Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh: Khó, nhưng không thể không làm

Đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025”, nhưng sau gần 2 năm triển khai, việc kiểm soát tình trạng này trong cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực.


Mất cân bằng giới tính khi sinh gây nhiều hệ lụy đến các vấn đề xã hội.

Mất cân bằng giới tính khi sinh gây nhiều hệ lụy đến các vấn đề xã hội.

Tỷ số giới tính khi sinh vẫn có dấu hiệu tăng

Kể từ năm 2006, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành vấn đề được cả nước quan tâm. Hiện nay, tại nhiều địa phương, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) vẫn đang có dấu hiệu gia tăng mặc dù đã có nhiều giải pháp can thiệp. Theo thống kê chuyên ngành dân số hàng năm, cả nước có hơn 50% tỉnh, thành phố có TSGTKS của năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2016, cả nước chỉ có 18 tỉnh, thành phố có TSGTKS giảm, còn 45 tỉnh, thành phố có TSGTKS tăng so với năm trước.

Riêng tại tỉnh Đắk Nông, hiện nay, mặc dù TSGTKS trên địa bàn tỉnh chưa ở mức cao, nhưng đang có xu hướng tăng. Theo thống kê, năm 2004, TSGTKS trên địa bàn tỉnh là 104,5 bé trai/100 bé gái; đến năm 2016, tăng lên 107,5 bé trai/100 bé gái; riêng trong 8 tháng đầu năm 2017 là 110,9 bé trai/100 bé gái. Các địa phương có TSGTKS cao là: Đắk R’lấp:126,7 bé trai/100 bé gái; Chư Jút: 125,6 bé trai/100 bé gái; Tuy Đức:119,7 bé trai/100 bé gái...

Theo Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Đắk Nông, sở dĩ TSGTKS có dấu hiệu tăng là do nhiều nguyên nhân như: mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở một số địa bàn dân cư còn cao; các dịch vụ y tế ngày càng phát triển giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các phương pháp chọn lọc, siêu âm chẩn đoán giới tính để sinh con theo ý muốn; việc thực hiện các quy định, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh còn hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là tư tưởng, quan niệm “trọng nam khinh nữ” còn phổ biến trong nhiều gia đình.

Một thực tế nữa là hiện nay, nhóm phụ nữ học vấn càng cao thì càng lựa chọn sinh con trai. Theo điều tra dân số giữa kỳ năm 2014 của Tổng cục Dân số, TSGTKS của nhóm phụ nữ chưa biết chữ là 106, trong khi đó nhóm phụ nữ có trình độ cao đẳng trở lên là 115. Ngoài ra, đây cũng là nhóm sinh ít con nhất trong xã hội nên họ càng cố lựa chọn hoặc bị áp lực gia đình, xã hội phải lựa chọn để sinh được con trai. Mặt khác, trình độ học vấn cao nên họ có khả năng tiếp cận thông tin, khoa học, kỹ thuật để sinh được con trai. Thực tế này cho thấy tính chất khó khăn, phức tạp của việc giảm dần và đi đến xóa bỏ lựa chọn giới tính thai nhi.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt

Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2020 được UBND tỉnh phê duyệt đã xác định mục tiêu khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng TSGTKS, tiến tới trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Cụ thể, đến năm 2020, TSGTKS của tỉnh đạt dưới 106 bé trai/100 bé gái. Đề án cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% cơ sở y tế cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi; 90% người dân hiểu biết về giới, bình đẳng giới và những hậu quả do mất cân bằng giới tính khi sinh mang lại...

Mục tiêu là thế, song việc thực hiện không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn xã hội.

Bác sĩ Trần Xuân Lâm, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Giảm TSGTKS là một việc khó, nhưng không thể không làm. Chỉ có điều, việc này cần phải có lộ trình cụ thể, chứ không thể thực hiện ngày một ngày hai, trong đó, công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những người làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh phải kiên trì, bền bỉ, thường xuyên tiếp cận từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả công tác truyền thông theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Công tác truyền thông dân số phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thu hút đông đảo các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia, qua đó, làm cho họ thay đổi nhận thức, quan niệm xem trọng bé trai hơn bé gái, không còn lựa chọn giới tính thai nhi".

Bên cạnh đó, việc nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em gái phải được chú trọng thông qua những chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng chỉ sinh được con gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn; xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới... Một nhóm nhiệm vụ và giải pháp nữa cần được thực hiện thường xuyên, hiệu quả đó là thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó chú trọng việc xây dựng mạng lưới cung cấp, thu thập và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư.

Theo Báo Đắk Nông

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top