Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không phải ai mắc Ebola cũng tử vong

Thứ hai, 10:39 25/08/2014 | Y tế

GiadinhNet - Khi Việt Nam thông tin có 2 người nhập cảnh từ Nigeria về có dấu hiệu sốt và được cách ly, ngành Y của các nước trên thế giới đều quan tâm dõi theo. Ngày đầu tiên có thông tin này, những người phòng chống dịch đã có một “đêm trắng”.

Không phải ai mắc Ebola cũng tử vong 1

Bàn khai báo y tế cho du khách tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: P.V

 
83 người đang trong diện theo dõi đều khỏe mạnh

Ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay Việt Nam chưa có công dân nào mắc Ebola, chưa ghi nhận trường hợp nhập cảnh nào vào nước ta mang virus này. Cơ quan y tế đã tiến hành làm thủ tục tờ khai y tế đối với 83 người (79 người đến sân bay Tân Sơn Nhất, 4 người đến sân bay Nội Bài). Đây là những người trực tiếp về từ vùng dịch. Cả 83 người này đang được theo dõi y tế chặt chẽ tại địa phương.

Điều đáng mừng là ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng rất cao. Những người trở về từ vùng dịch, nhiều người đi trên cùng chuyến bay với các hành khách về từ vùng dịch cũng đã gọi điện đến đường dây nóng của Cục Y tế dự phòng xin tư vấn. Một người từ vùng dịch trở về đã tự nguyện đến bệnh viện kiểm tra khi mình có biểu hiện sốt. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, sức khỏe của người này không có gì đáng lo ngại nên đã được về nhà.

Như Báo GĐ&XH đã thông tin, trong số những người đến Việt Nam nói trên, có 3 sinh viên đến từ Nigeria nhập cảnh để theo học Trường Đại học FPT (Hà Nội). Một sinh viên nhập cảnh ngày 31/7 và 2 sinh viên nhập cảnh ngày 8/8. Ba trường hợp này đang được nhân viên y tế của trường và Sở Y tế Hà Nội theo dõi sức khỏe hàng ngày, được khuyến cáo tránh tiếp xúc với người xung quanh.

Theo Bộ Y tế, các sinh viên này vẫn có sức khỏe bình thường và 2 người chưa hết 21 ngày đang được tiếp tục theo dõi sức khỏe. Ông Trần Đắc Phu cho biết, ngành Y thực sự có phần căng thẳng khi thông tin về 2 người Nigeria nhập cảnh có biểu hiện sốt, ngay lập tức được cách ly. Thông tin về 2 ca “nghi ngờ nhiễm Ebola” được cả thế giới quan tâm. Hôm ấy những người làm công tác phòng chống dịch thực sự có một “đêm trắng” vì có quá nhiều email, điện thoại đến từ các nước để hỏi thăm tình hình.

Rất may, ngay ngày hôm sau 2 người Nigeria trên đã hết sốt. Được sự đồng ý của WHO và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, họ đã không còn phải cách ly và được về theo dõi tại cộng đồng. Theo Cục Y tế dự phòng, biểu hiện sốt là của nhiều bệnh, trong đó có Ebola. Việc cách ly những người về từ vùng dịch có sốt là bắt buộc.

Cả Cục Y tế dự phòng và các đơn vị y tế tại TP  Hồ Chí Minh cho biết, người nhà của những người trở về từ vùng dịch đã rất căng thẳng khi liên tục được hỏi thăm. Ngành Y cũng đưa ra đề nghị các kênh thông tin, truyền thông hạn chế gây áp lực đối với những người này và thân nhân của họ. Sức khỏe của những người này đang được theo dõi chặt chẽ.
 
Gần một nửa số người mắc Ebola đã khỏi bệnh
 
Có thể nói công tác phòng chống dịch Ebola của ngành Y là một chiến dịch tổng thể nhuần nhuyễn. Ngoài công tác phòng chống dịch trong nước, Việt Nam đang tính tới phương án sẽ hỗ trợ các phương tiện bảo hộ cho người Việt Nam ở châu Phi.

