Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ I: Chuyện buồn ở "ốc đảo"

Thứ tư, 15:07 26/06/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ở xã Kon P’Ne (huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai) có một buôn làng người Ba Na sống khá biệt lập. Mặc dù chính quyền đã xây làng mới, điện đã về, đường nhựa đã đến gần thôn; song tại đây vẫn tồn tại hủ tục hôn nhân cận huyết mà người dân chưa dễ xóa bỏ. Con đường truyền thông DS-KHHGĐ ở buôn làng Ba Na này vẫn còn gập ghềnh, không ít chông gai!

Kỳ I: Chuyện buồn ở "ốc đảo" 1

Đinh H’Lét- vợ Đinh Ka cũng là con chị gái của bố Đinh Ka. Họ đã có đứa con 3 tuổi.  Ảnh: Du Nguyễn

 
Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chất lượng dân số, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và tính mạng của trẻ em.
 
Xuyên rừng vào KonP’Ne

Chuyến xe đò từ TP Pleiku chở chúng tôi xuống huyện K’Bang qua rất nhiều cung đường đẹp: Qua đèo Mang Yang, qua con sông Ba thơ mộng với núi rừng hai bên rất hoang sơ, hùng vĩ. Trưa, chúng tôi đến trung tâm huyện K’Bang và bắt đầu cho một chuyến xuyên rừng “hành xác”.

Xe máy “vật vã” với tốc độ chỉ khoảng 25km/giờ, một mình một đường vậy mà đến gần tối, chúng tôi mới đến được KonP’Ne. Đây là xã thuộc vùng xa nhất của huyện K’Bang với hơn 99% dân số là người Ba Na. Chủ tịch xã Đinh Luyinh- một người Ba Na bản địa đón tiếp chúng tôi. Chủ tịch Đinh Luyinh cho biết: Toàn xã có 3 thôn (làng), tổng cộng có 4.350 người, 330 hộ, trong đó chỉ có 18 người Kinh. Đây là nơi mà tập tục lấy anh (chị) em cận huyết vẫn còn tồn tại từ nhiều đời nay. Những người làm công tác dân số nơi đây đang âm thầm bền bỉ, nhẫn nại truyền thông để góp phần ngăn chặn tập tục này.

Chủ tịch Đinh Luyinh kể: Từ khi con đường xuyên núi từ huyện K’Bang thông đến trung tâm xã thì cuộc sống, tập tục của đồng bào Ba Na đã ít nhiều thay đổi. Nhưng riêng hủ tục hôn nhân cận huyết của làng KonK’Riêng vẫn chưa xóa bỏ được mà chỉ giảm chút ít mà thôi (?!). Bởi bà con vẫn giữ thói quen sống cách biệt ngay với chính cộng đồng người Ba Na tại xã.

Chủ tịch Đinh Luyinh kể: Chính quyền xã đã chỉ đạo Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, tổ chức họp dân lấy ý kiến thống nhất, đăng ký danh mục đầu tư xây dựng đường liên thông từ xã đến thôn trong năm 2013. Nhưng điều đáng nói: Mặc dù Nhà nước đã có những đầu tư rất tốt như: Đưa điện lưới quốc gia về thôn 3 nhưng bà con ở đây ít ai chịu về “cái thôn mới” để sinh sống, thụ hưởng những tiện nghi và ưu đãi. Họ chỉ quen với làng Kon K’Riêng cũ kỹ, thâm u với nhà rông nằm lọt thỏm giữa bốn bề vách núi, không điện, không nước sạch. Quanh năm suốt tháng, người Ba Na ở Kon K’Riêng bỏ nhà mới, lên nương, lên rẫy, trồng lúa, trỉa bắp… Xong việc, họ ở lại những cái chòi canh rẫy nằm giữa rừng hoặc trở về làng cũ. Hủ tục vì thế cũng khó thay đổi.
 
Chuyện bên bếp lửa

Hôm chúng tôi đến, dân làng Kon K’Riêng đang tưng bừng lễ đâm trâu, cúng Giàng khi vào mùa trồng trọt mới. Bà con đang vui hội cồng chiêng, rượu cần dưới mái nhà rông. Già làng A Khi và Đinh Ka mời chúng tôi lên nhà và “Muốn gì cứ hỏi”.

Đinh Ka là Trưởng thôn, 23 tuổi, đã học hết lớp 9, “đẹp trai sáng sủa ngời ngời” kể cho chúng tôi nghe về tập tục này: Ở đây, con của anh/em trai (quan hệ bác/chú/cháu) không được lấy nhau. Con của chị/em gái (quan hệ bác/cô/dì) cũng thế. Nhưng con của anh/em trai thì sẽ lấy được con của chị/em gái (trực hệ) hoặc ngược lại.

Ngay cả vợ của Đinh Ka là Đinh H’Lét (18 tuổi) cũng là con chị gái của bố Đinh Ka. Họ đã có đứa con 3 tuổi. Đinh Ka cho biết: Trong làng mình, có rất nhiều những “cặp” như vậy. Họ đã lấy nhau, sinh con đẻ cái đầy đàn. Dưới sự “điều hành” của già làng A Khi, không một cặp gia đình nào có thể “lộn xộn” (theo nghĩa quan hệ trai gái bừa bãi). Người làng Kon K’Riêng cũng theo chế độ mẫu hệ như bao người Ba Na khác. Khi H’Lét “bắt” Đinh Ka về làm chồng, cả hai cũng đã trải qua một thời “ở truồng tắm mưa”. Cái lễ khi “bắt chồng” là nhà gái phải chuẩn bị “khao làng”: 1 bò, 2 heo, 2 dê. Nhà gái không có thì nhờ nhà trai “ứng” trước. Nếu cả hai bên đều không có, thì phải đi vay, mượn để tổ chức cho đúng lệ làng.

Chúng tôi hỏi, nếu đi vay-mượn không ai cho thì sao? Đinh Ka hồn nhiên: Phải có chứ, “mình” ra xã hỏi vay. “Mình” (người Ba Na), ở đây rất uy tín, mùa rẫy này không trả hết thì mùa rẫy sau. Miễn là hai vợ chồng “ưng cái bụng” là được rồi! Chúng tôi không khỏi giật mình khi Đinh Ka cho biết thêm: Làng này đã có khoảng 30 cặp vợ chồng cận huyết từ đời thứ 2, sắp chuyển qua đời thứ 3.

Cơn mưa rừng trở nên nặng hạt. Đêm tối hơn, tiếng cồng chiêng vẫn văng vẳng, u uẩn trên những tàng cây, triền núi. Già làng A Khi nắm tay, mời chúng tôi qua nhà rông để chung vui với bà con. Chúng tôi được mời uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng và nghe kể chuyện tình… của những người anh (chị), em. Trong cái lạnh se sắt của núi rừng, trong men nồng của rượu cần mà lòng chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến những hệ lụy của hủ tục hôn nhân cận huyết nơi đây!
Kỳ I: Chuyện buồn ở "ốc đảo" 2
Từ khi con đường xuyên núi từ huyện K’Bang thông đến trung tâm xã thì cuộc sống, tập tục của đồng bào Ba Na đã ít nhiều thay đổi. Nhưng riêng hủ tục hôn nhân cận huyết của làng KonK’Riêng vẫn chưa xóa bỏ được mà chỉ giảm chút ít mà thôi (?!) Bởi bà con vẫn giữ thói quen sống cách biệt ngay với chính cộng đồng người Ba Na tại xã.

 (Ông Đinh Luyinh-
Chủ tịch xã Kon P’Ne)
 (còn nữa)
 Q.Định-D.Nguyễn
quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Top