Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lãi suất tăng cao, người dân đổ tiền vào gửi ngân hàng

Thứ tư, 14:19 19/10/2022 | Bảo vệ người tiêu dùng

Sau 7 tháng từ đầu năm, số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng đã tăng ròng hơn 328.500 tỷ đồng, cao hơn gần gấp đôi so với mức tăng trong cả năm 2021 trước đó.

Lãi suất tăng cao, người dân đổ tiền vào gửi ngân hàng - Ảnh 1.

Lãi suất huy động tăng cao từ đầu năm khiến tăng trưởng tiền gửi của người dân năm nay cao gấp đôi năm trước. Ảnh:

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng trong nước mua) hiện đạt trên 13,828 triệu tỷ đồng , tăng 3,18% so với cuối năm 2021. Mức tăng trưởng kể trên tương đương với việc toàn nền kinh tế đã được bổ sung gần 426.000 tỷ đồng sau 7 tháng từ đầu năm.

Đi cùng mức tăng của tổng phương tiện thanh toán, số dư tiền gửi của cả hai nhóm khách hàng (tổ chức kinh tế và dân cư) đều ghi nhận tăng trưởng dương giai đoạn này.

Người dân gửi ngân hàng thêm 1.565 tỷ/ngày

Đáng chú ý, trong bối cảnh lãi suất huy động tiền gửi đã tăng rất mạnh từ đầu năm, số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 7, số liệu NHNN ghi nhận được cho biết tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng vào khoảng 5,629 triệu tỷ đồng , tăng 6,2% so với cuối năm 2021. So với cùng kỳ năm 2021, mức tăng trong 7 tháng đầu năm nay đã cao hơn gấp đôi. Còn nếu so với năm 2020, mức tăng năm nay cũng cao hơn gần 20%.

Nếu tính theo số tuyệt đối, trong 7 tháng đầu năm, người dân đã gửi thêm hơn 328.500 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương cứ mỗi ngày trôi qua, người dân lại mang thêm gần 1.565 tỷ đồng đi gửi vào các ngân hàng. Con số này cũng cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân 726 tỷ/ngày trong cùng kỳ năm 2021 và gần 1.200 tỷ/ngày giai đoạn đầu năm 2020.

Trong khi đó, mức tăng ròng số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng 7 tháng đầu năm nay lại giảm đáng kể so với những năm trước, chỉ đạt 2,13% so với cuối năm 2021, tương đương gần 121.000 tỷ đồng . Trong những năm trước đó, mức tăng bình quân số dư tiền gửi của nhóm khách hàng này tại hệ thống ngân hàng đều đạt xấp xỉ 200.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm.

TĂNG TRƯỞNG SỐ DƯ TIỀN GỬI CỦA DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG
Nguồn: NHNN; Tổng hợp
Nhãn Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Năm 2020 tỷ đồng 115401 188697 156281 162537 193144 246051 250919
Năm 2021
-16539 121830 108465 120425 133856 151210 152460
Năm 2022
103166 159625 173994 231591 268481 318948 328549

Nguyên nhân chính khiến số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay là do lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 (ngân hàng với cư dân) đã tăng rất mạnh. Hiện mặt bằng lãi suất huy động tại hầu hết ngân hàng đều đã cao hơn so với giai đoạn 2020-2021.

Theo ước tính từ các công ty chứng khoán, đến cuối tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng trên dưới 1 điểm % so với cuối năm 2021 và 1,5 điểm % so với cuối năm 2020. Nếu tính đến nay, lãi suất huy động tại nhiều nhà băng đã tăng trên 2 điểm % so với hai năm trước.

Trong giai đoạn 2020-2021, chỉ số ít ngân hàng thương mại tư nhân đưa ra mức lãi suất 7%/năm cho các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân và chủ yếu áp dụng với các kỳ hạn dài 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, đến nay, mức lãi suất này đã xuất hiện phổ biến ở kỳ hạn 6 tháng.

Thậm chí, nhiều nhà băng đã đẩy lãi suất tiền gửi 6 tháng lên tới trên 8%/năm như VietABank (8,3%/năm); NCB (8,2%/năm); Kienlongbank (8,1%); SCB (7,95%/năm); NamABank (7,6%/năm)…

Lãi suất huy động cao ngất ngưởng

Với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất tiền gửi tối đa trên thị trường hiện nay đã 9,3%/năm do ngân hàng số Cake by VPBank đưa ra, áp dụng với các khoản tiền gửi 300 triệu đồng trở lên. Với số tiền gửi ít hơn, lãi suất nhà băng này đưa ra cũng dao động trong khoảng 9-9,2%/năm.

