Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lặng lẽ những phận nghèo trên đỉnh Pú Xi

Thứ sáu, 11:26 02/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Pú Xi là ngọn núi nổi tiếng nhưng cũng là tên bản, tên xã nghèo nhất của huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên). Nơi quanh năm mây mù, sương giá, người dân phải ăn cơm với nước sôi. Chả thế mà hàng chục năm qua, niềm hạnh phúc lớn nhất mà họ luôn mong muốn là cả năm đủ ăn, đủ mặc để khỏi “bị đói và lạnh”.

 

Anh Hờ A Trang: “Tôi chẳng biết mình sinh năm bao nhiêu”. 	Ảnh: P.B
Anh Hờ A Trang: “Tôi chẳng biết mình sinh năm bao nhiêu”. Ảnh: P.B

Ăn cơm với nước sôi

Cũng như nhiều xã khác ở huyện Tuần Giáo này, đường đi vào Pú Xi thật gian nan, vất vả. Tuy được tách ra từ xã Mường Mùn năm 2012, nhưng so với những nơi khác thì Pú Xi khác hẳn: Heo hút, lạnh lẽo, nghèo nàn bao phủ mãi lên từng mái tóc, từng nóc nhà!

Tên xã Pú Xi được lấy theo tên của một ngọn núi, tên bản đã gắn liền hàng chục năm qua với những người Mông nơi đây. Ông Hoàng Văn Sim, Bí thư Đảng ủy xã Pú Xi nói rằng, Pú Xi là ngọn núi của gió, ngọn núi của mây, muốn chạm mây thì lên đỉnh núi, muốn sống trong cái giá buốt đến ngưỡng âm độ thì lên đỉnh núi, muốn nhìn toàn cảnh một vùng... cũng lên đỉnh núi.

Ngược dòng thời gian hơn 2 năm về trước, vào thời điểm tháng 8/2012, xã Pú Xi được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Mường Mùn, thuộc huyện Tuần Giáo. Giờ xã Pú Xi nằm lẻ loi giữa huyện Tuần Giáo và Mường Chà của huyện Điện Biên. Vài năm trước, để lên được xã Pú Xi thì chỉ có nước vạch lá cây, cuốc bộ theo đường mòn từ sáng tới tối thì đến nơi. Sau khi “lên chức”, xã Pú Xi được đầu tư mở rộng đường nhưng cũng chỉ heo hút ven những vách núi dựng đứng, đủ cho hai chiếc xe máy tránh nhau.

Trên đường lên đỉnh Pú Xi, chúng tôi được đám học trò lớp 6, người Mông, Hờ Thị May, Hờ A Dính, Thò A Sử dẫn lối về nhà. Nhà các em nằm quanh co trên đỉnh Pú Xi, nên để lên được bản ngọn nút cao nhất xã này, phải băng qua những cánh rừng, những con dốc dựng đứng và mất nửa ngày trời đi bộ 30km mới tới nơi.

Trong ngôi nhà tuềnh toàng, gió lạnh lùa thốc từ phía sau ra phía trước, cậu học trò người Mông - Thò A Sử sau cả ngày cuốc bộ từ trường về, bụng đói, bố mẹ đi làm rẫy chưa về, nó vội vã vào bếp, lục nồi xem còn cơm nguội không. Vét tất cả được chừng lưng bát, nó đặt lên cái bàn cũ kĩ, xiêu vẹo, rồi với tay xách ấm nước trên bếp đổ chan vào bát cơm. Nó hỏi, “các chú ăn không”, chúng tôi lắc đầu, nó cười rồi xúc ăn ngon lành.

Cạnh nhà của Sử là nhà Hờ A Dính, một cậu bé gầy nhom, co ro, lôi từ gầm giường ra một cây mía, chặt ra làm mấy khúc mời mọi người. Xong đó, nó cũng lấy cơm, vơ tí rau xanh trong nồi, ngồi bên bếp lửa ăn ngon lành. Bố của Dính, anh Hờ A Trang rót nước mời khách, kể về cuộc đời mình với giọng buồn buồn: “Tôi chẳng nhớ mình sinh năm bao nhiêu. Đến tuổi lấy vợ thì cùng bạn bè “ra cướp về và làm ma” chứ không biết nó bao nhiêu tuổi. Nhưng mà buồn lắm, cách đây mấy năm, sau khi sinh thằng con thứ hai thì vợ tôi ốm, không thuốc thang, không tiền đưa vợ đi viện nên chết rồi, mà vợ chết, tôi cũng chẳng nhớ năm nào. Mẹ chết, thằng nhỏ khát sữa, không có ai cho bú, nó không ăn cơm nên cũng chết theo mẹ. Giờ nhà chỉ có 2 bố con, lúa, ngô, sắn đều không có. Tôi chẳng vào rừng, chẳng săn bắt được, ai mượn làm gì thì tôi làm. Người nào có tiền thì cho tiền, người nào có cơm thì cho cơm. Còn thằng Dính, nó đi học dưới trường thì đã có nhà nước nuôi rồi”.

