Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả từ cao cần tây

Thứ ba, 10:00 24/08/2021 | Sống khỏe

Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tin vui là hiện nay, việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây để hạ và ổn định huyết áp đang trở thành xu hướng mới, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, bị béo phì, thừa cân, hoặc mắc một số vấn đề liên quan khác như: Tiểu đường, mỡ máu cao,... Bệnh xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch quá lớn. Khi mức huyết áp của bạn từ 140/90 mmHg trở lên thì được gọi là tăng huyết áp (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO).

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả từ cao cần tây - Ảnh 1.

Tăng huyết áp là bệnh lý rất nguy hiểm

Người bị tăng huyết áp thường không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng gì dù đã mắc bệnh. Tuy vậy, đôi khi họ có thể gặp các biểu hiện như:

– Nhức đầu.

– Chảy máu mũi.

– Xuất hiện vệt máu trong mắt, bị xuất huyết kết mạc,…

– Thấy tê hoặc ngứa râm ran tại chi.

– Buồn nôn và nôn.

–Chóng mặt đi kèm choáng.

Các triệu chứng nêu trên có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác. Vì thế, không nên xem đây là dấu hiệu để chẩn đoán xác định tăng huyết áp. Hiện nay, cách chính xác hơn cả vẫn là đo huyết áp.

Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân sâu xa gây tăng huyết áp là do 5 cơ chế chính sau: Độ nhớt máu cao; Mạch máu mất tính đàn hồi; Nhịp tim tăng; Lòng mạch bị hẹp; Thể tích tuần hoàn tăng.

Nếu không kịp thời kiểm soát, huyết áp tăng quá cao có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tính mạng người mắc.

>>> Xem thêm: Người có huyết áp không ổn định nên ăn gì? Xem ngay TẠI ĐÂY

Cách kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp cần có một chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với các bài tập thể dục khoa học để điều hòa chỉ số huyết áp. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích cho đối tượng này:

- Nên ăn nhạt, không nên sử dụng quá 1 muỗng cà phê muối/ngày.

- Nếu bạn bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn uống giảm cân: Dùng ít đường, hạn chế mỡ, ăn cá và chất xơ (có trong rau quả, trái cây,...).

- Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi bạn không bị tiểu đường.

- Rèn luyện cơ thể thường xuyên: Nên tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 - 45 phút/ngày, 3 lần/tuần.

- Người mắc bệnh tăng huyết áp nên tránh xa đồ uống có cồn.

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả từ cao cần tây - Ảnh 2.

Người bị tăng huyết áp không nên dùng đồ uống có cồn

- Hạn chế dùng mỡ động vật. Có thể thay thế bằng dầu mè, đậu nành, hướng dương.

- Tránh trạng thái căng thẳng, quá xúc động, lo âu.

- Bỏ hẳn hút thuốc lá.

Ngoài ra, nếu việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng là không đủ để kiểm soát huyết áp, người bệnh có thể phải sử dụng 1 số loại thuốc như sau:

- Nhóm thuốc lợi tiểu: Tăng thải muối và nước ra khỏi cơ thể, làm giảm thể tích tuần hoàn.

- Nhóm thuốc chẹn beta: Dùng cho người bị tăng huyết áp mắc thêm các chứng về tim (nhịp tim chậm, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,...).

- Nhóm chẹn kênh canxi: Làm giảm sự co bóp của tim, giãn động mạch và hạ huyết áp.

Bạn nên sử dụng thuốc tây y theo chỉ định, không được tự ý dùng hay ngừng uống khi thấy sức khỏe tạm thời ổn định. Bên cạnh đó, không được lạm dụng và hãy thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc.

>>> Xem thêm: 2 món ăn cho người tăng huyết áp cực hay. Xem TẠI ĐÂY!

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng huyết áp bằng sản phẩm thảo dược

Tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh các phương pháp hiện nay, giới chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng các dược liệu giúp hạ và ổn định chỉ số huyết áp như: Cần tây, nattokinase,... Theo nghiên cứu năm 2013: Cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng; Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường (normotensive), vì thế không gây tác dụng phụ tụt huyết áp, không gây mệt mỏi, rất phù hợp với người bị tình trạng huyết áp không ổn định; Cao cần tây không gây độc kể cả khi dùng liều cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2015 và 2019 cho thấy: Cao lá cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả từ cao cần tây - Ảnh 3.

Cần tây giúp hạ huyết áp hiệu quả

Để kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả, cần tác động toàn diện vào đa cơ chế gây tăng huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc). Trước thực tế này, tại nước ta hiện nay đã ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương, chứa thành phần chính từ cao cần tây, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, dâu tằm, cao tỏi, nattokinase,… Đây là sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây tăng huyết áp: Làm giảm độ nhớt máu; Làm giãn và tăng tính đàn hồi mạch máu; Điều hòa nhịp tim; Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch; Giảm thể tích tuần hoàn.

Trong chương trình truyền hình trực tiếp, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch cho biết: "Cần tây tác động lên cung lượng tim và sức cản ngoại vi, tốt cho người mắc tăng huyết áp. Cần tây không gây hại gì cả. Nattokinase từ đậu tương Nhật Bản, dùng rất tốt vì giúp chống đông. Với công trình nghiên cứu của các bệnh viện lớn chứng minh rằng, nattokinase có tác dụng lên prothrombin (chất làm đông máu), nên giúp hạ huyết áp và phòng ngừa biến chứng hiệu quả" - Đây đều là 2 thành phần nổi trội trong Định Áp Vương.

Định Áp Vương giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp dần dần, không gây giảm đột ngột, cho tác dụng lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác. Hơn nữa, sản phẩm này còn làm giảm lipid máu, giãn mạch, dưỡng tâm, hỗ trợ hạ và dần ổn định huyết áp theo hoạt động của cơ thể nên cải thiện được tình trạng mệt mỏi.

Để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn khi sử dụng, bạn nên lựa chọn sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhiều năm, được sản xuất và phân phối bởi công ty lớn, uy tín; Từng đạt nhiều giải thưởng danh giá; Thành phần được nghiên cứu đánh giá cao về tác dụng với tình trạng tăng huyết áp; Được nhiều người sử dụng đạt hiệu quả tốt. Tiêu biểu như sản phẩm Định Áp Vương với thành phần chính là cao cần tây.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế, tỷ lệ người bệnh hài lòng khi dùng sản phẩm Định Áp Vương chứa thành phần chính là cao cần tây lên tới 92,8%.

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả từ cao cần tây - Ảnh 4.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương

>>> Xem thêm: Huyết áp 180/120 mmHg là tăng huyết áp độ mấy? Nên làm gì để cải thiện? Xem TẠI ĐÂY!

Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Định Áp Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu Khách hàng sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trúc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 8 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Top