Ngoài ra, một loạt ngân hàng cũng đang niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn này ở mức cao như VietABank trả 8,7%/năm; Kienlongbank đưa ra mức 8,6%/năm; SCB niêm yết ở 8,55%/năm; NCB trả 8,4%/năm hay NamABank, BacABank đều trả 8%/năm…

So với chính các ngân hàng này giai đoạn 2020-2021, mức lãi suất huy động kể trên đã tăng 1,5-2 điểm %.

lai suat,  lai suat huy dong anh 1

Mức lãi suất 8%/năm ngày càng phổ biến trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Ảnh:

Tại nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV), mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng hiện cũng phổ biến ở mức 4,1-4,4%/năm, cao hơn 1 điểm % so với một năm trước.

Ở các kỳ hạn 6-11 tháng, lãi suất khách gửi tiền nhận được là 4,7-4,8%/năm; kỳ hạn 12 tháng trở lên hưởng lãi suất 6,4%/năm, đều cao hơn 0,8-1,1 điểm %. Thậm chí, nếu gửi online, mức lãi suất người gửi tiền có thể nhận được từ nhóm ngân hàng này cũng lên tới 6,9%/năm.

Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo trong bối cảnh hiện nay, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay và sang cả năm 2023. Trong đó, các yếu tố chính tác động làm tăng lãi suất tiền gửi là NHNN nâng lãi suất điều hành và phân bổ thêm “room” tín dụng cho một số nhà băng, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vốn.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn nhiều so với cho vay; Fed tăng lãi suất khiến đồng USD mạnh hơn cũng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

Các chuyên gia tại đây dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm % từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm nay.

Thậm chí, VNDirect dự báo đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục duy trì sang năm 2023 do NHNN tiếp tục tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá; ngân hàng thương mại tăng nhu cầu huy động vốn để đẩy mạnh cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Điều này có thể khiến lãi suất huy động tăng thêm 0,5 điểm % trong năm 2023.

Tương tự, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm nay do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra, thanh khoản thị trường 1 cũng sẽ chịu nhiều áp lực khi nhu cầu tiền mặt vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, việc thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp đối soát để nộp tiền vào kho bạc tự động, giảm thiểu các rủi ro khi lưu giữ tiền phí, lệ phí và minh bạch hơn trong quá trình giao dịch giữa công dân với cơ quan Nhà nước.

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Kinh hoàng 700kg xương lợn, lòng lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y 'suýt' đến mâm cơm người tiêu dùng

Kinh hoàng 700kg xương lợn, lòng lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y 'suýt' đến mâm cơm người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 10/5, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên vừa chặn đứng 700kg sản phẩm động vật là xương lợn và lòng lợn không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 4): Thu 260 triệu đồng từ khách hàng, 'Phòng khám' YC Việt Nam thừa nhận sai sót trong quá trình khám, điều trị da

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 4): Thu 260 triệu đồng từ khách hàng, 'Phòng khám' YC Việt Nam thừa nhận sai sót trong quá trình khám, điều trị da

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Khách hàng bỏ ra tới 260 triệu đồng để làm đẹp da, đại diện "phòng khám" YC Việt Nam thừa nhận chỉ khám, chẩn đoán da bằng thiết bị soi chiếu thông thường trên bề mặt mà không thực hiện tiêu chuẩn "vàng" trong khám và điều trị cho khách hàng.

Vụ dòi bò lúc nhúc trên chảo bánh mì: Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở ở Thái Bình

Vụ dòi bò lúc nhúc trên chảo bánh mì: Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở ở Thái Bình

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Chuỗi nhà hàng bánh mì chảo Cột Điện Quán thông báo đã quyết định đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở ở Thái Bình sau vụ việc khách phản ánh có dòi bò lúc nhúc trên miếng pate.

Đại diện cơ sở Cột Điện Quán nói gì khi bị khách tố có giòi lúc nhúc trong pate?

Đại diện cơ sở Cột Điện Quán nói gì khi bị khách tố có giòi lúc nhúc trong pate?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/5, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh có "sinh vật lạ" bò lúc nhúc trong chảo pate của cửa hàng Cột Điện Quán ở Thái Bình.

Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nửa đầu năm là cơ hội “có một không hai”, giai đoạn thích hợp để các nhà đầu tư có kinh nghiệm, nhà đầu tư chuyên nghiệp gom được hàng tốt, đầu tư dài hơi trong vòng 3-5 năm sẽ đem lại lợi nhuận cao.

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, tính pháp lý, giấy tờ rõ ràng minh bạch và không nên mua đất chung sổ.

Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Lượng khách nội địa đến Đà Nẵng giảm trong dịp lễ vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp du lịch tại đây lo ngại ngành công nghiệp không khói của "thành phố đáng sống" sẽ kém cạnh tranh nếu giá vé máy bay nội địa tiếp tục giữ ở mức cao.

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 8/5, Tổng cục QLTT thông tin, khoảng 800kg trứng non không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Quảng Ninh.

Top