Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2017): Chuyện ghi bên con đèo dài nhất Việt Nam

Thứ bảy, 07:39 06/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, thuộc quốc lộ số 6, là cửa ngõ vào tỉnh Điện Biên. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển, với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Cái nơi tiếp giáp giữa đất và trời, theo ngôn ngữ của người Thái, cũng là nơi bắt đầu của hành trình kéo pháo cao xạ bằng sức người của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch dẫn đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Lòng quyết tâm cao hơn núi

Mặt trời khuất dần trên đỉnh núi phía Tây, những tia nắng hình rẻ quạt xiên chéo hắt lên nền trời xanh thẳm. Đoàn công tác chúng tôi tiếp tục men theo quốc lộ 6 đến thành phố Điện Biên Phủ. Cũng trên con đường này ngày đó, quân và dân ta đã kéo những khẩu pháo nặng cả tấn cùng với hàng trăm nghìn lượt gánh gồng, tải đạn, chở gạo qua đây mỗi ngày. Trong số đó, những người lính trở về đã tham gia khai hoang vùng núi, góp sức mở đường, trồng rừng. Cuộc sống của người dân đơm hoa bên những con đường huyền thoại đã lưu giữ dấu chân những bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.

Dọc đường, hương hoa ban dịu ngọt lan xa từng ngóc ngách khiến mỗi người đều có cảm nhận rất riêng về mảnh đất Điện Biên huyền thoại.

Theo lời kể của Đại tá Nguyễn Thế Trường, nguyên là Trung đội trưởng Pháo cao xạ thuộc Đại đội 817, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, những năm 1952 - 1953, cung đường này là đường đất rộng chừng hơn 1m. Bản làng cũng khác lắm, những ngôi nhà tranh, vách đất dựng lên nhưng chẳng được bao lâu thì giặc Pháp lại thả bom, đạn xuống. Người dân phải chạy vào rừng sâu ẩn nấp.

Là người tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tá Trường hào hứng kể lại câu chuyện kéo pháo năm xưa. Đó là khoảng giữa năm 1953 khi thực dân Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ và xây dựng một Tập đoàn cứ điểm mạnh. Lúc này, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch của ta được gấp rút thực hiện trong điều kiện vô cùng khó khăn. Nơi đây xa viện trợ bên ngoài, cách xa các căn cứ và vùng an toàn của ta; con đường ra mặt trận lại vô cùng hiểm trở vì đường vận tải bộ là đường độc đạo.

“Khi đó, Bộ chỉ huy kéo pháo được thành lập do đồng chí Lê Trọng Tấn, tư lệnh 312 làm chỉ huy trưởng, đồng phí Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy 351 làm chính ủy. Với quyết định đánh nhanh, điều quan trọng là phải kéo được những khẩu pháo đó vào đúng vị trí và sẵn sàng nhả đạn, trận đánh mới có thể bắt đầu. Xe chở pháo chỉ chuyển pháo tới cửa rừng Nà Nham (km 69 đường Tuần Giáo vào Điện Biên) vì tiếng máy ô tô nổ trong đêm dễ bị phát hiện lại đi qua một số nơi có hỏa lực mạnh và hệ thống lô cốt, hầm ngầm của địch. Đại đoàn 308, một đại đội Sơn Pháo, một tiểu đoàn công binh hơn 5000 con người được giao nhiệm vụ mở đường kéo pháo bằng tay”, người cựu binh năm xưa bồi hồi.

Sử sách cũng ghi lại, đây là một con đường kéo pháo khá dài nằm trên địa hình hiểm trở, nhiều dốc cao, vực sâu. Trên con đường ấy ta đã kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, vượt qua những đoạn đường núi cheo leo, hiểm trở, dốc cao, vực sâu lại bị máy bay và pháo địch cản trở để đến được hầm trú ẩn dành cho pháo đã được ngụy trang từ trước. Lần đầu tiên, trong lịch sử thế giới có một con đường kéo pháo bằng tay.

Chính trong những lúc gian khổ, hiểm nguy, những tấm gương “Vì nước quên thân” luôn sáng ngời. Một lần nữa lại có người hi sinh anh dũng khi chiến dịch vẫn chưa bắt đầu. Trên đường kéo pháo ra, qua dốc Chuối với độ nghiêng khoảng 70 độ, dây tời bị đứt, pháo đang đà lao xuống vực. Anh Tô Vĩnh Diện đã không ngần ngại ôm chèn lao vào bánh pháo. Đồng đội anh cũng lao vào giữ pháo. Pháo được cứu nhưng anh thì đã nằm xuống trên con đường kéo pháo huyền thoại. Đồng đội nghiêng mình trước khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường đã hy sinh thân mình cứu pháo.

“Rạng sáng ngày 4 tháng 2 năm 1954 khẩu pháo cuối cùng được kéo về vị trí tập kết. Sau 11 ngày đêm gian khổ toàn bộ pháo của ta đã được tập kết ra khu vực an toàn lúc đó là mùng 2 Tết Nguyên đán. Ban chỉ huy tiểu đoàn tổ chức cho bộ đội ăn tết muộn trong rừng”, ông Vi Văn Ngọc (Mường Nhé - Điện Biên) một trong những chứng nhân lịch sử của tháng ngày hào hùng ấy kể lại.

Bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời trong hoàn cảnh này, đã trở thanh một kiệt tác về chiến đấu trong cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc ta. Những ca từ bất hủ ấy sẽ còn vẫn còn vang mãi với thời gian “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi; Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...”.

Hơi ấm nơi cung đường

Pháo thủ Nguyễn Thế Trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ảnh: C.T
Pháo thủ Nguyễn Thế Trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ảnh: C.T

Dịp này, triệu triệu trái tim từ mọi miền Tổ quốc đang hướng về với mảnh đất Điện Biên. Nơi từng con phố đến bờ tre, gốc lúa đâu cũng có mồ hôi, máu và nước mắt của bao lớp người. Về với Điện Biên không chỉ để tìm về với mảnh đất huyền thoại mà còn tìm lại dư âm của tiếng “hò dô” kéo pháo vào trận địa; trong bát ngát khói hương bay giữa chiều Tây Bắc đại ngàn.

Sau chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, trục quốc lộ 6 đã được người dân địa phương hiến đất mở đường. Những dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo được thực hiện. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phía trái đường đèo cũ, có độ cao khoảng thấp hơn đèo Pha Đin cũ rất nhiều, đã khiến con đường đèo mới không còn cua tay áo, không còn dốc cao, việc đi lại thuận tiện an toàn hơn rất nhiều so với đường đèo cũ.

Trên đường đèo mới gần các bản hơn, nên đã hình thành một chợ nhỏ ven đường. Người dân nơi đây chủ yếu là người H.Mông, bày bán nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như: Các loại chim, thịt ngựa, măng, táo mèo, rau cải mèo, mật ong rừng...

Chúng tôi ghé thăm cụm trường mầm non và trưởng tiểu học nằm ngay ven quốc lộ 6 thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Theo lời kể của Cựu chiến binh Lê Hữu Thành, trong chiến dịch Điện Biên, nơi đây là điểm tập kết và trung chuyển bộ đội và lương thực thực phẩm vào mặt trận Điện Biên cách đó 82 km. Tuần Giáo cũng là nơi đặt sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang “ông Giáp”.

Cụm trường được chia làm 5 lớp, trong đó có bốn lớp tiểu học và một lớp mầm non. Buổi sáng, khi trẻ con đến trường, bi bô tập đọc khiến khung cảnh núi rừng Tây Bắc dọc cung đường cách mạng trở nên sống dậy và hào hùng hơn.

Trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Nam, quê Thái Bình tâm sự: “Ngày mới ra trường, tôi được phân công lên đây công tác. Ban đầu, thấy đường xá khó khăn, cuộc sống đòi nghèo cũng nản. Càng về sau gắn bó với người dân nơi đây, nghe và cảm nhận được những câu chuyện lịch sử về cung đường dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ khiến tôi càng có thêm động lực. Rồi tôi đón cả vợ tôi cũng là giáo viên lên đây bám bản, gieo con chữ đến trẻ em vùng cao. Giờ thỉnh thoảng hai vợ chồng hay nói vui: Giờ yêu Điện Biên, yêu người dân trên này rồi. Chẳng muốn về xuôi nữa”.

Bây giờ thị trấn Tuần Giáo nằm trên 2 trục quốc lộ 279 và quốc lộ 6, có nền kinh tế chủ yếu trồng ngô, lúa, chè, bông, trẩu, đồng cỏ, cây ăn quả, chăn nuôi: bò, trâu, nuôi ong lấy mật, cánh kiến, dê... Khai thác đặc sản rừng và chế biến chè, nông sản. Các con đường huyền thoại ngày xưa hiện nay đều là những trục đường, trục lớn góp phần để cho Tây Bắc phát triển các nông, lâm trường. Cán bộ, công nhân nông, lâm trường đầu tiên, họ đều là những người lính đã làm nên chiến thắng Điện Biên, đã chuyển ngành, tham gia vỡ đất khai hoang các vùng đồi, núi hoang vu, để trồng chè, cà phê, cao su, cam, chăn nuôi dê, nuôi bò sữa. Những con đường xưa nay đã trở thành đường chính phục vụ xây dựng nên các công trình thủy điện vào loại lớn nhất nước ta như các nhà máy thủy điện: Sơn La, Lai Châu... Con người các dân tộc Tây Bắc và con đường huyền thoại khi xưa, thực sự đưa một vùng Tây Bắc hoang vu trở thành một vùng phát triển kinh tế và du lịch.

Đường kéo pháo vào Điện Biên, giờ còn điểm đầu là đèo Pha Đin sừng sững giữa mây ngàn, điểm cuối cùng của di tích đường kéo pháo được tôn tạo là nơi anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo. Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 20 km về hướng bắc, nơi đây dựng một cụm tượng đài dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12,5 mét, nặng 1200 tấn, vinh danh trung đội pháo binh của anh hùng Tô Vĩnh Diện trên triền đồi Bó Hôm năm nào. Chỉ đơn giản như vậy. Đủ để lớp lớp cháu con người Việt hình dung về con đường dẫn lối vào trang sử hào hùng của những người lính Điện Biên Phủ năm xưa.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 44 phút trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 1 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 2 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top