Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để “cứu” môn Lịch sử ngày càng điểm thấp?

Thứ bảy, 16:55 20/07/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Tại kỳ thi THPT Quốc gia 2019, môn Lịch sử trở thành môn “đội sổ” khi có điểm trung bình thấp nhất, thậm chí có tới hơn 15 nghìn thí sinh bị điểm “liệt”.

Phần lớn thí sinh đạt điểm dưới trung bình

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có tới 569.905 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, nhiều nhất so với môn Địa lý và Giáo dục công dân (Tổ hợp môn Khoa học Xã hội). Sau khi kết thúc môn thi này, nhiều giáo viên THPT nhận định, đề thi Lịch sử không có nhiều câu khó, nội dung hoàn toàn trong chương trình học.

Tuy nhiên, kết quả của môn thi này lại tiếp tục khiến nhiều người thất vọng: môn thi có điểm trung bình lại thấp nhất (4,30 điểm); thậm chí có gần 400 thí sinh bị điểm liệt từ 1 trở xuống. Môn thi này, số lượng thí sinh đạt điểm dưới trung bình (5 điểm) chiếm áp đảo.

Phổ điểm môn Lịch sử Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Phổ điểm môn Lịch sử Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Không chỉ năm nay, phổ điểm THPT Quốc gia môn Lịch sử trong 3 năm qua mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn, đỉnh của phổ vẫn ở mức tương đối thấp. Trong khi, môn học này trở thành môn chính thức trong kỳ thi quốc gia có vị thế trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội 3 năm nay.

Một cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong trường phổ thông do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì đã được tổ chức tại Bộ GD&ĐT. Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh môn Lịch Sử tại Kỳ thi THPT Quốc gia chỉ có điểm trung bình 4,3 điểm, tuy kết quả có tốt hơn năm ngoái song vẫn tiếp tục là một trong hai môn có điểm trung bình thấp nhất.

Tại buổi tọa đàm, nhiều giáo viên dạy Lịch sử bậc THPT cho rằng rất buồn và bất ngờ vì đề thi năm nay có chất lượng tốt, không có vấn đề gây tranh cãi, rất tường minh, nhưng cuối cùng phổ điểm trung bình của môn Lịch sử vẫn thấp nhất.

Chia sẻ thêm lý do môn Lịch sử xuống dốc, một số giáo viên chỉ ra rằng, môn Lịch sử cũng ít được học sinh yêu thích, nhiều trường đại học giảm dần xét tuyển có môn này. Ngoài ra, có sự chênh lệch, không đồng đều giữa chất lượng giáo viên các vùng miền; sự quan tâm dành cho môn Lịch sử trong mỗi nhà trường cũng chưa thỏa đáng đúng như sứ mệnh, trách nhiệm của môn học.

So sánh điểm thi môn Lịch sử Kỳ thi THPT Quốc gia 2017, 2018, 2019.

So sánh điểm thi môn Lịch sử Kỳ thi THPT Quốc gia 2017, 2018, 2019.

Cần thay đổi cách dạy và học môn Lịch sử

Là nhà nghiên cứu lịch sử lâu năm, GS. Vũ Minh Giang cho rằng, bản thân môn Lịch sử rất có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng… nên học sinh rất sợ, khó nhớ. Cách dạy cũng tương đối nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động.

Tuy nhiên, theo GS. Vũ Minh Giang, đổi mới dạy và học không thể nhanh được, nhất là đối với môn Lịch sử nên chúng ta phải kiên quyết bỏ lối tư duy "không sự kiện làm sao thành sử", chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây phải làm được điều này, phải làm cho học sinh thích Lịch sử, nghĩa là môn học này không trói buộc học sinh phải nhớ mà là để học sinh tự tìm tòi. Cần phải có lộ trình từng bước một.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Tọa đàm về môn Lịch sử. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Tọa đàm về môn Lịch sử. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trong khi chưa áp dụng chương trình mới thì ngay trong dịp hè này cần rà soát lại chương trình môn Lịch sử ở bậc phổ thông, những gì bất cập phải bỏ, tiếp cận với chương trình mới, đẩy mạnh đổi mới phương pháp để hạn chế "độ trễ, độ vênh" giữa học và thi, hạn chế thầy cô giảng theo cách cũ trong khi thi đang đổi mới.

Theo Bộ trưởng Nhạ, đổi mới môn Lịch sử không thể nóng vội, mà từng bước một tạo ra sự nhìn nhận mới về môn Lịch sử. Đổi mới trước hết phải từ đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên, nếu giáo viên còn tâm lý "môn chính - môn phụ" thì khó đổi mới được. "Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo; giáo viên cũng phải bước qua tâm lý này" - Bộ trưởng Nhạ nêu rõ.

Quang Anh

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Thời điểm hiện tại, đa số các sinh viên đều đã đưa ra được lựa chọn cho mình những ngành học phù hợp vói phát triển trong tương lai để theo đuổi.

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là phân tích chi tiết của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà về các khía cạnh quan trọng của sống sống từ sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi.

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 5 giờ trước

Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 6 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 8 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 8 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 9 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Top