“Sẽ không còn phải lo cái đói, cái rét”

Những ngôi nhà trên đỉnh Pú Xi. 	Ảnh: P.B
Những ngôi nhà trên đỉnh Pú Xi. Ảnh: P.B

Cũng như hàng chục, hàng trăm ngôi nhà khác trên đỉnh Pú Xi này, 2 bố con anh Hờ A Trang trú ngụ trong căn nhà khoảng 20m2. Gọi là nhà cho nó “sang” chứ bốn bề, tứ phía trống huơ trống hoác. Trong nhà, ngoài cái bếp luôn đỏ lửa cùng mấy cái nồi niêu, xoong chảo đen ngòm thì chẳng có gì đáng giá.

Không riêng gì bản Pú Xi mà cả xã này, vì cuộc sống khó khăn, nhiều người cũng chịu khó đi nơi khác tìm kế mưu sinh nhưng rồi cũng chẳng ai khá hơn. Có nhiều khi đi với hai bàn tay trắng, khi về cũng… hai bàn tay trắng. Có người nghe nói bên Trung Quốc dễ kiếm tiền nên khăn gói qua đó, đi một năm, hai năm, rồi sang mãi chưa thấy về, có người về nhưng chẳng có đồng nào hoặc có người đi vào Nam, vào Tây Nguyên lập nghiệp, nhưng cũng đi rồi về chứ không khá khẩm hơn.

Như gia đình cô học trò Hờ Thị May, nhà rất nghèo. May học lớp 7 nhưng cơ thể em chỉ bằng đứa bé học lớp 4, người còm nhom. Đã nghèo nhưng dưới May còn có 6 đứa em, đứa nhỏ nhất mới được hơn 10 tháng. Trước đây, bố May cũng đi khắp nơi tìm việc làm nhưng chẳng ở đâu nhận. Bố May bảo, “nhà đông con, đông miệng ăn, mùa đông đã lạnh rồi, không thể để lũ trẻ và người già đói nên cứ phải vào rừng kiếm cái ăn suốt ngày. Vào rừng có măng lấy măng, có rau lấy rau, có củ mài lấy củ mài chứ sống thế này cũng chết đói thôi”.

Cả xã Pú Xi, ngoài ông bí thư là người Thái ra thì 100% người dân là người Mông. Ông Giàng A Ký - Chủ tịch Hội Nông dân xã Pú Xi cho biết, trước đây Pú Xi không có người nhưng khoảng năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người từ khắp nơi di canh, di cư về đây. “Tôi còn nhớ, năm 1979, sau khi ăn Tết xong, nhà nào nhà nấy dìu dắt nhau lên đây. Gặp đỉnh Pú Xi, chúng tôi phải men theo lối trâu rừng mà đi, cuối cùng thì cũng lên được đỉnh núi. Thuở đó rau rừng, thịt thú rừng trở thành thức ăn chính. Dần dà, những con thú đó hết đi, người ta lại trở về xuôi mua lợn, gà rồi gánh ngược lên đây nuôi, mua thóc giống lên đây trỉa”, ông Ký tâm sự.

Nhưng nói như ông Giàng A Ký, ngoài điều kiện tự nhiên mất đi thì mọi thứ còn lại chẳng thay đổi là bao. Đường sá đi lại vẫn khó khăn, vẫn “độc đạo” từ trung tâm lên bằng con đường nhỏ mà “lúc mưa thì cũng như 60 năm trước”. Dân trên đỉnh Pú Xi vẫn nghèo, vẫn thiếu ăn quanh năm.

Bản Pú Xi nhìn từ xa. 	Ảnh: P.B
Bản Pú Xi nhìn từ xa. Ảnh: P.B

Khí hậu ở đỉnh Pú Xi quá khắc nghiệt, ngoài trỉa lúa, trỉa ngô, trồng sắn, người dân cũng chẳng biết làm gì khác để “đổi đời”. Đó cũng là lý do tại sao xung quanh đỉnh núi Pú Xi có hơn chục nóc nhà mà nhà nào nhà nấy đều trống huơ trống hoác. Thậm chí có hộ còn không có nhà ở hoặc nhà thì chỉ là những tấm nan phên ghép lại với nhau.

Thống kê, cả bản Pú Xi có mấy chục hộ gia đình nhưng chỉ duy nhất một hộ “gom góp mãi mới mua nổi một chiếc xe cũ kĩ mấy trăm nghìn”. Ông Hoàng Văn Sim – Bí thư Đảng ủy xã Pú Xi, ngậm ngùi: “Nói thật, người dân trên đỉnh núi này, họ có biết Sài Gòn là gì, có biết Tây Nguyên là gì? Thế mà tiếng đồn cứ lớn dần, người này rỉ tai người khác, có người còn bán hết tài sản, di cư vào Nam để lập nghiệp. Ngày không đi, về đêm cả trẻ con, người lớn, dắt nhau ra thị trấn rồi bắt xe vào Nam. Thà rằng họ đi rồi ổn định được cuộc sống thì không nói làm gì, đằng này lúc về còn khổ hơn vì đất đai, nhà cửa đã bán đi rồi. Cũng may, hiện nay trên đỉnh Pú Xi không có hộ nào bỏ xứ mà đi nữa”.

