn quốc. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 3.

Tuyên truyền công tác dán số ở xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn

Tuổi thọ bình quân tăng chậm, số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp; tầm vóc, thể lực và sức bền của người dân chậm được cải thiện. Tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Ý thức về chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao so với toàn quốc và có sự chênh lệch giữa các vùng. 

Tình trạng tảo hôn, sinh con sớm còn tồn tại ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào rèn luyện nâng cao thể chất người dân trong cộng đồng còn chưa rộng khắp. Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Trong khi đó, đầu tư kinh phí cho công tác dân số còn thấp so với cả nước và khu vực cũng là một trong những khó khăn lớn trong thời gian tới.

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 4.

Lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục Dân số Lào Cai chủ trì hội nghị.

Với quan điểm nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cấp ủy các cấp, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; chất lượng dân số là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh; tỉnh Lào Cai đã xác định một số mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trong giai đoạn tới: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai bảo đảm quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Quan tâm công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân, phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào Cai bằng mức trung bình toàn quốc vào năm 2030; Phấn đấu đến năm 2050, nâng cao chất lượng dân số toàn diện cả về trí lực, thể lực, bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng và cả nước. 

Để làm được điều đó, tỉnh Lào Cai cũng xác định, đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số; lồng ghép các nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số vào các hoạt động chương trình mục tiêu trên địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong công tác dân số; tập trung huy động các nguồn lực trong xã hội và sự đóng góp của người dân, cộng đồng để thực hiện nâng cao chất lượng dân số. 

Lào Cai đẩy mạnh các mô hình nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 5.

Công chức Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh Lào Cai tại Hội nghị

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số 64/KHUBND ngày 17/02/2022, Kế hoạch Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai năm 2022; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 31/3/2022, Kế hoạch Truyền thông các sự kiện về công tác dân số và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2022; Văn bản số 1541/UBND-VX ngày 15/4/2022 về việc triển khai thực hiện đổi Số ghi chép ban đầu về dân số năm 2022; 2 Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 04/5/2022, Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Lào Cai năm 2022; Báo cáo số 832/BC/BCSĐ ngày 21/10/2022; Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 11/8/2022, Kế hoạch nâng cao chất lượng dân số Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo số 832-BC/BCSĐ ngày 21/10/2022, Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về công tác dân số trong tình hình mới". - Tham mưu Sở Y tế ban hành: Kế hoạch số 37/KH-SYT ngày 31/3/2022 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, Kế hoạch Đổi sổ ghi chép ban đầu về dân số (Sổ A0) năm 2022; Kế hoạch số 41/KH-SYT ngày 14/4/2022, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác dân số tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 104/KH-SYT ngày 06/9/2022, Kế hoạch Ngành y tế thực hiện nghị quyết số 27- NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình số 115-CTr/ĐU ngày 10/10/2022, Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai. Văn bản số1495/SYT-NVY ngày 29/7/2022 về tham mưu thực hiện báo cáo các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng dân số tại địa phương; Văn bản số 1541/SYT-NVY ngày 05/8/2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động về tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Và các văn bản, tờ trình, báo cáo đề nghị cấp kinh phí và bổ sung kinh phí cho các hoạt động của công tác dân số-KHHGĐ.
Minh Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top