Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lam lũ những phận đời con trẻ ở thiên đường du lịch Sa Pa

Thứ ba, 07:00 08/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Đến Sa Pa, trái ngược với hình ảnh của một thiên đường du lịch là những phận đời phụ nữ lam lũ, nhếch nhác, khổ cực. Có nhiều đứa trẻ mới được 20 ngày tuổi, da còn đỏ hỏn đã nằm vắt vẻo trên lưng theo mẹ, theo anh bước ra đời mưu sinh.

 

Vừ A Vinh, một cậu bé 6 tuổi vẫn ôm chặt cậu em mới 2 tháng tuổi ngồi bán hàng ở một góc vỉa hè. Em ngủ ngon cho mẹ kiếm tiền (ảnh nhỏ). 	Ảnh: Phùng Bình
Vừ A Vinh, một cậu bé 6 tuổi vẫn ôm chặt cậu em mới 2 tháng tuổi ngồi bán hàng ở một góc vỉa hè. Em ngủ ngon cho mẹ kiếm tiền (ảnh nhỏ). Ảnh: Phùng Bình

 

Hết xin tiền mua gạo sang xin tiền mua sách

Chiếc xe ô tô chở khách du lịch vừa dừng lại ở ngã ba Xuân Viên, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong vài giây đã có hàng chục đứa trẻ người Mông bủa vây, tay giơ lên mời mọc: “Mua cái, mua đi, mua đi cô ơi, chú ơi”…

Những vị khách ở vùng xuôi trở nên thích thú, người cầm máy ảnh chụp, người hỏi han những đứa trẻ bán cái này làm gì, cái kia làm gì. “Chụp ảnh phải trả tiền, mua đi rồi cho chụp ảnh”, tiếng một đứa trẻ tóc tai bù xù vang lên. Còn những vị khách cũng trở nên khó chịu vì sự bám riết của chúng: “Không mua nhé, cho 5.000 rồi không theo nữa nhé”. Tuy nhiên, thấy đứa này được cho tiền, những đứa khác lại chạy đến, chúng lại mời mọc tiếp: Mua đi, mua cái, cho cháu tiền mua gạo, cho cháu tiền mua sách, mua bút đi học với…

Cách đó không xa, rất nhiều tấm biển cảnh báo du khách đến Sa Pa thì không chụp ảnh, không cho tiền, đồng thời có cả số điện thoại nóng của Chủ tịch huyện, Công an huyện để du khách tiện liên lạc khi cần thiết. Nhưng có lẽ, nhìn những đứa trẻ tóc tai bù xù, những bộ quần áo đã cũ kĩ, bẩn thỉu và xộc xệch, cùng với gương mặt thơ dại nhọc nhằn ấy, khó người cầm lòng được.

Ngồi ở khu vực Nhà thờ Đá, Giàng A Chờ, vừa bước sang tuổi thứ 7 nhưng em đã có 4 năm “kinh nghiệm” bán hàng mưu sinh ở mảnh đất này. Em bảo, từ khi mới hơn 3 tuổi, em đã theo mẹ, cầm trên tay những cái “tùng teng” bằng vải, những chiếc vòng bạc hình thù cũ kĩ rồi cứ thế, gặp khách là em đưa ra: “Mua cái”. Ngày đó, em nói tiếng Kinh chưa rõ, nên em chỉ nói được vài ba câu ngắn gọn mà mẹ bày cho em. Gặp khách thì “mua cái”, khách hỏi thì cái này “10 nghìn”, cái kia “20 nghìn”…

Giàng A Chờ ở tận xã Hầu Thào (cách Sa Pa 8km) mỗi lần ra đây, Chờ phải đi bộ cả nửa ngày đường. “Đường từ bản ra đây khó đi lắm. Hôm nào mưa không về được thì em ngủ lại ở đây luôn, ăn cái gì cũng được. Ngủ thì kiếm đoạn nào ít gió rồi ngủ thôi. Không sợ gì đâu, không ai đuổi đi cả”, Chờ nói và nở nụ cười rất tươi.

Cũng như nhiều đứa trẻ người Mông khác lên đây bán đồ lưu niệm cho du khách, Chờ là một cậu bé rất lém lỉnh. Khi tôi có nhã ý chụp ảnh, Chờ bảo “mua cái này đi rồi chụp ảnh, không mua không cho chụp ảnh đâu”. Khi hỏi, sao lại thế, Chờ bảo: “Không biết”. Nhìn Chờ và những đứa trẻ người Mông mưu sinh ở “thiên đường du lịch này”, nhiều người lại liên tưởng đến những cỗ máy đòi tiền không cảm xúc. Đưa du khách từ cảm giác yêu mến đến rầu lòng, thương cảm, đau xót.

Hỏi ra thì được biết, nhiều trẻ vẫn đi học nhưng khi vào hè hoặc những ngày nghỉ, chúng đi kiếm thêm tiền. Có những đứa trẻ, việc học chúng chả quan tâm lắm, nên thích học thì đi, không thích học lại nghỉ lên Sa Pa kiếm tiền.