WHO đánh giá, Việt Nam đã có những hành động khá kịp thời và quyết liệt. Tuy nhiên, WHO cũng cho biết, có một số thông tin về Ebola khi được dịch sang tiếng Anh đã sai lệch khiến nhiều người cho rằng Việt Nam đã có những trường hợp thực sự có dấu hiệu của Ebola.

Dường như những thông tin về dịch Ebola như “10 người chết 9” hoặc những hình ảnh quá đáng sợ về căn bệnh này đã khiến nhiều người hoảng loạn về dịch. Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong mùa dịch năm nay, có gần một nửa số người mắc Ebola đã khỏi bệnh cho dù con số người mắc vẫn không ngừng tăng.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR),  2 ngày từ 19 - 20/8/2014 có 142 trường hợp mắc mới được ghi nhận tại 4 quốc gia Tây Phi và có thêm 142 trường hợp tử vong.Tích lũy từ đầu vụ dịch đến ngày 22/8, tại 4 quốc gia Tây Phi ghi nhận tổng cộng 2.615 trường hợp mắc bệnh do virus Ebola, trong đó có 1.427trường hợp  tử vong. Cụ thể như sau: Guinea: 607 trường hợp, 406 tử vong. Liberia: 1.082 trường hợp, 624 tử vong. Nigeria: 16 mắc, 5 tử vong.  Sierra Leone: 910 trường hợp, 392 tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết việc thông tin số trường hợp mắc, tử vong tại mỗi quốc gia đang có dịch bệnh có thể thay đổi do các trường hợp mắc bệnh được phân loại, điều tra hồi cứu và dựa vào kết quả xét nghiệm. Trong vụ dịch này, phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do lây truyền trực tiếp từ người sang người. Theo tổ chức này thì tỷ lệ khỏi bệnh khi mắc trong vụ dịch này cao hơn những vụ dịch trước đó, số người khỏi bệnh lên tới 47% trong số mắc.
 
Tìm ra thuốc kháng virus "tử thần" Ebola?
 
Các nhà khoa học Mỹ và Canada vừa cho biết, họ đã thử nghiệm thành công thuốc điều trị virus Marburg có cùng họ với Ebola trên khỉ đuôi ngắn, mở ra hy vọng tích cực về khả năng kháng loại virus "tử thần" Ebola. Thông tin vừa được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ số ra ngày 20/8 vừa qua.

Để thực hiện nghiên cứu này, các chuyên gia thuộc Đại học Texas (Mỹ) và hãng dược phẩm Tekmira của Canada đã tiêm một lượng lớn virus Marburg-Angola vào cơ thể của 21 con khỉ đuôi ngắn. Đây là chủng virus nguy hiểm nhất của loại Marburg, gây tỷ lệ tử vong lên tới 90% chỉ trong 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Sau đó, các nhà khoa học đã cho cách ly 5 con khỉ và tiêm thuốc siRNA do hãng Tekmira sản xuất cho 16 con khỉ còn lại. 16 con khỉ này được chia làm 4 nhóm và được điều trị với liều lượng cũng như thời gian khác nhau.

Nhóm đầu tiên được điều trị trong vòng 30-45 phút sau khi nhiễm virus. Nhóm thứ hai được điều trị sau một ngày. Hai nhóm cuối được điều trị sau 2-3 ngày. Kết quả cho thấy tất cả 16 con khỉ được điều trị bằng thuốc siRNA đều sống sót, trong khi 5 con bị cách ly đều tử vong trong 7-9 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Giáo sư Thomas Geisbert đến từ Khoa Miễn dịch và Vi trùng học của Đại học Texas, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, thuốc siRNA được bào chế bằng công nghệ nano. Khi được tiêm vào cơ thể, thuốc sẽ tấn công các tế bào nhiễm bệnh để ngăn chặn virus Marburg phát triển.

Giáo sư Thomas Geisbert hy vọng loại thuốc này sẽ có thể đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh Ebola, bởi cả hai virus đều có thời gian phát triệu chứng giống nhau. Hãng dược phẩm Tekmira đang tiến hành thử nghiệm thuốc siRNA trên người.

T. Tâm
 
Hoàng Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top