Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng biển mùa…vọng phu

Thứ hai, 19:00 29/06/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Làng chài biển sau một chuỗi ngày dài lê thê nắng hạn là 3 ngày mưa giông, gió lốc bất thường giữa tháng 6 nắng táp mặt. Mây đen bao phủ cả cửa biển Lạch Quèn (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Cụ Nguyễn Thị Mùi bảo: “Mùa biển động đến rồi. Đi biển mùa này rủi ro lắm. Đi 10 - 15 ngày được 8 triệu nhưng cũng không chừng đi luôn chẳng về”.

 

Bà Mùi (78 tuổi) chứng kiến nhiều chuyện vui buồn ở cửa biển.
Bà Mùi (78 tuổi) chứng kiến nhiều chuyện vui buồn ở cửa biển.

 

Nhà đẹp vắng người ở

Cửa biển Lạch Quèn buổi sáng tấp nập thuyền về. Từng tốp phụ nữ hớn hở cùng nhau khiêng những thùng cá xuống khỏi tàu. Nhưng, đó là những chuyến đi cuối cùng rồi, bởi mùa biển động đã đến.

Cụ Nguyễn Thị Mùi (ở xóm Đức Xuân xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu), năm nay 78 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn minh mẫn. Vừa tranh thủ hong những mẻ cá giúp cô con gái trong cái nắng yếu ớt sau chuỗi ngày mưa giông, gió lốc giật tứ bề, cụ Mùi bảo: “Nhìn nhà cao cửa rộng rứa (thế) chứ đôi khi phải đánh đổi cả tính mạng đó”.

Xóm biển này nhiều chuyện buồn lắm. Cụ Mùi kể, mới nhất là sự việc của anh An ở xã Quỳnh Tiến. Anh An đi biển trong lúc sóng to, gió lớn, rồi không may bị va đầu vào cột buồm. “Người ta đưa An vô bờ, đem ra cấp cứu ở Hà Nội nhưng không được”, cụ Mùi buồn rười rượi nói.

Năm nào, ở cái cửa biển này cũng đón nhận những tin buồn. Nào là lật thuyền, nào mất tích, tang tóc bao trùm xóm nhỏ. Quả thật, đúng như những gì cụ Mùi nói, cửa biển Lạch Quèn nhà cửa hai bên lạch khang trang lắm. Nhưng đó là những gì ki cóp của cả một đời đi biển của ngư dân nơi đây. Đêm ngày, nghiệp biển nuôi sống họ nhưng cũng đưa họ đối mặt với những hiểm nguy...

Thế cho nên xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) không biết từ bao giờ đã được người ta gọi với cái tên “làng vọng phu”...

Bố đi một trăm năm mới về

 

Những mẻ cá cuối khi mùa biển động đến. 	Ảnh: Hà Phương
Những mẻ cá cuối khi mùa biển động đến. Ảnh: Hà Phương

 

Cách đây không lâu, tàu cá NA 93240 TS của thuyền trưởng Bùi Hoàng Hiệp vươn khơi với 8 thuyền viên. 4h sáng hôm định mệnh đó, khi đang trên đường trở về đến vùng biển Hà Tĩnh, thuyền trưởng Bùi Hoàng Hiệp đã gọi điện báo về cho gia đình mình cùng các bạn thuyền, hẹn sáng sớm cùng ngày ra cảng biển Lạch Quèn lấy cá đi chợ. Nhưng sau cuộc điện thoại cuối cùng đó, người nhà các thuyền viên không nhận được thêm bất kỳ thông tin nào về con tàu NA 93240 TS cũng như 8 thuyền viên trên tàu. Ai ngờ đâu, họ đã mãi ra đi không trở về.

Bùi Thị Lý là vợ của một trong những ngư dân đó mãi mãi mất chồng. Đang có một gia đình hạnh phúc, vui vẻ… bỗng chốc người phụ nữ trẻ này trở thành góa phụ. Anh Bùi Thanh Hoài, chồng chị trong chuyến đi biển định mệnh ấy đã không trở về, để lại 3 đứa con thơ. Xót lòng hơn, đứa con gái thứ hai đang học mầm non khi thấy chúng tôi hỏi chuyện anh Hoài, đã trả lời hộ mẹ bằng một câu buồn da diết: “Bố đi biển một trăm năm mới về”. Trên tay chị Lý, đứa con út mới 11 tháng tuổi thỉnh thoảng lại khóc ré lên đòi sữa. Người đàn bà nách mấy con thơ ngoảnh mặt vào vách lau vội những giọt nước mắt chảy tràn trên má.