20 ngày tuổi cũng lăn lóc theo mẹ ra chợ bán hàng

11giờ đêm, khi sương lạnh đã phủ lấp Sa Pa thì Vừ A Vinh, một cậu bé 6 tuổi vẫn ôm chặt cậu em mới 2 tháng tuổi ngồi bán hàng ở một góc vỉa hè. Nhìn em, nhiều người thương cảm đến hỏi han đôi ba câu, mua vài ba thứ làm móc chìa khóa.

Vinh bảo, mẹ cũng đi bán hàng rồi. Tối đến, mẹ lại trải tấm nilon, bày những mặt hàng ra bảo Vinh “cái này 10, cái này 20, cái kia 30 nghìn”. Với bản tính thật thà của người Mông, Vinh cứ bảo giá tiền, còn ai cầm lên như thế nào, cho dù có bước đi mà không trả tiền thì Vinh cũng chẳng lưu tâm. Một vài du khách tỏ ra thích thú với cậu bé nhỏ nhắn này, dừng lại trò chuyện, hỏi han rồi mua “ủng hộ” cho hai anh em. Nhưng có người lại tỏ ra “cảnh giác” - “chả khác gì ở Hà Nội. Bố mẹ nó giả vờ, đặt hai anh em nó ở đây để người khác tỏ ra thương xót mà mua thôi. Tốt nhất là không mua”, xong câu nói, người đàn bà quay ngoắt đi.

Tôi lần hỏi chị Hương, một chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm gần đó, thì được biết những đứa trẻ này thật thà và “học khôn” từ người này một tí, người kia một tí chứ không khôn lỏi kiểu lừa lọc đâu. “Bố mẹ chúng ở tận trong Bản Khoang. Thằng em theo thằng anh ra ngồi bán góc này từ khi chưa đầy tháng tuổi. Mẹ chúng cũng ngồi bán cây cối, hoa quả ở góc phố nhà thờ. Chả biết mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng chúng có thể ngồi như một nhiệm vụ, bán được gì thì bán, đến giờ lại về nhà”.

Cái từ “học khôn” của chị Hương có lẽ đúng với những đứa trẻ người Mông trên vùng đất Sa Pa này. Bởi từ miệng chúng, chỉ toàn là những từ ngữ  “tiền, cho tiền, xin tiền” và “money, money, money”. Thấy tiền là mắt chúng sáng lên. Ngày xưa, những đứa trẻ bán hàng hoặc xin tiền để “mua gạo”, giờ đây, chúng đã biết xin tiền “để mua sách vở”.

Cuối con đường du lịch ở bản Cát Cát, mỗi khi gặp khách du lịch nào, bé Thào Thị Khâu, 8 tuổi lại chạy đến, giơ hai tay: Cô chú ơi, cháu đi học nhưng không có tiền mua sách vở, cô chú cho cháu ít tiền đi. Giọng em lí nhí nhưng du khách cũng đủ nghe. Nhiều người thương, cho 10 nghìn, 5 nghìn đồng… “Thế chứ ngày nào nhiều nó cũng kiếm được mấy trăm nghìn đấy”, anh Hoàng, một người bán hàng lưu niệm nói như thế.

Mã A Hải, một cậu học trò người Mông đang học lớp 10 tranh thủ những ngày hè kiếm tiền bằng cách chạy xe ôm. Em thường chở khách ở đoạn đường đi xuống bản Cát Cát. Mỗi lượt xuống, em lấy khách 10 nghìn đồng, mỗi lượt lên, em lấy giá gấp đôi. “Ngày nhiều nhất em kiếm được là 700 nghìn đồng,   còn thường là 200, 300  nghìn đồng. Tiền này em mua sách vở, mua thẻ điện thoại để gọi điện. Em có người yêu rồi, người yêu em cũng học cùng lớp, nhưng ở khác bản. Em bảo cưới, nhưng thầy cô bảo lấy sớm sẽ khổ nên em lại thôi. Chạy xe ôm như thế này kiếm tiền nhiều hơn làm nương rẫy”, Hải nói rất hồn nhiên, rồi cười lên khềnh khệch.

Sa Pa về đêm lạnh thấu xương. Khi đồng hồ đã chỉ sang ngày mới, những đứa trẻ vẫn thẫn thờ đi theo những du khách dạo phố đêm như một cái bóng: Mua đi, mua cái... Còn ở một vài góc khuất dưới hiên nhà, nhiều đứa trẻ vài ba tháng tuổi khác lại ngủ ngon trong vòng tay của mẹ chúng - những phận đời mưu sinh ở thiên đường du lịch.

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Xã hội - 1 giờ trước

Trung tâm An ninh hàng không sân bay Đà Nẵng vừa bàn giao chiếc túi xách bên trong chứa hơn 300 triệu đồng cho nam hành khách để quên.

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 2 giờ trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 3 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 6 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Top