Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19

Thứ hai, 11:00 15/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - Mỗi khi việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tạm lắng, bác sĩ Đợi lại rút điện thoại ra để... “canh” vợ sinh con. Xác định không thể đồng hành cùng vợ trong khoảnh khắc con chào đời, bác sĩ Đợi nở nụ cười hiền hậu, tếu táo: “Không gặp được con lúc này thì gặp tròn tháng, hoặc cũng có thể là lúc con chập chững biết đi. Vì tôi tên Đợi mà...”.

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng vẫy chào vợ sau hàng rào ba-rie. Ảnh: Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

"Canh" vợ lâm bồn từ vùng dịch

Một chiều cuối năm 2020, khi những cơn gió mang theo hơi lạnh len lỏi đến từng ngõ ngách vùng đất mỏ, thì một người đàn ông đang chắt chiu từng phút, từng giây ngoài giờ làm việc của mình chăm sóc con gái bé nhỏ của mình. Người đàn ông ấy là bác sĩ Nguyễn Đức Đợi, công tác tại Bệnh viện Lao - Phổi Quảng Ninh.

Ngắm nhìn cô con gái nhỏ 7 tháng tuổi đang o e bắt chuyện trên giường, bác sĩ Đợi chẳng thể quên được khoảng thời gian anh vừa điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, vừa đón con chào đời qua… màn hình điện thoại.

Bác sĩ Đợi nhớ lại, đó là vào những ngày đầu tháng 3/2020, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì anh được điều động từ Bệnh viện Lao - Phổi Quảng Ninh sang Bệnh viện dã chiến số 2 (TP Hạ Long) để chăm sóc, điều trị cho những người cách ly, bệnh nhân COVID-19. Khi số lượng bệnh nhân buộc phải điều trị tăng lên từng ngày thì thời gian vợ anh chuẩn bị sinh con cũng đang rút ngắn.

"Tôi không về hôm nay thì ngày mai, hoặc ngày kia. Không được gặp con ngày tròn tháng thì có thể lúc con chập chững biết đi. Tôi sẽ đợi vì tôi tên là… Đợi mà".

Bác sĩ Nguyễn Đức Đợi

Anh tâm sự: "Khi nhận lệnh phải trực chiến tại Bệnh viện dã chiến số 2 thì tôi biết, ngày về của mình đã không được định sẵn. Ngày 8/3, Bệnh viện dã chiến số 2 tiếp nhận 4 du khách quốc tế nhiễm SARS-CoV-2, rồi kế đến là bệnh nhân COVID-19 thứ 52 (ngày 13/3), 6 ngày sau (ngày 19/3), vợ tôi lâm bồn. Cho dù không tiếp nhận thêm bệnh nhân thì tôi cũng không thể trở về nhà ngay được bởi 4 ca bệnh là du khách quốc tế dù được chuyển về Hà Nội điều trị thì tôi vẫn phải cách ly 14 ngày".

Bác sĩ Đợi kể, được dự báo vợ khó sinh nên những ngày chuẩn bị lâm bồn, tâm trạng của một người bác sĩ chuẩn bị một lần nữa lên chức bố khiến anh không thể không bồn chồn, lo lắng. "Vì sinh mổ phải nằm điều trị nên 2 ngày sau khi sinh, tôi mới liên lạc được với vợ. Cảm xúc lần đầu lên chức bố, lồng ngực cứ quặn thắt lại…", anh bồi hồi nhớ lại.

Mặc dù đã chuẩn bị tư tưởng coi bệnh viện là nhà nhưng cứ mỗi lần nhận được thông báo tiếp nhận thêm bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Đợi coi như thời gian trở về nhà lại bắt đầu từ "vạch xuất phát". Những lúc ấy, anh thường tếu táo: "Tôi không về hôm nay thì ngày mai, hoặc ngày kia. Không được gặp con ngày tròn tháng thì có thể lúc con chập chững biết đi. Tôi sẽ đợi vì tôi tên là… Đợi mà".

Những nỗi nhớ thắt lòng

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19 - Ảnh 3.

Y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh gửi thông điệp đến người dân.

Là người đồng hành cùng bác sĩ Đợi trực chiến trong tâm dịch COVID-19, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh (kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh thời điểm ấy) thấu hiểu bác sĩ Đợi hơn ai hết. "Cứ mỗi khi công việc tạm lắng xuống thì như một thói quen, anh Đợi lại lấy điện thoại gọi cho vợ để được gặp con. Không có mặt trong giây phút con chào đời là sự thiệt thòi đối với bất kỳ ông bố nào", bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng kể.

Thế nhưng, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khi ấy và số lượng bệnh nhân nhập viện tăng lên từng ngày thì đội ngũ nhân viên y tế ở đâu cũng vậy. Họ đều xác định khi nào bệnh nhân cuối cùng ra viện thì ít nhất 14 ngày sau mới được về nhà.

Ngay khi dịch bệnh xuất hiện, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng đã nhận lệnh sang chỉ huy Bệnh viện dã chiến số 2. Cũng từ thời điểm ấy (đầu tháng 3/2020), anh chỉ có thể gặp những người thân trong gia đình qua khoảng cách hàng rào ba-rie trong tâm thế gấp gáp, vội vã. Và trong mỗi cuộc gặp ngắn ngủi ấy, điều mà bác sĩ Hùng luôn nhận được từ người vợ là: "Anh cứ yên tâm, ở ngoài đã có em và các con lo, anh ạ!".

Chính bởi sự đồng cảm ấy, mà mỗi khi nhìn thấy đồng nghiệp lặng người vì nỗi mong mỏi ở nhà thì bác sĩ Hùng lại thầm hy vọng ngày bác sĩ Đợi sớm được trở về để chức mừng vợ và gặp mặt con lần đầu có thể sớm nhất là vào dịp con đầy tháng.

Với bác sĩ Trần Hải Ninh - Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng vậy. Mặc dù dịch COVID-19 cơ bản được khống chế nhưng nhớ lại những ngày tháng xa gia đình, xa 2 con để thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Ninh lại thấy rằng, sự bù đắp của mình sau mỗi giờ làm việc là không thể đủ đầy.

Bác sĩ Ninh kể: "Mỗi lần thấy mẹ ra cửa, con tôi luôn hỏi: "Mẹ lại đi ạ? Hôm nào mẹ về với chị em con?". Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trái tim người mẹ như tôi quặn thắt". Những chuyến "công tác" đột xuất không hẹn chính xác ngày về của bác sĩ Ninh cũng dần trở nên quen thuộc với 2 con nhỏ.

Trăn trở, nhói lòng mỗi khi nhắc đến gia đình là thế nhưng mỗi khi trút bỏ bộ đồ bảo hộ trên người sau mỗi ca làm việc để nhận thông tin các con khoe thành tích học bài, hay những sự phấn khởi, vui mừng của người bệnh mỗi khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch cũng không giấu được niềm hạnh phúc.

Không chỉ bác sĩ Đợi, bác sĩ Hùng mà bác sĩ Ninh cũng cho rằng, những nỗ lực sự hy sinh của họ không đáng kể gì so với việc cả nước cùng nỗ lực chung tay đánh bại COVID 19. Bởi số lượng y bác sĩ vì việc chung mà biền biệt xa gia đình là không thể đếm xuể. Và sau những cuộc chiến ấy, họ được tôi luyện tinh thần, tôi luyện sự nhạy bén... Từ sự tôi luyện đó, họ sẽ mặc định rằng, họ "auto" là một "chiến binh" mỗi khi có điều không mong muốn xảy đến với sức khoẻ nhân dân.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top