Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam: Nỗ lực, tập trung hơn nữa

GiadinhNet - Sự gia tăng bất thường về tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm của xã hội, của các chuyên gia hàng đầu về TSGTKS.

Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam: Nỗ lực, tập trung hơn nữa 1
Truyền thông - mũi nhọn hàng đầu ngành Dân số đang tập trung để nâng cao nhận thức cho người dân. Ảnh: D.Ngọc
Ý kiến chung của họ đều cho rằng: Việt Nam cần phải nỗ lực và đặt ưu tiên hơn nữa trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng TSGTKS mới có thể tránh được những hệ lụy mà các nước có cùng tình trạng này đã gặp phải. Báo GĐ&XH đã ghi lại một số ý kiến đầy tâm huyết này.
 
TS Christophe Guilmoto - Chuyên gia của UNFPA về TSGTKS: Hiểu biết sai lầm  để lại hậu quả lớn
 
Dù mất cân bằng TSGTKS ở Việt Nam diễn ra muộn hơn nhưng so sánh với các nước láng giềng như: Nhật Bản, Thái Lan, Philippines thì TSGTKS Việt Nam tăng trong khi các nước trên không tăng.
 
Với tư cách một nhà khoa học, tôi cần phải biết rõ nguyên nhân tại sao? Tất nhiên, có sự khác biệt về chính trị, địa lý giữa các quốc gia này. Tôi xin phép được nhắc lại một cách tâm đắc rằng: Nguyên nhân đó chính là tâm lý thích con trai. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm, quy mô gia đình ngày càng nhỏ thì nhu cầu mong muốn có con trai càng mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra là người dân muốn có ít con song đứa con đó nhất định phải là con trai. Đây chính là “kẽ hở” cho công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi phát triển.
 
Vậy điều đó gây ra những hệ lụy về mặt nhân khẩu học như thế nào? Đến khi các cháu lớn lên sẽ ở trong một xã hội “chỉ toàn con trai”. Khi nam nhiều hơn nữ, nam giới sẽ rất khó lấy vợ. Nhiều tệ nạn xã hội sẽ từ đó xuất hiện: Mại dâm, bất bình đẳng giới… Tất cả những hệ lụy đó đang được nhìn thấy ở Trung Quốc. Rõ ràng, từ một hiểu biết sai lầm đã để lại hậu quả quá lớn.
 
Khoảng 30 - 40 năm nữa tại Việt Nam sẽ đưa được tỉ số giới tính khi sinh trở lại cân bằng. Song liệu chúng ta có chờ đợi hay không? Chúng ta cần can thiệp để thúc đẩy quá trình đó, làm nhanh hơn quá trình này.
 
Bà Kiran – Bhatia, Cố vấn kỹ thuật Văn phòng UNFPA Khu vực    châu Á - Thái Bình Dương:  Tăng cường xóa bỏ tập quán trọng nam khinh nữ
 
Tôi nghĩ tại Việt Nam, chúng ta đã có nhiều trao đổi, tranh luận để có được nhiều hình thức hoạt động sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ cán bộ, ban, ngành để tìm lại sự cân bằng giới tính khi sinh.
 
Việc quan trọng là chúng ta phải thực hiện nghiêm về loại bỏ việc lựa chọn giới tính thông qua hướng dẫn rõ ràng và chiến dịch truyền thông cụ thể; Nỗ lực giảm nạn phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi; Hỗ trợ cho trẻ em gái, đề cao vai trò phụ nữ, đẩy mạnh tuyên truyền vận động…
 
Những giải pháp này đều cần phải là nguyên tắc chỉ dẫn trong tất cả các chiến lược. Truyền thông cũng cần phải tiếp cận các nhóm dân cư; tăng cường xóa bỏ quan niệm, tập quán trọng nam khinh nữ. Bên cạnh đó nhiều biện pháp về bình đẳng giới cũng cần phải được tiến hành để đảm bảo được sự bình đẳng giới, tránh sự thiệt thòi cho phụ nữ…
 
Bà Nguyễn Thị Khá - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu” nhiều cô dâu
 
Điều đáng nói ở đây là dù ở Việt Nam việc chẩn đoán giới tính thai nhi bị nghiêm cấm nhưng trên 90% số phụ nữ mang thai biết được giới tính của con mình trước khi sinh. Nhiều người làm dịch vụ sẵn sàng lách luật như việc dùng từ “lóng”: “Thai nhi này giống mẹ”, “mạnh mẽ”, “dịu dàng” để thông báo về giới tính của thai nhi.
 
Trong tương lai nếu Việt Nam không giải quyết được tình trạng mất cân bằng TSGTKS thì cũng sẽ phải “nhập khẩu” nhiều cô dâu. Hậu quả kéo theo là tình trạng gia tăng tội phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái. Những hệ lụy đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các gia đình, mà lớn hơn là gây những hậu quả về bất ổn kinh tế, chính trị.
 
Các chính sách hiện vẫn còn chưa đồng bộ, toàn diện, đồng thời thiếu các giải pháp xử lý mạnh mẽ về các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi. Cần chủ động, kiên trì huy động cả hệ thống chính trị tham gia tích cực với các giải pháp về chính sách pháp luật, an sinh xã hội, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông.
 
Ông Lê Duy Sớm – Phó Vụ trưởng Vụ   Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo TƯ: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị
 
Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ ở nước ta đã đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
 
Những kết quả đó là nhờ vào sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, sự tham gia tích cực của nhiều người dân, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ… Kinh nghiệm thực tế ở nước ta cho thấy, trong điều kiện kinh tế – xã hội như nhau, địa phương nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và hiệu quả của cấp ủy Đảng, thì ở đó công tác DS-KHHGĐ sẽ có những kết quả tốt hơn.
 
Chính vì vậy, trước hiện tượng mất cân bằng GTKS diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng và đã đến mức nghiêm trọng như hiện nay, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị mới có thể giải quyết được vấn đề này. Giảm TSGTKS không thể giải quyết một sớm một chiều mà cần phải có các giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược giải quyết lâu dài.
 
Bà Trần Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Nâng cao nhận thức là biện phá quan trọng
 
Để giải quyết được tình trạng mất cân bằng GTKS, biện pháp vận động, giáo dục nâng cao nhận thức vẫn là biện pháp quan trọng. Theo đó, cần sửa đổi khuôn mẫu văn hoá, tập quán, hành vi của nam giới và nữ giới nhằm loại trừ các thành kiến và những phong tục tập quán dựa trên tư tưởng giới hoặc dựa trên những kiểu mẫu rập khuôn về vai trò của nam giới và phụ nữ.
 
Bên cạnh đó cần giáo dục gia đình về chức năng làm cha mẹ, trách nhiệm chung của cha mẹ vì lợi ích con cái (dù gái hay trai); không phân biệt đối xử với con gái, con trai; truyền thông cho mọi đối tượng, trong đó tập trung vào những cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đã có 2 con là con gái, lưu ý cả những gia đình khá giả có con gái một bề.
 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức các chiến dịch truyền thông với chủ đề “Vì tương lai - chúng ta hãy nói không với lựa chọn giới tính” tại các cộng đồng nơi có tình trạng mất cân bằng GTKS cao để tuyên truyền về hậu quả của MCBGT. Hội cũng vận động sự vào cuộc của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cơ sở cùng với Hội Phụ nữ tuyên truyền sâu rộng, tạo sự quan tâm rộng rãi của người dân đến công tác DS - KHHGĐ nói chung và tình trạng mất cân bằng GTKS nói riêng. 
 
Hà Anh (ghi)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top