Anh Hoài (SN 1977) mồ côi cha từ lúc mới 6 tuổi, lớn lên bằng nghề đi biển. Trước đây, anh đi biển chủ yếu làm thuê, vì không có tiền để đóng cổ phần nên mỗi chuyến thuyền về thu nhập chẳng được là bao. Vợ chồng anh tính toán vay nợ chung cổ phần để tăng thêm thu nhập, món nợ đang còn 200 triệu đồng thì tàu đã gặp nạn. “Có hai thi thể trôi dạt vào vùng biển Hà Tĩnh, gia đình nhận ra Hoài vì răng đen do hút thuốc nhiều và có hai vết mổ ở bụng. Lúc đó, tôi mới tin anh ấy đã bỏ mẹ con tôi thật…”, chị Lý nhớ lại trong nước mắt.

Cùng chung ngõ với nhà chị Lý là gia đình thuyền viên Vũ Văn Biên, giờ chỉ còn người vợ trẻ ngồi vò võ trong căn nhà trống vắng bóng người đàn ông. Cũng như chị Lý, chị Bùi Thị Vân (vợ anh Biên) cũng nghẹn lời khi nhắc tới cái chết của chồng.

Vẫn phải kiếm sống

“Sinh nghề, tử nghiệp”, có lẽ câu nói đó đúng nhất đối với nghề đi biển. Có thể người ta thấu hiểu đời ngư phủ trọn kiếp lênh đênh trên sóng nước với bao hiểm nguy rình rập, nhưng phận đời của những người vợ góa, những đứa con côi ở lại thì mấy ai hay?

Những ngày biển động, mọi sinh hoạt ở cửa biển này vẫn bình thường. Ngày thường, lạch biển thoáng lắm, nay chật chội bởi những hàng tàu cá xếp san sát nhau trú chân. Tàu cá không ra khơi, làng chìm trong giấc ngủ dài như ngày đông giá. Khói lam chiều với mây đen giông lốc vẫn vần vũ trên những mái nhà thiếu vắng hơi ấm người đàn ông.

Người dân đi biển ở đây không ai không thuộc lòng câu ca não ruột khắc sâu trong tâm khảm truyền từ đời nay qua đời khác: “Đi thì chết một mình cha/Không đi thì chết cả bà lẫn con”, hoặc “Lấy chồng đi biển hồn treo cột buồm...”. Cứ tưởng biển chỉ lấy đi trai tráng, ai ngờ đâu cả trẻ nhỏ cũng không tha. Mới tháng trước, ba em Bùi Quang Thành, Vũ Văn Huynh và Vũ Văn Đệ đều là học sinh lớp 5B, trường Quỳnh Thuận rủ nhau ra bãi biển tắm, không may bị sóng nhấn chìm cuốn ra xa. Mặc dù người dân nhanh chóng bơi ra để cứu nhưng không kịp. Cả ba đều bị sóng nhấn chìm, tử vong. Những cái chết làm điếng người ở lại, không ai muốn nhắc.

Ngoài kia, sóng vẫn rì rầm, biển vẫn mù mờ sương khói và gầm gào mỗi khi lốc tố nổi lên... Hàng nghìn hộ dân ở các xã lân cận sống quanh lạch biển này vẫn cần mẫn mưu sinh và sống chết bằng nghề biển. Chị Lài người phu cá ở lạch biển này tranh thủ lúc nghỉ ngơi nói chuyện: “May đợt này bão chỉ vào vùng Quãng Ninh, thế mà mấy hôm ở đây sóng biển cũng ùng ục. Đáng sợ lắm. Mùa biển động, ngư dân chỉ đánh bắt gần bờ thôi. Mấy ai dám đi dài ngày”.

Nhưng trong sự âm u của mùa biển động, vẫn có những ngư dân lục tục cho chuyến đi mới. Chị Lài bảo: “Đánh cược với biển thôi, những ngày này trăng cao ít cá nhưng đi để kiếm tiền còn sống nữa chứ”.

 

Điểm tựa cho ngư dân

Có hiệu lực từ ngày 25/8/2014, Nghị định 67 của Chính phủ trong đó có bảo hiểm khai thác thủy sản, sẽ giúp ngư dân bớt rủi ro khi gặp nạn. Chính sách này không chỉ hỗ trợ ngư dân về kinh phí mua bảo hiểm mà còn mở rộng đối tượng, mức độ, phạm vi bảo hiểm…Đây được xem là giải pháp tốt, giúp ngư dân tiếp cận với bảo hiểm và hạn chế rủi ro trên biển.

Xác định đây là chính sách bảo hiểm trọng tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức khảo sát thực tế và làm việc tại một số tỉnh, thành để nắm tình hình thực tế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, để Nghị định 67 phát huy tác dụng, đem lại lợi ích thiết thực cho bà con ngư dân, trong đó có ngư dân Nghệ An.  

   Theo Thùy Dương (TTXVN)

Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Việc chọn trường công hay tư cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Để tìm được một môi trường giáo dục tốt, phù hợp với các em học sinh và điều kiện của từng gia đình là điều không đơn giản.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 1 giờ trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 2 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Top