Ông Trưởng bản Pú Xi bảo, nhà nước cũng đã tìm cách phát triển kinh tế như trồng thử cây cánh kiến, cây sa nhân, cây thảo quả. Rồi người dân cũng đã bắt đầu biết nhân giống cây táo mèo, một trong những thứ đặc sản được nhiều người ưa thích mua về để ngâm rượu. Trong tương lai, có thể đó sẽ là nguồn thu chính để người dân vượt qua đói nghèo.

Một mùa xuân đang sớm trở về trên đỉnh Pú Xi cằn cỗi, lạnh giá này, nhưng nhiều người dân vẫn luôn tin, ngày mai họ sẽ được “đổi đời”. “Vẫn tin sẽ không còn lo cái đói, cái rét nữa. Chắc chắn, rồi ai cũng sẽ được ăn no, mặc ấm, ai cũng có xe máy để đi lại, có ánh điện, có tivi, điện thoại như bao người dân khác thôi…”, ông Giàng A Ký tươi cười nói.

Phùng Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới và cả nước: Người dân Thủ đô hứng chịu thời tiết khó chịu, Nam Bộ bắt đầu vào mùa mưa

Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới và cả nước: Người dân Thủ đô hứng chịu thời tiết khó chịu, Nam Bộ bắt đầu vào mùa mưa

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Hà Nội và Bắc Bộ tuần tới mưa nắng đan xen, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ bắt đầu vào mùa mưa.

Danh sách các đơn vị được cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ được cập nhật hàng tháng

Danh sách các đơn vị được cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ được cập nhật hàng tháng

Giáo dục - 18 phút trước

GĐXH - Hiện nay, có tổng cộng 87 đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam được Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận.

Tin sáng 13/5: Bé gái 12 tuổi xin bố mẹ đi chơi rồi mất tích; Sẽ phát hành thống nhất mẫu phôi sổ đỏ trên cả nước

Tin sáng 13/5: Bé gái 12 tuổi xin bố mẹ đi chơi rồi mất tích; Sẽ phát hành thống nhất mẫu phôi sổ đỏ trên cả nước

Xã hội - 42 phút trước

GĐXH - Chiều 12/5, chị Nguyễn Ngọc Anh (trú ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, gia đình chị vừa trình báo cơ quan chức năng việc bé gái 12 tuổi nghi mất tích. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Bộ GD&ĐT công bố danh sách đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT công bố danh sách đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Giáo dục - 48 phút trước

Bộ GD&ĐT công bố danh sách đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.

Thái Bình: Xe bồn chở bê tông sập cẩu, nhiều người bị thương

Thái Bình: Xe bồn chở bê tông sập cẩu, nhiều người bị thương

Thời sự - 1 giờ trước

Xe bồn chở bê tông tươi của Công ty Bình Phương đang đổ bê tông lên mái tầng 2 một ngôi nhà ở phường Tiền Phong (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thì bị sụt chân chống, dẫn đến sập cẩu đè lên mái nhà khiến nhiều người bị thương.

Sẽ phát hành thống nhất mẫu phôi sổ đỏ trên cả nước

Sẽ phát hành thống nhất mẫu phôi sổ đỏ trên cả nước

Đời sống - 1 giờ trước

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Tăng ni, phật tử chung tay mang điện đến bản làng khu vực biên giới nhân đại lễ Phật đản

Tăng ni, phật tử chung tay mang điện đến bản làng khu vực biên giới nhân đại lễ Phật đản

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Năm nay, chủ đề chính của Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn thiện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của Đức Phật, thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

Mưa lớn chiều tối, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu

Mưa lớn chiều tối, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu

Xã hội - 9 giờ trước

Cơn mưa lớn kéo dài gần 1 giờ khiến nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội bị ngập sâu 30 - 50 cm, nhiều xe chết máy.

Vờ mua xe ô tô rồi cướp

Vờ mua xe ô tô rồi cướp

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5 Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lường Văn Nam để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Sơn La tạm đình chỉ giáo viên mầm non để xác minh vụ đánh bé gái 8 tuổi

Sơn La tạm đình chỉ giáo viên mầm non để xác minh vụ đánh bé gái 8 tuổi

Giáo dục - 10 giờ trước

Trường mầm non Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La đã họp, xem xét và tạm đình chỉ giáo viên có hành vi đánh đập bé gái 8 tuổi để xác minh, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Top